Beyond the Science / Bên kia tầm với của khoa học

abraham-lincoln-ylli-haruniAbstract: Blaise Pascal, one of the greatest scientists of all time, reminded us that reason’s last step is the recognition that there is an infinite number of things which are beyond it. I think that the world of the spirit and the soul is beyond the science. The stories recounted below would show that.
Tóm tắt: Một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của mọi thời đại là Blaise Pascal từng nhắc chúng ta rằng bước cuối cùng của lý lẽ là nhận ra có vô số thứ ở bên kia tầm với. Tôi cho rằng thế giới tinh thần và tâm linh nằm bên kia tầm với của khoa học. Những câu chuyện được kể dưới đây sẽ chứng tỏ điều đó.

Trong giai đoạn phát triển bồng bột của khoa học, nhiều bộ não vĩ cuồng đã vội tưởng rằng khoa học có thể giải thích được tất cả, và do đó con người không cần có Chúa nữa. Điển hình là tuyên bố gần đây của Stephen Hawking khi ông cho ra mắt cuốn The Grand Design (Thiết kế vĩ đại). Trong vô vàn sai lầm của con người thì có lẽ sự phủ nhận Chúa là sai lầm tệ hại nhất, bởi không có gì đáng sợ hơn con người khi nó tự coi mình như một “sinh vật thượng đẳng” trong vũ trụ, có khả năng khám phá được mọi bí mật của vũ trụ để từ đó trở thành kẻ thống trị tự nhiên. Tư tưởng này đã dẫn tới những thảm họa xã hội và môi trường như thế nào, thiết tưởng không cần dẫn chứng nữa.
Nhưng đổ lỗi cho khoa học như nguyên nhân dẫn tới thái độ tự phụ ấy xem ra cũng không công bằng cho lắm. Thực ra thái độ tự phụ và hỗn xược của con người đã có từ xa xưa, lâu lắm rồi, khi khoa học hầu như chưa ra đời, hoặc quá lắm chỉ mới manh nha. Bằng chứng là tích truyện Tháp Babel trong Kinh Thánh. Nhưng cũng không thể phủ nhận một thực tế là những thành tựu khoa học trong những thế kỷ gần đây đã kích thích một tâm lý cho rằng con người trước sau sẽ lần lượt khám phá và giải thích được mọi bí mật trên thế gian, không cần có Thượng Đế nào cả. Tâm lý này phát triển mạnh trong thế kỷ 19, và trở thành thắng thế tuyệt đối trong thế kỷ 20.
Nhưng tình hình dường như đã bắt đầu thay đổi từ cuối thế kỷ 20 đến nay. Chủ nghĩa Duy vật (Materialism) ngày càng lộ rõ tính nông cạn và hời hợt của nó. Con người lại bắt đầu vắt tay lên trán để suy ngẫm về những sự kiện mà khoa học bế tắc, nơi tư duy lý lẽ và thực chứng bó tay. Trong bối cảnh ấy, lời nhắc nhở thâm thúy của Blaise Pascal từ mấy trăm năm trước lại trở nên sống động, như một lời cảnh tỉnh đối với những bộ não xưa nay chỉ quen tư duy nóng vội, không có một phút nào biết trầm tư để cảm nhận những sự thật mà tư duy logic và thực chứng không thể tiếp cận được. Cuốn “Hành trình về Phương Đông” (Journey to the East) của Baird Spalding ra mắt đầu thế kỷ 20 đã làm công việc đánh thức nhân loại: Xin quý vị đừng ngủ nữa, hãy tỉnh lại đi trước khi quá muộn! Nhưng nếu chỉ có những lời khuyên thủ thỉ nhẹ nhàng của “Hành trình về Phương Đông” thì e rằng không đủ. Chính khoa học đã giáng lên não trạng của các nhà khoa học tự phụ những đòn liên tiếp choáng váng, trong đó Định lý Bất toàn (Theorem of Incompleteness) của Kurt Godel năm 1931 phải được xem là cú đòn mạnh mẽ nhất, buộc các trí thức phải thức dậy!
Một trong những người thức tỉnh vì Định lý Godel chính là Stephen Hawking.
Đọc bài báo “Godel and The End of Physics” (Godel và sự kết thúc của vật lý) của Hawking [1], tôi thấy mừng vì tác giả đã thay đổi quan điểm rất nhiều so với thời ông viết cuốn “The Brief History of Time” (Lược sử Thời gian). Ông đã khiêm tốn hơn trong giọng điệu phán xét vũ trụ. Từ chỗ cho rằng loài người sắp đạt được Lý thuyết về Mọi thứ (TOE, Theory of Everything), ông đã đi tới chỗ cho rằng khó có thể đạt tới lý thuyết ấy, và thay vì có một lý thuyết như thế, loài người sẽ có nhiều lý thuyết khác nhau bổ sung cho nhau, nhưng không có lý thuyết nào là đầy đủ. Đó là kết quả tiếp thu Định lý Bất toàn của Godel. Mặc dù việc tiếp thu này là quá muộn, nhưng muộn còn hơn không bao giờ.
Nhưng tại sao Hawking vẫn tuyên bố vũ trụ không cần Chúa để có Big Bang? Đơn giản vì tư duy của Hawking vẫn là tư duy vật lý thuần túy. Thế giới của ông xét cho cùng quá chật hẹp. Đó chỉ là thế giới của vật chất khối lượng hoặc năng lượng. Hawking không có trực giác đủ nhạy bén để cảm nhận sự hiện hữu của thế giới phi khối lượng và phi năng lượng. Vì thế Hawking chưa bao giờ và có thể không bao giờ đạt tới tư duy triết học, và cao hơn nữa, tư duy tâm linh, tư duy thần học. Tôi ngờ rằng Hawking không đọc Pascal, hoặc có đọc nhưng không hiểu, tương tự như David Hilbert vậy. Chỉ có những người không đọc Pascal hoặc không hiểu Pascal mới có thể có những giọng điệu tự phụ và ngạo mạn như Hilbert đầu thế kỷ 20 hay Hawking ngày nay. Tôi cho rằng tất cả những ai đã thấm thía triết học của Pascal sẽ tự nhiên trở thành người sâu sắc hơn, khiêm tốn hơn, điềm tĩnh hơn, lắng nghe hơn, nghĩa là có khả năng đạt tới những tiêu chuẩn của một người hiểu biết thực sự mà “Hành trình về Phương Đông” từng gợi mở: kẻ tự phụ được ví như một cốc nước đầy, không thể đổ thêm nước vào đó. “Hành trình về Phương Đông” chứa đựng một loạt câu chuyện vượt khỏi tầm với của khoa học, giúp chúng ta tiếp cận tới một thế giới ở tầng cao hơn, rộng hơn, sâu hơn, để từ đó ngộ ra sự thật về chính bản thân chúng ta, sự thật về ý nghĩa địch thực của cuộc sống. Thực ra không nhất thiết phải lên đường làm cuộc hành trình về phương đông mới có thể ngộ ra sự thật. Hãy quan sát thế giới. Ở bất cứ đâu cũng có thể tìm thấy sự thật. Vấn đề là chúng ta có quan sát hay không, chúng ta có tự biến mình thành một cốc nước đầy hay không. Một người khiêm nhường sẽ không dễ dàng gạt bỏ những sự thật diễn ra xung quanh mình, chẳng hạn những sự thật được kể sau đây.

[1] – CHUYỆN THỨ NHẤT: GIẤC MƠ TIÊN TRI CỦA ABRAHAM LINCOLN

Giấc mơ là một bí mật mà cho đến nay không có một lời giải thích nào được coi là đầy đủ và thỏa đáng. Sigmund Freud từng viết một cuốn sách nổi tiếng về giấc mơ, “The Interpretation of Dreams” (Giải thích giấc mơ), nhưng cũng chỉ đưa đến một kết luận hợp lý ở chỗ cho rằng giấc mơ là một dạng biểu lộ rõ rệt của vô thức (unconciousness) [2]. Nhưng thực tế giấc mơ bí ẩn hơn rất nhiều. Một trong những bí ẩn đó là giấc mơ tiên tri (prophetic dream), mà theo tôi, nó có ý nghĩa sâu xa hơn giấc mơ vô thức rất nhiều – nó thường mang một thông điệp nào đó của thế giới tâm linh mà chúng ta không thể giải mã hết được. Một trường hợp nổi tiếng của loại giấc mơ này là Giấc mơ của Abraham Lincoln báo trước vụ ám sát dẫn tới cái chết của ông. Vậy trước hết nên biết vụ ám sát đó đã xẩy ra như thế nào, và tại sao.

1/ Vụ ám sát tổng thống Abraham Lincoln năm 1865

Theo trang mạng Tin Mới [3]:

Ngày 14/4/1865, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln bị sát hại khi đang xem vở kịch Our American Cousin trong bối cảnh nội chiến Mỹ sắp kết thúc. Ông là Tổng thống Mỹ đầu tiên bị sát hại khi đang tại nhiệm.
Abraham Lincoln (12/2/1809 – 15/4/1865) được biết đến là một trong những Tổng thống vĩ đại nhất của lịch sử nước Mỹ. Ông đã góp phần xóa bỏ chế độ nô lệ, giữ vững sự vẹn toàn thống nhất lãnh thổ quốc gia Mỹ sau nhiều năm triền miên trong nội chiến.
Abraham Lincoln, còn được biết đến với tên Abe Lincoln, tên hiệu Honest Abe, Rail Splitter, là Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ từ tháng 3 năm 1861 cho đến khi bị ám sát vào tháng 4 năm 1865.
Tối 14/4/1865, Abraham Lincoln cùng Phu nhân Mary Todd và 2 quan khách tới xem kịch tại rạp hát Ford ở Thủ đô Washington D.C.
Hôm đó, nhà hát Ford công diễn vở “Our American Cousin” (Cậu em họ người Mỹ của chúng ta). Phòng VIP nơi Lincoln ngồi chỉ có 2 cửa: cửa trước mở ra phía sân khấu, cửa sau đã chốt chặt. Nhưng không ai có thể ngờ, một ngày trước đó, tên thích khách đã khoét một lỗ rộng khoảng 10 cm ở cửa sau, gần chỗ chốt cửa rồi ngụy trang khéo léo.
Vở diễn chuyển cảnh, sĩ quan cận vệ rời phòng VIP ra sảnh lớn uống cà phê. Không bỏ lỡ cơ hội, tên thích khách thò tay vào nhẹ nhàng rút chốt cửa, lẻn vào nấp ngay sau ghế của Lincoln, đợi thời cơ. Đúng lúc khán giả rộ lên tiếng vỗ tay, tên thích khách rút khẩu Derringer 44 mm, dí sát đầu Lincoln khai hỏa. Viên đạn xuyên từ bán cầu não trái sang bán cầu não phải, khiến Lincoln đổ gục xuống. fanpopVết thương quá nặng, nên cho dù được đưa tới bệnh viện mổ cấp cứu ngay lập tức, AbrahamLincoln vẫn không qua khỏi. 7 giờ 21 phút sáng 15/4/1865, Lincoln trút hơi thở cuối cùng. Cả nước Mỹ rúng động và bàng hoàng trước cái chết quá đỗi đột ngột của “người anh hùng giải phóng nô lệ”.
Theo tài liệu, John Wilkes Booth, là gián điệp của Liên minh đến từ Maryland, dù chưa bao giờ gia nhập quân đội Liên minh, Booth có mối quan hệ với mật vụ Liên minh. Năm 1864, Booth lên kế hoạch bắt cóc Lincoln để đòi thả tù binh Liên minh. Nhưng sau khi dự buổi diễn thuyết của Lincoln vào ngày 11/4/1865, Booth giận dữ thay đổi kế hoạch và quyết định ám sát ông.

Kỳ lạ thay, Lincoln đã dự cảm được vụ ám sát đó qua những giấc mơ, thậm chí ông đã bị trầm cảm vì tin chắc điều đó sẽ xẩy ra và không thể chống đỡ được!

2/ Giấc mơ của Abraham Lincoln

220px-Ward_Hill_Lamon_-_Brady-HandyTheo Ward Hill Lamon, một người bạn và người viết tiểu sử Lincoln, ba ngày trước khi bị ám sát, Lincoln đã nói chuyện với Lamon và một số người khác, trong đó có vợ ông, Đệ nhất phu nhân Mary Todd, về một giấc mơ, trong đó ông kể rằng:

Khoảng mười hôm trước, tôi đi nghỉ rất muộn. Tôi thao thức chờ đợi những thông báo từ mặt trận. Chắc là tôi đã mau chóng rơi vào giấc ngủ ngay sau đó vì tôi mệt mỏi rã rời. Chỉ một lát sau là tôi bắt đầu mơ. Dường như tôi rơi vào một trạng thái yên tĩnh như đã chết. Rồi tôi nghe thấy những tiếng khóc thổn thức bị đè nén, như thể một số người đang khóc thảm thiết. Tôi nghĩ rằng tôi đã rời khỏi giường và đi xuống tầng dưới. Ở đó sự yên lặng bị phá vỡ bởi những tiếng than khóc thảm thương tương tự, nhưng những người than khóc thì chẳng thấy đâu. Tôi đi từ phòng này sang phòng khác; không thấy một người sống nào cả, nhưng những tiếng than khóc đau khổ vẫn đập vào tai tôi khi tôi đi qua. Tôi thấy ánh sáng trong tất cả các phòng; mọi thứ đều quen thuộc với tôi; nhưng đâu là tất cả những người đang than khóc vất vả? Tôi băn khoăn và sợ hãi. Tất cả những điều này có nghĩa gì? Quyết định khám phá lý do của tình trạng hết sức bí hiểm và bất ngờ này, tôi tiếp tục đi tới Gian Phòng Phía Đông, và tôi bước vào đó. Tại đó tôi gặp một điều ngạc nhiên ghê sợ. Trước mặt tôi là một cái nhà táng, trên đó là một thi hài được bó bằng những tấm khăn tang. Xung quanh là binh lính đứng gác; và có một đám đông nhìn chằm chằm vào thi hài một cách đau khổ, mặt mũi họ bị che phủ, những người khác thì khan khóc thảm thiết. “Ai chết trong Nhà Trắng vậy”, tôi hỏi một người lính. “Tổng thống đấy”, người lính trả lời, “tổng thống bị ám sát”. Sau đó có một tiếng kêu đau khổ lớn bật ra từ đám đông đánh thức tôi ra khỏi giấc mơ. Tôi không ngủ tiếp đêm đó nữa; và mặc dù đó chỉ là một giấc mơ, kể từ đó tôi đã bị ám ảnh khó chịu một cách kỳ lạ bởi giấc mơ đó.

loc.gov_-785x587Vào hôm bị ám sát, tức là ngày 14/04/1865, Lincoln đã kể với vệ sĩ của ông là William Henry Crook rằng trong ba đêm liền ông đã nằm mơ thấy ông bị ám sát. Ông nói rất lạ, cứ như biết chắc cái chết sắp đến và không thể làm gì để chống lại nó: “Tôi tin rằng có những kẻ muốn lấy mạng sống của tôi… và tôi không nghi ngờ gì nữa rằng họ sẽ làm điều đó. Nhưng nếu điều đó được thực hiện thì không thể ngăn cản được”. Theo Crook, hôm ấy tổng thống bị trầm cảm chưa từng thấy. Trước tình cảnh ấy, Crook đã nài nỉ tổng thống đừng tới rạp hát Ford vào đêm đó nữa, nhưng Lincoln vẫn nhất định đi, ông nói vì ông đã hứa với bà Mary vợ ông là sẽ đi.
Khi Lincoln rời nhà để đến rạp hát, ông quay sang Crook và nói: “Goodbye, Crook.” (Vĩnh biệt, Crook). Theo Crook, đây là lần đầu tiên tổng thống nói như thế. Trước đó, Lincoln luôn luôn chào “Good night, Crook” (Tạm biệt, Crook). Sau này Crook nhớ lại: “Đó là lần đầu tiên tổng thống quên nói ‘Good Night’ với tôi và đó là lần duy nhất từ trước tới giờ ông nói ‘Good-bye’. Lúc ấy tôi đã nghĩ về sự lạ đó, và vài giờ sau, khi tin tức lan truyền khắp Washington rằng tổng thống đã bị bắn, thì những lời cuối cùng của ông đã cháy lên trong tâm khảm tôi đến nỗi tôi không bao giờ quên được nữa”.
Ngay sau khi Lincoln bị bắn, vợ ông là Mary đã thốt lên: “Giấc mơ của tổng thống là tiên tri
Chúng ta sẽ dễ dàng tán thành với kết luận của phu nhân tổng thống nếu biết rằng Lincoln không chỉ tâm sự chuyện ông nằm mơ với những người thân tín xung quanh như ở trên đã kể, mà còn nói cả với các thành viên nội các, rằng ông “đã nằm mơ thấy ông đi trên một con tầu đơn độc và không thể mô tả được, chạy rất nhanh về phía bờ biển đen tối và bất định”. Ông còn tiết lộ rằng giấc mơ ấy cứ lặp đi lặp lại trước khi diễn ra những chiến thắng quan trọng nhất như chiến thắng ở Antietam, Murfreesboro, Gettysburg và Vicksburg.
640px-Mary_Todd_Lincoln_1846-1847_restored_cropped copyCó một chi tiết rất có ý nghĩa mà không hiểu tại sao một số báo chí ít nhắc tới, đó là tại Rạp Hát, bỗng nhiên tổng thống tâm sự với vợ ông rằng ông có khát vọng được đến thăm Đất Thánh (Holy Land), “Không có nơi nào anh khao khát được đến thăm bằng Jerusalem, và đó là những lời cuối cùng của ông.
Đừng quên rằng Lincoln là một luật sư, giỏi biện bác, một nhà chính trị nhiệt thành, nghĩa là một con người rất sáng suốt và có đầu óc thực tế. Vậy mà rốt cuộc, ông lại trở thành một con người đầy mầu sắc tâm linh. Tôi cho rằng trước những sự kiện về Abraham Lincoln, chúng ta không thể xét đoán bằng đầu óc của lý lẽ khoa học, mà chỉ có thể tiếp cận gần tới sự thật hơn bằng con đường chiêm nghiệm, trầm tư suy nghĩ để cảm nhận.
Tôi cảm nhận rằng những linh hồn than khóc đau khổ trong giấc mơ của tổng thống Lincoln là linh hồn của những người bị chết trong chiến tranh, số người chết thảm khốc có lẽ quá nhiều, và muốn hay không họ cũng oán thoán những người phát động cuộc chiến. Nhưng Lincoln dường như cũng đã hoàn thành sứ mệnh cao cả ông được trao – giải phóng người nô lệ. Cái chết của Lincoln có thể được xem như một sự hy sinh cao cả cho tư tưởng giải phóng con người nói chung. Tự do của nước Mỹ là biểu tượng tự do của nhân loại. Đã đến lúc ông phải trở về với Đất Thánh, như chính ông mong muốn.

634837391255110000
…………………..
(CÒN NỮA)

Chú thích:
[1] Godel and The End of Physics, Stephen Hawking, bản dịch tiếng Việt “Godel và sự kết thúc của vật lý” do PVHg dịch, Khoa học và Tổ Quốc Tháng 04/2012 và trên các trang mạng Vietsciences, PVHg’s Home.
[2] Xem “Luận về bản tính Thiện/Ác: Học thuyết của Sigmund Freud”, Khoa học và Tổ Quốc Tháng 10/2011 và trên các trang mạng Vietsciences, PVHg’s Home.
[3] “Những bí ẩn về Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln bị ám sát 150 năm trước”, Yên Yên, Tin Mới: http://www.tinmoi.vn/nhung-bi-an-trong-vu-am-sat-tong-thong-my-abraham-lincoln-011354028.html . Bài báo có một chi tiết thiếu chính xác, nói rằng ngày tổng thống Lincoln bị sát hại là 15/04/1865, tôi đã sửa lại cho đúng là 14/04/1865. .

Tài liệu tham khảo:
Assassination of Abraham Lincoln
https://en.wikipedia.org/wiki/Assassination_of_Abraham_Lincoln
Abraham Lincoln may have predicted his own death
http://dykn.com/abraham-lincoln-may-have-predicted-his-own-death/
Employees and staff: William Henry Crook
http://www.mrlincolnswhitehouse.org/inside.asp?ID=55&subjectID=2
Col. William H. Crook, a White House employee,
http://www.loc.gov/pictures/item/91482336/

6 thoughts on “Beyond the Science / Bên kia tầm với của khoa học

  1. – “Thiên hạ lo gì, nghĩ gì? Đường đi khác nhau mà đích đến là Một, tư lự trăm điều mà chân lý không hai.” (Thiên hạ hà tư hà lự, thiên hạ đồng quy nhi thù đồ, nhất tri nhi bách lự. Thiên hạ hà tư hà lự. – Khổng Tử). Tôi cho rằng khoa học là sự khám phá tìm tòi, còn tâm linh là đức tin và sự trải nghiệm. Khoa học và Tâm linh là 2 con đường cùng tới chân lý, và IT là nhịp cầu cuối cùng kết nối cuối cùng giữa hai con đường đó. IT làm cho thật và ảo đan xen, IT minh chứng, mô phỏng vạn vật, thật mà ảo, ảo mà thật. IT làm cho con người vươn lên một tầng cao mới, trở thành thần, thánh. Internet, thành quả vĩ đại của IT giúp con người kết nối với nhau mọi lúc, mọi nơi. Dù là nhà vật lý vĩ đại song S. Hawking không hiểu được rằng, mỗi người không phải chỉ là chiếc PC đơn lẻ mà mỗi chúng ta được kết nối online với Trí tuệ Vũ trụ, Trời chẳng xa người là vì vậy. (Minh chứng cho điều này là vì S.Hawking từng nói không hiểu tại sao chỉ với 23 NXT của cha và mẹ lại chứa nhiều thông tin đến vậy – cả một bản thiết kế vô cùng phức tạp của con người!, trong 1 tế bào phôi thai).
    Dĩ nhiên, bởi được kết nối nên ban đầu phôi thai chỉ cần chứa những thông tin cơ bản và chứa những bảng chỉ dẫn, con trỏ, trỏ tới nơi cất giấu, lưu trữ “bản thiết kế người” được mã hoá trên “máy chủ vũ trụ”.

    – Câu chuyện tháp Babel trong Kinh thánh thực ra đã được tái khởi động bằng dự án TC-Star (công nghệ dịch lời sang lời, SST – Speech to Speech Translation) tại EU, khi thành công, mọi người lại có chung tiếng nói, ngôn ngữ, người ta lai hiểu nhau và cùng nhau xây dựng Tháp Babel không phải để lên Thiên đàng mà để kỳ niệm một Ngày thế giới cùng chung một tiếng nói, cùng chung một ngôn ngữ. Chúng ta sẽ hiểu nhau và yêu thương nhau hơn và bởi Trái đất chính là Thiên Đàng, đủ chỗ cho tất cả.
    Điều này không quá xa vời, tôi có thể hình dung như sau: hai người nói chuyện với nhau qua smart phone (kể cả mặt đối mặt), lời thoại được chuyển về Tổng đài là những máy chủ cực mạnh và những phần mềm thông minh ở đây sẽ làm nhiệm vụ nhận dạng và dịch ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác rồi lại chuyển tức khắc cho người nghe. Ban đầu, lời dịch có thể vô cảm, ngớ ngẩn, song, những phần mềm này là những hệ thông minh, biết học, biết tự hoàn thiện, biết được mong muốn thánh thiện của con người nên lời dịch càng ngày càng trở nên trau chuốt, hoàn thiện đến mức … như thật!. Thật không thể tin nổi!!!.

    – Chuyện về sự trùng hợp kỳ lạ giữa cái chết của A. Lincoln và J. Kennedy sau 100 năm cũng hết sức ly kỳ, bí ẩn. Những điều này, chỉ có thể giải thích một cách trọn vẹn nếu thực sự “Vũ trụ là số – digital”, vũ trụ được tạo bởi Âm và Dương, 0 và 1 , On và Off,…Vì khi dod, kịch bản, bản thiết kế, vạn vật được “số hoá, mã hoá” và được lưu trữ trên những chiếc servers vũ trụ, các software đang hoạt động, thông tin được trao đổi, năng lượng các kiểu (sáng hoặc tối) được sử dụng và chuyển hoá, vạn vật được sinh hoá và được giám sát kiểm soát một cách chặt chẽ. Mọi sự hỗn độn, bé hay lớn, nhanh hay chậm đều được kiểm soát và điều khiển theo kịch bản của một Thiết kế vĩ đại trong Chương Trình Tạo hoá.

    – Chúng ta cũng phải cảm ơn Khoa học, bởi đó là con đường giúp loài người trưởng thành và nhận ra giá trị của mình, khoa học bắc những nhịp cầu tiến hoá. Và nhịp cầu cuối cùng kết nối Khoa học và Tâm linh chính là Khoa học máy tính, là CNTT và Internet, gọi chung là IT. Các nhà khoa học trong Hành trình về Phương Đông cuối cùng đã chung tiếng nói, chung suy nghĩ với tư tưởng Phương Đông trong cuộc hành trình tìm Minh triết của mình. Tôi cũng đi tìm Minh triết bằng Google, rồi gặp trên đó các nhà khoa học vĩ đại, gặp cả Lão Tử, Phật, Chúa Jesus và biết bao vị thánh hiền trên đó. Và nhất là được gặp mọi người trên Viethungpham.com để luận bàn về những điều thú vị.
    Cảm ơn bác PVHg và các bạn. HM

    Thích

    • Không chỉ Khoa học mà nhiều Ngành khác cũng ở “Bên kia tầm với”:
      …….
      Một Đại sư một hôm được một đệ tử hỏi thế nào là sự hiểu biết. Ngài đáp rằng có hai sự hiểu biết, một thứ thấp và một thứ cao. Tất cả những điều hiểu biết thông thường như khoa học, mỹ thuật, văn chương, kinh sách cho đến thánh thư Vệ đà, tất cả những môn đó đều thuộc thứ hiểu biết thấp. Chỉ có sự hiểu biết Đấng Duy Nhất sáng tạo vạn vật mới là sự hiểu biết cao. Đó là ý nghĩa của Thông Thiên Học, sự hiểu biết Trời, sự hiểu biết Thượng Đế, nguồn cội của sự sống trường tồn.

      Như vậy, trái với sự quả quyết của các nhà khoa học, tôn giáo không phải là sản phẩm của sự dốt nát mà là kết quả của sự hiểu biết thiêng liêng. Tôn giáo chẳng qua là những con đường hướng dẫn con người đến Thượng Đế. Chúng là nguyện vọng của linh hồn hướng về thiêng liêng, của con người tìm hiểu Thượng Đế.

      Các bạn thử giở một quyển sách sử ký, các bạn thử tìm hiểu một văn minh hay thử thám hiểm Tây phương hay Đông phương cho đến tận góc biển chân trời, đâu đâu quí vị cũng để ý thấy sự khao khát Thượng Đế của nhân loại. Đó là một tiếng kêu gọi tha thiết được một thi sĩ diễn tả bằng những lời cảm động: “Con nai tơ không sao quên dòng suối trong, con cũng thế, con không sao không nghĩ đến Ngài, hỡi Thượng Đế mến yêu!”. Giordano Bruno cũng nói lên một ý niệm tương tự khi ông sánh sự khao khát Thượng Đế với sức mạnh của dòng nước ngày đêm tuôn chảy để trở về mức độ bình thường.

      Nếu bạn muốn biết, biết một cách rõ ràng chớ không phải ước mong, tưởng niệm mà thôi, biết với một niềm tin không lay chuyển, thì bạn hãy tìm Đấng Thánh Linh không phải ở ngoài bạn mà ở trong bạn. Bạn đừng gặp nhà khoa học, họ không chỉ bảo gì được ngoài những luật thiên nhiên bất biến; bạn đừng hỏi nhà thần học, họ chỉ lý luận suông mà thôi; bạn cũng không thể nào nhờ các nghệ sĩ tuy họ diễn tả rất khéo vẻ đẹp của Thượng Đế; bạn cũng không nên thảo luận với các triết gia, họ chỉ đưa ra những luận cứ trừu tượng. Bạn hãy hướng vào trong chớ đừng quay ra ngoài, bạn hãy tiến sâu vào lòng bạn và tìm ở buồng tim của bạn sự mầu nhiệm rất đáng cho bạn khám phá, và chỉ ở đó và ở đó mà thôi, bạn mới có thể tìm ra Thượng Đế. Và khi bạn tìm được Ngài, bạn sẽ thấy rằng tất cả trong vũ trụ đều ca tụng sự vinh quang của Ngài và bạn sẽ thấy Ngài ở khắp nơi.
      Đó là Chân lý căn bản, chân lý của các chân lý. Đó là Minh Triết Thiêng Liêng!.
      ————–

      Thích

  2. It is a unfortunate destination for the death of President Abraham. Most American citizen and the world had regret his passaway. He was the first president who signed the ammendment free slave. This is a remarkable and honored not merely by black people but for all people who came to America searching for freedom.

    He was sharing his dreams to the people who work with him about his death but no one really understand because it is common nightmare that most people had while sleeping. His people were socked after hearing the news that he was assassinated. His dreams foretell his death is telling that he was a good person, but can not be rescued by himself. The person who can save his death is his best friend. Before the day he is going to attend the music award normally he always said to his friend have a good night but this last time he said Good Bye. He scare to his friend but nothing change. It is a sad story. If I was his best friend I can not predict the future too and totally blind. Farewell to Mr. President Lincoln.

    Thích

  3. Pingback: Beyond the Science / Bên kia tầm với của khoa học - Share about my joyney

Gửi phản hồi cho Phạm Việt Hưng Hủy trả lời