Chúng ta từ đâu đến? (D’où venons-nous?)

Chúng ta từ đâu đếnKhoa học vô thần nói rằng sự sống là kết quả của sự kết hợp “ngẫu nhiên” các chất vô cơ – các chất vô cơ “ngẫu nhiên” kết tụ lại thành những phân tử của sự sống. Từ những phân tử ấy, sự sống “tiến hóa” từ bậc thấp đến bậc cao dựa trên nguyên lý “chọn lọc tự nhiên” – một khái niệm thực chất là ngụy khoa học, vì cho đến nay cơ chế khoa học thực sự của cái gọi là “chọn lọc tự nhiên” ấy là gì thì vẫn không ai biết. Khái niệm “ngẫu nhiên” và “chọn lọc tự nhiên” thực ra chỉ là những từ ngữ khéo bịa đặt cho có vẻ khoa học rồi gán ghép cho những nguyên nhân không thể giải thích được. Nhưng những người thông minh không tin vào cái gọi là “ngẫu nhiên” và “chọn lọc tự nhiên” ấy…

Chúng ta từ đâu đến? (D’où venons-nous?)

Đó là câu hỏi của Paul Gauguin, họa sĩ trứ danh người Pháp. Và cũng là câu hỏi của tất cả những người người nhất – những người bận tâm tới ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Bài viết này là một tập hợp các câu trả lời, trích từ cuốn sách “Có một Đấng Tạo Hóa quan tới bạn không?”, do Nhà xuất bản Watch Tower ở Mỹ xuất bản năm 1998. Nội dung quy lại một ý: chúng ta có mặt trên trái đất không phải do sự tình cờ và tiến hóa như Học thuyết Darwin tưởng tượng và bịa đặt. Chúng ta và sinh giới nói chung là kết quả sáng tạo của Đấng Tạo Hóa. Không có chúng ta và sinh giới, có lẽ Vũ trụ rất vô nghĩa. Nếu không có một sinh vật thông minh như chúng ta để nhận thức được sự hiện hữu của vũ trụ, thì các định luật rất đẹp mắt của vũ trụ như F = ma hay E = mc2 có ý nghĩa gì? Một phong cảnh lộng lẫy để cho ai ngắm? Một bản nhạc kỳ diệu để cho ai nghe?

Âm nhạc, nghệ thuật,… và biết bao nhiêu điều kỳ diệu khác phải chăng chỉ là một sự ngẫu nhiên xẩy ra trong tâm thức loài người? Liệu có thể có những âm thanh ngẫu nhiên kết hợp lại để tạo thành một bản nhạc làm say đắm lòng người không?

Khoa học vô thần nói rằng sự sống là kết quả của sự kết hợp “ngẫu nhiên” các chất vô cơ – các chất vô cơ “ngẫu nhiên” kết tụ lại thành những phân tử của sự sống. Từ những phân tử ấy, sự sống “tiến hóa” từ bậc thấp đến bậc cao dựa trên nguyên lý “chọn lọc tự nhiên” – một khái niệm thực chất là ngụy khoa học, vì cho đến nay cơ chế khoa học thực sự của cái gọi là “chọn lọc tự nhiên” ấy là gì thì vẫn không ai biết. Khái niệm “ngẫu nhiên” và “chọn lọc tự nhiên” thực ra chỉ là những từ ngữ khéo bịa đặt cho có vẻ khoa học rồi gán ghép cho những nguyên nhân không thể giải thích được.
Nhưng những người thông minh không tin vào cái gọi là “ngẫu nhiên” và “chọn lọc tự nhiên” ấy. Đây, xin lắng nghe họ nói.

Một hành động trí thức có chủ tâm

Fred Hoyle, nhà thiên văn học nổi tiếng người Anh, nói: “Sự kiện khá hiển nhiên là một chuỗi acid amin nối kết lại với nhau bằng một cách nào đó để tạo ra một protein. Song điều đó không phải là vấn đề quan trọng trong sinh học, mà là: trật tự rõ ràng của các acid amin phú cho chuỗi ấy những thuộc tính lạ lùng… Nếu các acid amin được nối lại một cách ngẫu nhiên, thì có vô số cách sắp xếp; nhưng những cách này lại vô ích, không hợp với các mục đích của một tế nào sống. Khi bạn xem xét sự kiện một enzym tiêu biểu gồm một chuỗi khoảng 200 acid amin nối lại với nhau, mà mỗi mẩu nối có khoảng 20 cách sắp xếp, thì bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những cách sắp xếp vô ích là một con số khổng lồ, lớn hơn cả số nguyên tử trong tất các thiên hà thấy được bằng các ống kính viễn vọng mạnh nhất. Đó mới chỉ là một enzym; vậy mà có 2000 enzym, mỗi cái có một nhiệm vụ rất khác nhau. Vậy làm thế nào mà các acid amin nối lại với nhau một cách rạch ròi như thế để tạo nên tất cả các enzym khác nhau? Vậy thay vì chấp nhận xác suất cực nhỏ là sự sống nẩy sinh nhờ những lực mù quáng của thiên nhiên, thì dường như sẽ tốt hơn nếu ta nghĩ rằng nguồn gốc sự sống là một hành động trí thức có chủ ý”.

Hành động trí thức có chủ ý ấy là cái gì nếu không phải là một công trình của Đấng Sáng Tạo?

Trong một cuộc phỏng vấn để làm phim tài liệu, một nhà di truyền học của Viện Thảo Mộc học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan, giáo sư Maciej Giertych trả lời như sau:

“Chúng ta đã biết có một kho dữ liệu trong gene. Khoa học không thể giải thích được làm thế nào các dữ liệu ấy tự nhiên nẩy sinh ra. Cần phải có trí thông minh để sắp xếp kho dữ liệu ấy; kho dữ liệu ấy không thể nẩy sinh ta từ các biến cố ngẫu nhiên, giống như chỉ trộn lẫn các chữ cái với nhau thì không thể tạo nên các từ ngữ có ý nghĩa”.

Ông nói thêm: “Thí dụ, hệ thống sao chép DNA, RNA rất phức tạp trong tế bào ắt phải hoàn hảo ngay từ đầu. Bằng không, các hệ thống có sự sống đã không thể tồn tại. Cách giải thích hợp lý duy nhất là kho dữ liệu ấy hình thành nên nhờ một trí thông minh siêu việt nào đó”.

Trí thông minh siêu việt ấy là gì nếu không phải là Đấng Sáng Tạo?

Lại nói về Deep Blue

Khi Deep Blue đánh thắng vua cơ Garry Kasparov năm 1997, những người người nhất đặt câu hỏi: “Chiếc computer với chương trình Deep Blue có đáng được coi là có trí tuệ thông minh không?”.

Giáo sư David Gelernter thuộc Đại học Yale ở Mỹ đáp:

“KHÔNG! Deep Blue chỉ là một cái máy.Nó không có trí tuệ gì cả, cũng như cái bình cái lọ chẳng có trí tuệ gì cả… Ý nghĩa chính của sự kiện Deep Blue đánh thắng vua cờ là: con người là nhà vô địch trong việc chế tạo máy”.

Ông nhấn mạnh sự khác biệt quan trọng: “Bộ óc là một cái máy kỳ diệu có khả năng nhận thức về chính mình. Bộ óc có thể tưởng tượng, còn máy tính thì KHÔNG!”.

Rồi ông kết luận: “Hố sâu ngăn cách con người với máy tính sẽ còn mãi mãi và không bao giờ lấp lại được. Máy móc sẽ tiếp tục làm đời sống dễ dàng hơn, tiện nghi hơn, khỏe mạnh hơn, phong phú hơn, và… khó hiểu hơn. Và rốt cuộc con người vẫn tiếp tục lưu tâm tới những điều họ vẫn hằng lưu tâm: lưu tâm đến bản thân, lưu tâm lẫn nhau, và đối với nhiều người, lưu tâm đến Thượng đế. Liên quan đến các vấn đề đó, máy móc không hề có ảnh hưởng nào. Và chúng sẽ không bao giờ có ảnh hưởng”.

Nền giáo dục hiện đại thổi phồng vai trò của máy móc, hạ thấp những mối quan tâm mang ý nghĩa nhân văn. Đó là một SAI LẦM mang tính chất thảm họa…

Câu chuyện về nguồn gốc sự sống và nguồn gốc loài người sẽ còn tiếp tục trong những ngày tới…

Sydney 06/06/2014
D.J.PVHg

42 thoughts on “Chúng ta từ đâu đến? (D’où venons-nous?)

  1. “Ngụy Khoa học” Cháu thích từ này, nghe như là “Ngụy quân tử” trong truyện Kim Dung. Mà thực chất đúng là như vậy, bản chất Thuyết tiến hóa là một thuyết vô thần có mục đích là bài tôn giáo giả danh khoa học, nó không phải là một lý thuyết khoa học đúng nghia. Chính điều này làm cho nhiều người ghét.
    Một cuộc thăm dò ở Hoa Kỳ vào năm 2001 cho thấy 45 phần trăm những người được hỏi đồng ý rằng “ Thiên Chúa dựng nên con người rất giống như hình dáng hiện nay tại một thời điểm nào đó”. Các cuộc thăm dò tương tự trên hai thập niên qua cho thấy không có sự thay đổi đáng kể trong quan niệm của quần chúng. Các con số này làm cho nhiều nhà khoa học vô thần bàng hoàng và đau khổ. Đến nỗi họ phải phát điên lên mà nói những người này là “ Những người quê mùa ngu dốt từ trạng thái con bò”, bướng bỉnh chống với sự tiến hóa. Một số những người này chưa chịu chấp nhận trái đất hình tròn. Nhưng hầu hết như đến nửa dân số Hoa Kỳ!
    Chúng ta biết rằng trên một nửa thế kỷ, những người theo thuyết Darwin dùng các ý tưởng về “ Chọn lọc tự nhiên” và “ sự sống còn của những gì thích hợp nhất” để biện minh cho các chính sách kỳ thị dã man, tỉ như ưu sinh (eugenic), luật bài trừ người di dân, nạn phân biệt chủng tộc, và buộc phải vô hiệu hóa khả năng sinh sản. Hitle cũng chủ trương thuyết Darwin xã hội để thực hiện cuộc chiến tranh thế giới và tàn sát người Do Thái. Họ dùng thuyết này cho mục đích ý thức hệ và hậu quả của nó thì khủng khiếp mà ai cũng thấy.
    Nhà sinh vật học William Province rêu rao rằng “ sự tiến hóa là phương tiện vĩ đại nhất của chủ thuyết vô thần”
    Như vậy, trong thuyết tiến hóa có động lực bài trừ tôn giáo, và đây là lý do chính mà nhiều người Hoa Kỳ không muốn chấp nhận. Họ coi thuyết Darwin là thuyết vô thần giả dạng khoa học. Hò còn nghi ngờ rằng thuyết Darwin đang được sử dụng để làm suy yếu tôn giáo và luân lý đạo đức truyền thống. Nhiều phụ huynh lo rằng con cái họ khi lên đại học là những tín hữu Kitô đạo đức tử tế, nhưng khi tốt nghiệp chúng lại mất đức tin và theo chủ thuyết trần tục với nền luân lý và đạo đức bị băng hoại.
    Những lo lắng này của họ rất đúng. Trong một phương cách, thuyết tiến hóa được đề cao và giảng dạy ngày nay dường như để cổ vũ một chương trình xã hội mà mục đích nó là bài trừ tôn giáo và phi luân lý.

    Thích

  2. Cái gì cũng có hai mặt (không ai chứng minh được điều này nhưng thực tế và kinh nghiệm nói rằng điều này hoàn toàn đúng),chúng ta không nên phủ nhận tuyệt đối các giá trị và lợi ích mà khoa học mang lại,nếu có trách cứ điều gì thì điều đầu tiên là phải trách chính chúng ta (tiên trách kỉ,hậu trách nhân) hay nền giáo dục của chúng ta.Rõ ràng chúng ta không thể nói rằng con dao cắt hoa quả là xấu được,trừ khi mục đích của chúng ta là xấu,do vậy đừng trách khoa học gây ra tội lỗi,mà hãy trách suy nghĩ tội lỗi của chúng ta mà ra!
    Khoa học đang càng ngày càng tiến tới giá trị nhân văn cao đẹp,chẳng hạn việc phát hiện định lí bất toàn,nguyên lí bất định,lý thuyết hỗn độn…v.v,các phát hiện này đề cao cá nhân,đề cao giá trị của con người!Chúng ta xấu xa nên nó mới xấu xa.
    Rõ ràng khoa học vẫn chưa thể nào tạo ra được “sự sống nhân tạo”!Đó là một vấn đề lớn mà loài người đang đi tìm câu trả lời,như việc thăm dò sự sống ngoài hành tinh,theo đuổi trí thông minh nhân tạo v.v,điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó chúng ta thành công!Lúc đó chúng ta có còn tin vào Thượng Đế!Xin hãy gi nhớ rằng quá trình tạo ra sự sống như ngày nay diễn ra rất lâu,có lẽ là hàng tỉ năm (“http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngu%E1%BB%93n_g%E1%BB%91c_s%E1%BB%B1_s%E1%BB%91ng “),trong khi đời người có mấy chục năm,Việt Nam mới hơn 4000 năm lịch sử,vậy mà bao nhiêu biến cố đã xảy ra!
    Xin hãy đưa ra một lí do nào đó khác,Thượng Đế tạo ra sự sống!Thật đáng cười,đó chẳng khác nào sự bất lực,yếu đuối,đầu hàng và buông xuôi mọi chuyện!Có lẽ chỉ khi nào chết đi thì chúng ta hãy tin vào điều đó,Thượng Đế thường sẽ đến với ta lúc đó.Cũng có thể là “luân hồi” bất tận như Đạo Phật răn dạy,chừng nào chúng ta còn chưa giác ngộ!Vì vậy.mong những người đang bị “sa lầy trong luân hồi” hãy giác ngộ!
    Có lẽ chúng ta đang mắc kẹt giữa vô thần và hữu thần,lí thuyết “người ngoài hành tinh thời cổ đại” phát biểu rằng,chúng ta đã được “truyền AND” vào tổ tiên khỉ lông lá vào thời cổ đại của chúng ta,dẫn tới chúng ta có sự khác biệt như hiện nay so với phần còn lại!Vậy người ngoài hành tinh từ đâu tới,có hai giả thuyết.
    + Người ngoài hành tinh từ tương lai tới,do có sự bất định về thời gian nên họ chỉ có thể xuất hiện vào thời cổ đại và thỉnh thoảng bay trên đầu chúng ta như hiện nay (UFO và các vụ mất tích bí ẩn),một sự “kéo đẩy tự thân” và vi phạm thời gian!Chúng ta nên làm gì đây?
    + Người ngoài hành tính,theo nghĩa đen,từ không gian tới!Có lẽ trong cái mớ hỗn độn của Big Bang,một loài siêu việt (siêu nhân thường thấy trên tivi) đã được tạo ra,hoạc trên hành tinh X nào đó (với các quan điểm vớ vẩn về luân lí khác xa chúng ta nhưng công nghệ cực mạnh),các loài đó với khả năng dịch chuyển tức thời,đã can thiệp vào sự sống của chúng ta!
    Sự thực lí thuyết “Người ngoài hành tinh thời cổ đại” chỉ có giá trị nhân văn khi giả thuyết thứ nhất xảy ra!Còn giả thuyết thứ hai khiến chúng ta lo lắng nhưng cũng tràn trề hi vọng về việc trao đổi công nghệ khoa học với người ngoài hành tính hoạc cũng là một tiên đoán về tươn lai cho khoa học tột bậc!
    Tôi rất không hài lòng về sự mê tín,niềm tin vào “Thượng Đế” một cách mù quáng!Xin hãy sáng suốt và khám phá.

    Thích

    • “Tôi rất không hài lòng về sự mê tín,niềm tin vào “Thượng Đế” một cách mù quáng!Xin hãy sáng suốt và khám phá.”. Câu nói này đã thể hiện bạn có một niềm tin mù quáng vào thuyết vô thần rồi còn gì. Một nghịch lý đó. Câu nói của bạn qủa là nổi tiếng, tiếc là nó được nói ra sau, chứ không thì bạn đã hơn cả Russell rồi đó.

      Đã thích bởi 1 người

      • Chào bạn @Nguyễn Xuân,nếu bạn theo dõi các bài viết của blog này,có thể thấy vấn đề xuyên suốt ở đây,đó là chủ nghĩa vô thần ,hay chủ nghĩa khoa học,đang làm con người trở nên nguy hiểm với chính loài người.Nhưng theo tôi,vấn đề này không phải là ở vô thần hay hữu thần,vấn đề là sự hiểu biết,sự hiểu biết đó có đầy đủ hay chỉ nửa vời.Giáo dục cần phải đầy đủ.
        “Không biết cũng làcó tội”.

        Thích

  3. Xung quanh cuộc sống, mọi thứ đổi thay từng ngày khuyến đôi lúc niềm tin và ý chí của mình dể vướn vào tình cảnh tột cùng của say đắm và cũng có thể dể sa lầy vào trong màng đem của sự hỗn độn. Khoa học ngày nay đã khám phá ra nhiều thứ từ những hạt cơ bản cho tới các vật chất được hình thành nên một vũ trụ vô cùng kỳ diệu. Từ những triết lý, định lý và cho tới nguyên lý của mọi thứ không ít nhiều đã ảnh hưởng tới con người trên tinh thần muốn biết chúng ta từ đâu đến?

    Một điều hiển nhiên là nếu con người muốn tiếp cận tới một nền văn minh hiện đại hơn thì khoa học là cột trụ của tất cả mọi giải thích về thế giới thực tại. Còn trong triết học minh triết cận đại đã có một khái niệm sâu xa khi suy luận về thế giới vĩ mô của một vũ trụ lắp đầy một hàm thức của trí huệ cao siêu. Những ai lưu tâm muốn biết để tiếp thu kiến thức và củng cố niềm tin vững bền thì cần có sự kết hợp của cả hai tinh thần và thể xác trong không khí hài hòa.

    Thích

  4. Một hành động trí thức có chủ tâm? Mục đích của sự chủ tâm là gì? Vũ trụ + Sự sống xuất hiện có ý nghĩa gì? hay đây là 1 sự Lầm Lộn Ghê Gớm; 1 Trò Đùa Ác Ý; 1 trò thí nghiệm cho vui?

    Thế những đứa trẻ khi tạo ra đã bị Hội chứng Down, Bại não, Khuyết tật vận động, …. có nằm trong ý đồ của Chúa nhân từ không?

    Thích

    • Trao đổi với bạn “1 sản phẩm kém chất lượng của Chúa”,
      Cám ơn bạn vì tinh thần trao đổi. Nhưng cái nickname dài dòng của bạn đã nói lên rằng bạn không may mắn để NGỘ ra Chúa là gì.
      Vâng, Chúa đến với con người không thông qua lý luận, tranh cãi, mà đến với chúng ta bằng cách đánh thức, mặc khải cho chúng ta thông qua những trải nghiệm trong đời chúng ta. Nếu trải nghiệm của ta không nhắc bảo ta rằng có Chúa thì không phải là không có Chúa, mà là sự trải nghiệm ấy nghèo nàn quá.
      Với những người không tin có Chúa, tôi thường chia sẻ với họ rằng bạn ơi, bạn có thương những số phận đau khổ không? Nếu người ấy bảo có, tôi thương họ, thì tôi bảo với người ấy rằng vâng, thế thì lòng nhân của bạn chính là một phần của Chúa đấy. Nếu người ấy bảo không, tôi chẳng thương ai hết, thì tôi bảo với người ấy rằng bạn ơi, nếu bạn đau khổ mà không ai thương bạn thì bạn nghĩ sao. Chẳng nhẽ bạn chấp nhận một thế giới tuyệt đối không có tình thương sao. Phải có lòng nhân trên đời này chứ. Thế giới này nếu không có lòng nhân mà chỉ có điều ác thì làm sao nó tồn tại nổi đến ngày hôm nay? Vậy lòng nhân ắt phải tồn tại. Và lòng nhân chính là hình ảnh vô hình của Chúa đấy bạn ạ.
      Tâm sự này nói không bao giờ hết. Mong sao bạn có những trải nghiệm quý báu để NGỘ ra sự hiện hữu của Chúa. PVHg

      Thích

      • Lòng nhân là 1 phần của Chúa, cám ơn Bác. Nhưng Chúa cũng là người tạo ra thế giới, đó là 1 phần khác của Chúa chứ? Ta đừng nên lảng tránh! Nếu như Chúa tạo ra sự sống thì biết giải thích sao về những sự sống xấu số?

        Mong Bác chia sẻ thêm.

        Thích

      • Bạn và bác Hưng khác nhau về hệ lý luận, thì sao có thể thấy nhau?

        Chào bạn, làm gì có lý luận để nói như bạn, nếu bạn nói bất kỳ khái niệm nào thì nó đã tồn tại, bạn nói từ Chúa thì chúa tồn tại trong đầu bạn rồi, đơn giản vậy thôi? nếu cuộc đời không ai định nghĩa từ chúa thì làm gì ai biết tới Chúa.

        Bạn cứ cho là con người bạn có phần thiện, đạo đức đại diện là Chúa, còn phần ác đại điện là ác đi. điều duy bạn có thể làm được là bạn quyết định làm ác hay là thiện trong mọi hành động. Có ý nghĩa gì không nếu bạn nhân danh chúa mà bạn lại làm ác? Nếu bạn cảm nhận được Chúa chắc hẳn bạn chỉ làm điều thiện, ngược lại thì ngụy Chúa.

        Mọi thứ là tùy ở bạn, bạn đã hiểu bạn sâu tới mức nào? Bạn còn chưa hiểu bạn thì đừng mong hiểu được bác Hưng nói gì, người kia thế nào… chứ đừng nói tới Chúa.

        Chúc bạn may mắn, Trên còn đường khám phá bản thân, hy vọng blog của bác Hưng cũng là một điểm khởi đầu dành cho bạn.

        Mọi sự đều phải tùy duyên!

        Thích

  5. Chào bạn Infix
    Những lý lẽ và ý kiến của bạn đưa ra là đúng và tôi không phủ nhận. Tuy nhiên, tôi cũng xin làm rõ thêm một số ý như sau.
    Thứ nhất –Khoa học không phải là chân lý. Khoa học không phải là một loại kiến thức duy nhất để tìm hiểu thế giới, hay nói cách khác, nếu chỉ dùng khoa học thì không thể trả lời được câu hỏi “ Bản chất của thực tại là gì ?” , vì khoa học chỉ là một nhánh để miêu tả tực tại.
    Nhà vật lý John Polkinghorne đưa ra thí dụ như sau. Nếu bạn hỏi một nhà khoa học gia, “ Tại sao trời lại mưa?” họ sẽ trả lời cho bạn, nước từ trạng thái thể lỏng chuyển thành thể khí rồi ngưng tụ sau đó trở lại trạng thái lỏng. Hoặc như câu hỏi “ Tại sao nước lại sôi?” thì nhà khoa học sẽ trả lời cho bạn về phương diện nhiệt độ, phân tử, lực liên kết. Nhưng còn một cách giải thích thứ hai : Trời mưa là để cho cây cối phát triển, để cho muôn loài và con người sinh sống, nếu không có mưa thì sẽ chẳng có gì có thể sống được.
    Hoặc, nước sôi là vì tôi muốn có một tách trà.
    Sự giải thích thứ hai là một diễn tả THỰC TẾ CÓ GIÁ TRỊ CHẮC CHẮN, không hề mơ hồ. Tuy nhiên bị bỏ qua và tránh né bởi khoa học. Lý do của điểu này, nhà toán học Penrose viêt, vì khoa học không thể trả lời câu hỏi về bản chất hay mục đích của thực thể. Khoa học chỉ trả lời cho câu hỏi “ Nó hoạt động như thế nào?”. Do đó, khoa học không thể là một diễn tả đầy đủ về thực tại, khoa học chỉ là một khía cạnh của thực tại mà thôi.
    Thứ hai– Ngay cả khi khoa học chỉ là sự miêu tả một khía cạnh của thực tại thì sự miêu ta này cũng chỉ tương đối và không bao giờ là đầy đủ. Bằng toán học, Đinh lý bất toàn là một chứng minh hùng hồn, bằng vật lý, nguyên lý bất định đã cho ta thấy rõ. Bằng Triết học, Kant đã làm sáng tỏ điều này.
    E.O Wilson viết “ Bên ngoài chúng ta là một thực tại độc lập, trong khi bên trong cái đầu chúng ta là một sự khôi phục lại thực tại được dựa trên dữ kiện giác quan và sự tổng hợp các ý niệm.”
    Những người vô thần ở thời đại Khai Sáng cho rằng phương pháp tiếp cận hợp lý, khoa học của họ đem lại cho họ sự hiểu biết đầy đủ về thực tại bên ngoài. Chính sự thừa nhận này đem lại cho chủ thuyết vô thần đặc tính kiêu ngạo.
    Dùng lý luận trên nền tảng được người vô thần sử dụng, nền tảng kinh nghiệm và chỉ có lý lẽ, Immanuel Kant đã đánh sập quan điểm này.Là một người của khoa học và là một trong những nhà triết học lớn nhất của mọi thời đại, ông cho thấy điều đó chỉ là ảo tưởng Khai Sáng. Đây chính là ảo tưởng đã lừa bịp nhiều người vô thần. Ảo tưởng khai sáng cho rằng, trên nguyên tắc, lý lẽ con người và khoa học dần dà có thể hiểu được toàn thể thực tai.
    Kant khởi sự với một thừa nhận đơn giản : Mọi hiểu biết của con người được dựa trên kinh nghiệm. Chúng ta hiểu được thực tại qua các giác quan. Dữ kiện thuộc giác quan này sau đó được tiến hành qua bộ óc và hệ thần kinh trung ương. Mọi ý nghĩ, ngay cả các sản phẩm điên rồ nhất của óc tưởng tượng thì chỉ được dựa trên những gì chúng ta nghe, thấy, sở , ngửi, nếm. Đó là một dữ kiện do kinh nghiệm mà ngũ quan chúng ta là các lăng kính duy nhất để tiếp nhận thực tại.
    Hãy tưởng tượng khi chúng ta nói chuyện với một người mù bẩm sinh, chúng ta miêu tả cho họ về màu sắc và chắc chắn họ sẽ không thể biết màu sắc nó là cái gì, ví dụ khi ta miều tả màu vàng cho họ, ta chỉ có thể dùng một loạt các phủ định như màu vàng không là vuông, không là tròn, không nóng, không lạnh, không nhẵn không sần sùi, không mặn không lạt…Họ sẽ dựa trên các dữ kiện ta cung cấp để tổng hợp nhưng chắc chắn một điều không bao giờ họ biết chính xác màu vàng là gì? Cái mà ta biết và cho là bình thường thì họ không bao giờ hiểu được. Đó là vì một giác quan thị giác của họ đã bị mất.
    Bây giờ Kant hỏi một câu kinh ngạc : Làm thế nào chúng ta biết rằng sự nhận biết thực tại của con người thì đúng với chính thực tại? Làm thế nào chúng ta biết chắc là 5 giác quan của con người là đầy đủ để nhận biết thực tại?
    Hầu hết các triết gia trước thời Kant chỉ chấp nhận nó như thế và sự tin tưởng này vẫn còn liên lỉ đến ngày nay.
    Câu hỏi của Kant về tính cách đáng tin cậy của nhận thức con người trờ nên sự ám ảnh của triết học Tây Phương kể từ thời Descartes. Triết gia Locke đã nổi tiếng vạch ra rằng vật thể dường như có hai đặc tính, mà ông gọi là đặc tính chính và đặc tính phụ. Đặc tính chính thì ở trong sự vật, trong khi đặc tính phụ thì ở trong chính chúng ta. Thí dụ, khi chúng ta nhận biết một trái táo, hình dạng và khối lượng được xem là phần chính trái táo. Nhưng Locke vạch ra rằng mầu đỏ và hương vị của trái táo thì không ở trong trái táo. Chúng ở trong người mà họ nhìn, ngửi, cắn trái táo, có người thì thấy trái táo đỏ nhưng người khác thì thấy nó đỏ lòm, hay hơi đỏ, hoặc như người mù màu thì lại chẳng thấy nó đỏ gì cả, người thì thấy trái táo đó ngọt, nhưng người khác lại thấy nó chát…
    Điều này có nghĩa, sự hiểu biết thực tại bên ngoài đến với chúng ta từ hai nguồn: Sự vật bên ngoài và sự nhận biết bên trong chúng ta.
    Thực tại không trực tiếp đến với chúng ta nhưng được “ tinh lọc” qua một lăng kính của chính chúng ta.
    Triết gia George Berkeley cơ bản hóa kiểu thẩm tra này: “Khi chúng ta cố gắng hết sức để lĩnh hội sự hiện hữu của các vật bề ngoài, thực ra chúng ta chỉ trầm tư về ý nghĩ của mình”. Chúng ta không có kinh nghiệm nào về vật thể nằm bên ngoài sự nhận biết của tâm trí và giác quan của chúng ta. Chúng ta không cảm nghiệm được đại dương, chúng ta chỉ cảm nghiệm hình ảnh, âm thanh và cảm giác về đại dương. Và Hume chu toàn lý luận có tính cách hoài nghi của Berkeley bằng cách áp dụng nó cho chính con người. Chúng ta không có kinh nghiệm gì về chính chúng ta hơn là các cảm giác và cảm xúc tư tưởng của chính mình.
    Kant thừa nhận điểm của Berkeley và Hume. Ông bảo rằng, thật là vô lý khi thừa nhận rằng cảm nghiệm về thực thể của chúng ta tương xứng với chính thực thể ấy. Có những điều trong chính nó—mà Kant gọi là Vật tự thể–và chúng ta không biết gì về chúng. Ngay cả thuộc tính không gian thời gian cũng thuộc về kinh nghiệm của chúng ta. Bản thân Vật tự thể có không gian hay thời gian hay không là điều chúng ta không thể biết được. Điều chúng ta có thể biết là cảm nghiệm của chúng ta về sự vật ấy, điều đó Kant gọi là Hiện tượng.
    Nếu bạn có con chó ở nhà, bạn biết nó như thế nào khi nhìn, nghe,ngửi và đùa giỡn với nó. Đây là cảm nghiệm có tính cách hiện tượng của bạn về con chó. Nhưng là một con chó thì như thế nào? Loài người chúng ta không bao giờ biết được. Con chó, chính nó là một sự vật được giấu kín khỏi chúng ta.
    Kant cho chúng ta biết rằng, sự hiểu biết của con người bị giới hạn không chỉ bởi thực tại nhiều ít ở bên ngoài, nhưng còn bởi sự nhận biết thuộc giác quan giới hạn của chúng ta đới với thực tại.
    Hãy nghĩ đến máy thu âm. Chính nó là một loại dụng cụ chỉ có thể ghi nhận được một loại hay một khía cạnh của thực taij: âm thanh. Trong ý nghĩa này, máy thu âm có thể “nghe” nhưng không thể thấy hay sờ hay ngửi. Như vậy mọi khía cạnh của thực tại mà không thể ghi nhận bằng âm thanh thì nằm ngoài lãnh vực của một máy ghi âm. Kant nói, con người cũng vậy, chúng ta chỉ có thể lĩnh hội thực tại qua năm giác quan. Nếu máy ghi âm có thể lĩnh hội thực tại trong một kiểu, con người có thể nhận biết thực tại qua năm kiểu khác nhau. Không còn cách nào khác để chúng ta cảm nghiệm thực tại.
    Kant không làm giảm bớt tầm quan trọng của thế giới hiện tượng, nhưng đó là tất cả những gì chúng ta có thể tiếp cận. và con người dùng khoa học và lý lẽ như là một phương pháp để khám phá các nguyên tắc hoạt động của nó. Là một khoa học gia, toán học, triết học, ông không làm giảm giá trị khoa học. Nhưng ông cho thấy rằng, khoa học phải được áp dụng đối với thế giới hiện tượng, chứ không phải đối với thực thể.
    Với Kant, hiển nhiên vật tự thể hiện hữu bởi vì nó đã phát sinh ra thế giới hiện tượng mà chúng ta cảm nghiệm. Kant đồng ý rằng có nhiều dữ kiện chắc chắn về thế giới này—Như Luân lý và tự do ý chí—mà không thể hiểu được nếu không công nhận lãnh vực Vật tự thể. Có lẽ cách tốt nhất để hiểu điều này là phải nhìn Kant đưa ra hai loại thực tại: Thực tại mà chúng ta cảm nghiệm và chính thực tại. Điều quan trọng không phải là xác định cái nào thực hơn, nhưng là để nhận biết rằng lý lẽ con người chỉ hoạt động trong lãnh vực hiện tượng của cảm nghiệm. Chúng ta có thể biết rằng lãnh vực Vật tự thể có hiện hữu, nhưng bên ngoài đó chúng ta không biết gì cả. Lý lẽ con người không thể thấu hiểu được chính thực tại.
    Kant đã tạo ra một cuộc cách mạng trong sự hiểu biết của con người. Một số người chống đối ông và thử trả lời lý lẻ của ông. Họ nói, Kant không thể đúng khi nói chúng ta không tiếp cận được thực tại, bởi vì bạn và tôi và mọi người khác cảm nghiệm cùng một thực tại. Khi chúng ta trong cùng căn phòng, chúng ta thấy cùng cái đèn, cái bàn. Hiển nhiên chúng phải hiện hữu và chúng ta phải có thể tiếp cận với chúng. Nhưng câu trả lời của Kant là bởi vì chúng ta đều là con người, chúng ta có cùng giác quan, và nó hoạt động giống nhau ở mỗi người. Bởi đó chúng ta có cùng một cảm nghiệm, nhưng cảm nghiệm là tất cả những gì chúng ta có.
    Một nhà sinh học thử một chiến thuật khác để bác lý lẽ của Kant. Ông nói, khoa học đem lại cho chúng ta các cảm nhận mới mà chúng có thể giúp chúng ta vượt ra ngoài những giới hạn của nhận thức . “Với sự trợ giúp của các dụng cụ thích hợp, chúng ta có thể nhìn thế giới với đôi mắt của con bướm”. Với kỹ thuật chụp ảnh hồng ngoại, chúng ta có thể cảm nghiệm thế giới giống như kiểu cách của một con dơi. Cá liên lạc với nhau qua những chuỗi mã số điện. Các nhà động vật học, nhờ sử dụng máy móc, có thể cùng trò chuyện với chúng.
    Kant, trả lời rằng, Phải, chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật nhiếp ảnh ban đêm, nhưng chúng ta vẫn nhìn hình ảnh với con mắt loài người. Phải, chúng ta có thể dùng máy móc, nhưng chúng ta vẫn dùng đến ngũ quan để đọc, nghe , giải thích những gì máy móc thấy. Nói cách khác, dụng cụ nhận biết của con người là điều kiện cho toàn thể lãnh vực cảm nghiệm của chúng ta, và điều này luôn luôn là như vậy và tiếp tục như vậy một khi chúng ta là con người. Các khám phá khoa học tương lai không thể thay đổi các giới hạn này vì các khám phá đó sẽ được cảm nghiệm qua dụng cụ nhận biết hạn hẹp của con người, điều này là giới hạn và là bản chất của con người.
    Kant đã đưa chúng ta tới mức giới hạn của lý trí, Từ đó chúng ta cần đến một hướng dẫn khác nữa, nhưng Kant đã giúp khai thông con đường phải theo. Nhà xã hội học Peter Berger viết “ Động lực tôn giáo, việc đi tìm ý nghĩa của nó vượt trên không gian hạn hẹp của cảm nghiệm trong thế giới này, từng là một đặc điểm vĩnh viễn của con người”. Bây giờ Kant đem lại cho niềm tin tôn giáo này một nền tảng hợp lý và hoàn toàn hiện đại.
    Kant đã hoàn thành việc vạch trần thái độ tự phụ trí thức của thời đại Khai Sáng: Cho rằng lý lẽ và khoa học là con đường duy nhất đến với thực tại và chân lý. Ngày nay, nhiều người vẫn có ảo tưởng này, những nhà khoa học này có thể vênh váo, nhưng Kant cho thấy họ trần truồng về trí thức. Giờ đây, người vô thần được cho thấy là độc đoán và kiêu căng,và các tín đồ tôn giáo xuất hiện cách khiêm tốn và hợp lý. Trong khi người vô thần bướng bỉnh một cách ngạo mạn, trong ảo tưởng là lý lẽ của họ thì hoàn toàn có khả năng suy đoán về tất cả mọi sự, người tín hữu trong kiến thức khiêm tốn của giới hạn con người, biết rằng còn có một thực tại vĩ đại hơn, và bên ngoài những gì giác quan và tâm trí chúng ta có thể thấu hiểu.

    Đã thích bởi 1 người

  6. Sự kiện Deepblue cháu nghĩ rằng chúng ta chưa có cập nhật phổ biến về tốc độ phát triển công nghệ nên thua bằng thuật toán của chính chúng ta thôi. Dù hiện tại con người còn có Cờ Vây để cứu lại “Những điều do mình sáng tạo ra” nhưng dù sao thì cũng đúng như bác nói cái gì cũng do con người nghĩ ra, có thể do quả táo rụng, có thể do một bài thơ hay, hoặc có thể do một buổi tối quang mây….giá trị ngẫu nhiên cho chúng ta những ý tưởng (và kiểm soát nó) còn với máy móc chỉ là những con số lỗi hoặc không có đáp án.

    Cháu rất mong chờ các phần tiếp theo của series trước và sau BIGBANG của bác.

    Thích

  7. Con người khác với con vật vì con người có ý thức, lương tâm, lòng trắc ẩn, luân lý, đạo đức, con người phân biệt được điều gì nên làm và điều gì phải làm.
    Thuyết Darwin nói rằng “đấu tranh sinh tồn” là động lực chính của “tiến hóa”—Thuyết tiến hóa sẽ gẫy ngay tại điểm này khi áp dụng cho con người, vì bản chất lương tâm, lòng trắc ẩn nơi con người là sự hy sinh lợi ích của bản thân mình cho người khác—mâu thuẫn hoàn toàn với “đấu tranh sinh tồn” của thuyết tiến hóa.
    Trong Kinh Thánh, Thiên Chúa dựng nên con người theo hình ảnh của Ngài, bằng cách thở thần khí của Ngài vào thân xác con người, và con người trở nên một loài sinh linh. Và con người mang hình ảnh của Thiên Chúa là thần khí, cũng chính là bổn tính của Ngài- Đó là con người có lương tâm, yêu thương, tha thứ, nhân từ, lòng trắc ẩn, đức bác ái.
    Như vậy, ta thấy thuyết Darwin phá sản hoàn toàn khi áp dụng cho sự sống của con người vì điều này đi ngược hoàn toàn với động lực đấu tranh để sinh tồn.
    Nhưng tại sao một số nhà khoa học vô thần lại đề cao quá Thuyết tiến hóa như vậy? Một số còn coi đó là cứu cánh của người vô thần, như cái phao cho người sắp chết đuối. Câu trả lời là vì thuyết này được xem như là công cụ vĩ đại nhất để bài Thiên Chúa. Dường như đằng sau thuyết vô thần có điều gì đó hấp dẫn hay còn một động lực nào khác. Ai được lợi từ thuyết này? Tại sao quá nhiều người có thế lực ở Tây Phương lại thấy nó hấp dẫn? Nhưng bất luận như thế nào, chúng cần được phải đưa ra ánh sáng.
    Nhà phân tích Dnesh Dsouza bằng cách đi ngược lịch sử, lật lại các hồ sơ lịch sử, ông đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề của thuyết “ngụy khoa học” này. Đó là vấn đề thuộc tâm lý. Bạn nào muốn tìm hiểu kỹ hơn xin đọc quyển “what’s so great about christianity”

    Người vô thần thường đưa ra lý do tâm lý để giải thích cho dự đạo đức của tín hữu. Karl Mark đã nói rằng “ Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, có nghĩa tôn giáo là một loại thoát ly thực tế hoặc một kiểu hoàn thành mong ước. Phải, trong tôn giáo có yếu tố của sự hoàn thành mong ước, nhưng không phải là loại như người vô thần phỏng đoán.
    Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta thanh sạch hơn là sự nuông chiều, có nhân đức hơn là sự tiện lợi, sống bác ái hơn là tự ban thưởng. Có những hình phạt nghiêm trọng đi liền với tội lỗi: Với các tín đồ, sự chết là một điều lo sợ, nhưng án phạt đời đời còn đáng lo sợ hơn. Và đây chính là vấn đề.
    Một số người vô thần thú nhận rằng họ muốn có một vũ trụ không có Thiên Chúa, không có linh hồn bất diệt, không có sự sống đời sau. Về sự khả dĩ của sự sống sau khi chết, H.L Mencken viết “Xu hướng của riêng tôi là hy vọng rằng điều đó không có”. Vật lý gia Victor Stenger thú nhận rằng không những ông không tin Thiên Chúa, ông còn không thích Thiên Chúa của Ki tô giáo: “Nếu Người thật sự hiện diện, cá nhân tôi không muốn liên hệ gì với Người”. Và triết gia Thomas Nagel vừa mới thú nhận “ Tôi muốn thuyết vô thần là sự thật…Nó không chỉ là tôi không tin Thiên Chúa…Tôi không muốn có một Thiên Chúa, tôi không muốn một vũ trụ sẽ như vậy”
    Các văn gia vô thần, hầu như là vui thích về đời sống trong một thế giới mà các nét đặc thù của nó dường như đỏ tự nhiên trong nanh vuốt. Đây la một phản ứng kỳ quặc, bởi vì nhiều nhà sinh vật học tiến hóa, như George Williams, thú nhận rằng, thuyết Darwin dường như là một học thuyết ghê tởm. Williams công khai chán ghét những quan hệ mật thiết đúng quy cách của một hệ thống mà nó không có mục đích gì cao hơn là những thương lượng và âm mưu ích kỷ để truyền giống cho các thế hệ tương lai. Theo Williams, phản ứng của một người có luân lý thì chỉ có cách lên án học thuyêt này. Tuy nhiên, nhiều người lại âu yếm thuyết Darwin mà không lưỡng lự và rất hăng hái. Sao họ lại bị lôi cuốn đến một triết thuyết như vậy mà trong hành lang ác nghiệt của nó, có còn chỗ nào để họ hoan hô?
    Nhà sinh vật học Stephen Jay Could cung cấp một mấu chốt. Khi suy nghĩ về ý nghĩa của đời sống và thuyết Darwin, Gould kết luận một điều có tính cách tiết lộ “ Sự giải thích của thuyết tiến hóa, tuy khó khăn về bề ngoài nếu không phải là khiếp sợ, thì thực sự giải thoát và hồ hởi”. Nói cách khác, thuyết Darwin là tin xấu nhưng sẽ là tin tốt.
    Các học thuyết mà bình thường dường như đáng khiếp sợ—Chết là hết, không có mục đích gì hơn, hoặc không có sự công bằng của Thượng Đế— Từ một điểm thuận lợi khác, được người vô thần coi như sự giải phóng.
    Nhưn giải phóng khỏi cái gì? Những người vô thần họ muốn gải phóng họ khỏi gông cùm luân lý của tôn giáo. Santiago Zabala viết “ Trong một thế giới mà Thiên Chúa không còn hiện diện, con người giờ đây thì tự do để tích cực thi hành tình đoàn kết, sự bác ái, và sự mỉa mai”. Thật là một ngụy biện nực cười, vì bất kỳ người bình thường nào cũng thấy không cần phải loại trừ tôn giáo để sống bá ái và nhân danh tình huynh đệ con người. Bởi vì bác ái và tình nghĩa con người là hai chủ để chính của Kitô Giáo.
    Đã đến lúc phải thành thật và trầm trọng hơn nhìn đến các động lực thực sự đằng sau thuyết vô thần hiện đại. Chúng thường khác và thú vị hơn là các động lực bên ngoài thường được quy cho hoặc được đưa ra bởi các nhân vật vô thần. Thí dụ, người ta tin rằng Darwin mất đức tin của ông khi khám phá ra sự chọn lựa tự nhiên, Nhưng chính Darwin thì lại nói rằng ông mất đức tin vì ông không thể chịu nổi ý niệm luận phạt đời đời của Kitô Giáo. Từ các bài viết của ông, chúng ta cũng biết rằng Darwin đau khổ khủng khiếp vì cái chết của cô con gái mười tuổi, Annie. Người ta cảm thấy rằng ông không thể tha thứ cho Thiên Chúa. Đối với tình huống của nhà vật lý Stephen Hawking cũng tương tự, tuổi trẻ ông đã từng suy sụp khi đột nhiên mình trở thành người tàn phế. Trong một số trường hợp, thuyết vô thần là một hình thức báo thù.
    Đây là những động lực mạnh mẽ cho sự hoài nghi, nhưng chúng không phải là động lực chính. Khi thăm dò sâu hơn, Dsouza đã thi hành ngược dòng lịch sử, mãi cho đến các triết gia thời cổ là Epicurus, Democritus, và Lucretius.. Ngày nay, chính yếu Epicurus được biết đến như một người theo chủ nghĩa khoái lạc, và đúng như vậy. Nhưng cũng như Lucretius và Democritus, ông còn là một người duy vật. Cả ba nhà tư tưởng tiền-Socrat này tin rằng tất cả chỉ có vật chất. Lucretius và Democritus còn chủ trương rằng toàn thể con người được tạo bởi các nguyên tử, một báo hiệu lạ thường của khoa vật lý hiện đại. Tuy nhiên, vào lúc những người tiền-Socrat viết xuống, không có chứng cớ khoa học để hỗ trợ cho những luận điệu máy móc của họ về thế giới tự nhiên. Vậy, làm thế nào họ lại bị thu hút đến những giảng dậy mà hoàn toàn không dựa trên kinh nghiệm?
    Epicurus thú nhận rằng mục đích của ông là để chối bỏ các thần. Ông cũng muốn tiêu diệt ý niệm linh hồn bất tử và để “làm mất đi ao ước bất tử.” Lucretius cũng viết về ách nặng nề của tôn giáo, áp đặt trên con người như những trách nhiệm và bổn phận. Epicurus nói, vấn đề với các thần là họ tìm cách củng cố luật lệ của họ và bởi đó tạo nên “lo âu” cho con người. Họ đe dọa trừng phạt chúng ta vì những lỗi lầm, cả đời này và đời sau. Theo Epicurus, vấn đề của sự bất tử là có thể có đau khổ ở đời sau. Khi đưa ra một thực tại hoàn toàn vật chất, ông hy vọng sẽ giải thoát con người khỏi những lo âu và cho phép họ nhắm đến những vui thú ở trần gian.
    Epicurus cổ vũ một triết lý và một vũ trụ thuần túy tự nhiên để giải thoát con người khỏi sự bạo ngược của các thần. Lucretius cũng vậy, qua triết học ông tìm cách “tháo gỡ linh hồn khỏi nút thắt của tôn giáo.” Với những người này, khoa vật lý của họ là nền tảng cho đạo đức học. Như Wiker có viết, “một vũ trụ vật chất cần phải sinh ra một luân lý vật chất.”
    Đây là mấu chốt cho sự hấp dẫn luân lý của thuyết Darwin . Chính Darwin viết rằng “ai hiểu về con khỉ sẽ có thể thi hành nhiều điều cho siêu hình học hơn Locke.” Ông ám chỉ rằng một sự hiểu biết rõ hơn về bản tính thú vật có thể cực kỳ thay đổi phương cách chúng ta nhìn về luân lý. Vì vậy, đối với nhiều người sự hấp dẫn của thuyết Darwin là nó giảm thiểu ý niệm một bản tính NGƯỜI “cao hơn” và đưa con người vào sự tiếp nối với con vật. Dĩ nhiên, nét độc đáo của thú vật là chúng không phát triển ý thức luân lý. Không thể mong đợi một con đười ươi phân biệt được giữa điều đang là và điều phải là. Hậu quả là thuyết Darwin trở nên một phương cách để phá vỡ những giam hãm của luân lý truyền thống. Chúng ta có thể gạt sang một bên những trói buộc xưa và chỉ hành động theo một phương cách mà nó đến tự nhiên.
    Ngay từ thời Darwin , nhiều người bị thu hút đến các ý tưởng của ông không vì người ta hỗ trợ mạnh mẽ các ý tưởng ấy nhưng chúng còn được giải thích để làm suy yếu sự hiểu biết truyền thống về Thiên Chúa. Như nhà sinh vật học Julian Huxley, cháu của Thomas Henry Huxley—là bạn và đồng minh của Darwin —có viết, “Khi tẩy chay ý tưởng Thiên Chúa là một thực thể siêu nhiên, từ đó có sự khuây khỏa tinh thần thật lớn lao.” Và từ Aldous Huxley, em của Julian—cũng là một người vô thần nổi tiếng—chúng ta được tiết lộ sự thú nhận này: “Tôi có những động cơ để không muốn thế giới này phải có một ý nghĩa; hậu quả là tôi cho rằng nó không có gì cả, và tôi không thấy khó khăn để có thể tìm thấy các lý do đầy thuyết phục cho thừa nhận này… Với chính tôi, không hồ nghi gì với các người đương thời, triết lý của sự vô ý nghĩa này là dụng cụ không thể thiếu cho sự giải thoát. Sự giải thoát mà chúng ta khao khát là … sự giải thoát từ một hệ luân lý nào đó. Chúng ta chống đối nền luân lý này bởi vì nó trở ngại cho sự tự do tình dục của chúng ta.”
    Như các tuyên bố của hai người họ Huxleys cho thấy, nhiều người vô thần được lôi kéo đến việc chối bỏ Thiên Chúa, là để khi ở đời sau, họ không phải trả lời về sự thiếu sót gìn giữ luân lý khi còn ở đời này. Họ biết rằng Thiên Chúa đặt hành động con người dưới sự khảo sát tỉ mỉ của Người và chịu trách nhiệm về hành động của mình.
    Kinh Thánh trong sách Khải Huyền 21:8 ghi rõ : “Còn những kẻ hèn nhát, bất trung, đáng ghê tởm, sát nhân, gian dâm, làm phù phép, thờ ngẫu tượng, và mọi kẻ nói dối, thì phần dành cho chúng là hồ lửa và diêm sinh cháy ngùn ngụt: đó là cái chết thứ hai.” Điều ám chỉ của những đoạn này—và còn nhiều đoạn khác tương tự–là cái chết không đem đến sự hủy diệt nhưng sự giải thích trình bầy trách nhiệm.

    Kitô Giáo là một tôn giáo của tình yêu và sự tha thứ, và đặc điểm này không thoát được sự chú ý của hầu hết những người vô thần .Nhưng tình yêu và sự tha thứ này thì tạm thời và, trong một ý nghĩa, có điều kiện. Sự tha thứ thì dừng lại ở cửa hỏa ngục,. Trong khi chữ phúc âm có nghĩa “tin mừng”, các sách này còn có những cảnh cáo để chuẩn bị chúng ta cho sự phán xét sau cùng. Đây là một sự đền tội mà sách thánh nói nhiều người hăm hở muốn tránh. Như Gioan 3:20 có viết, “Ai làm điều ác thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng để các việc họ làm khỏi bị phơi bầy”. Điểm ở đây thì không phải là người vô thần làm xấu nhiều hơn người khác, nhưng đúng hơn thuyết vô thần cung cấp một nơi ẩn nấp cho những ai không muốn nhìn nhận và sám hối tội lỗi của mình.
    Trong một tiểu luận có tác động mạnh, “The Discreet Charm of Nihilism,” người đoạt giải Nobel là Czeslaw Milosz lý luận rằng, để thoát khỏi một định mệnh đời đời mà trong đó tội lỗi bị trừng phạt, người ta tìm cách tự giải thoát mình khỏi tôn giáo. “Thuốc phiện đích thật của con người là một niềm tin vào hư không sau khi chết—sự an ủi lớn lao khi nghĩ rằng sự phản bội, tham lam, hèn nhát, giết người của chúng ta thì không bị xét xử.” Như vậy, thuyết Mácxít phải được viết lại. Không phải tôn giáo là thuốc phiện của dân chúng, nhưng thuyết vô thần là thuốc phiện của sự suy đồi luân lý.
    Nếu bạn muốn sống một cuộc đời đồi trụy, Thiên Chúa là kẻ thù không đội trời chung của bạn. Thiên Chúa đại diện cho một nguy hiểm chết người cho sự ích kỷ, tham lam, dâm ô và căm thù của bạn. Chính bạn muốn khinh miệt Người và thi hành bất cứ gì có thể để loại trừ sự hiện diện của Người khỏi vũ trụ. Do đó có những quyến rũ mạnh mẽ đối với đời sống trong một thế giới không có Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa không hiện hữu, bẩy tội trọng không phải là những nỗi khiếp sợ phải vượt qua nhưng là các cám dỗ được lấy làm thú vị. Sự chết, trước đây bào chữa cho luân lý, giờ đây trở nên một biện minh cho sự vô luân.
    Triết gia hiểu sự “giải thoát” này hơn ai hết là Nietzsche. Trái với các người vô thần hiện đại, họ thường trấn an chúng ta rằng cái chết của Thiên Chúa không nhất thiết phải chấm dứt luân lý, Nietzsche quả quyết thật như vậy. Vì Thiên Chúa là nguồn mạch của luân lý, cái chết của Người có nghĩa chúng ta không còn nền tảng gì cả. Trong một ý nghĩa, chúng ta trở nên không còn nền tảng đạo đức, và không còn nơi ẩn náu để cầu viện đến phẩm giá và sự bình đẳng và trắc ẩn và tất cả những gì còn lại. Điều đối diện với chúng ta, nếu chúng ta thành thật, là địa ngục.
    Tuy vậy, không như Matthew Arnold, là người nhìn thấy đức tin của thế hệ đang thoái lui như dòng nước đại dương và ông kinh hoàng, Nietzsche chào đón địa ngục trong một ý nghĩa nào đó. Theo lời của ông, ông là “người vô luân lý”. Theo quan điểm của ông, lần đầu tiên địa ngục giúp chúng ta thoát khỏi mặc cảm tội lỗi. Nó chế ngự con rồng của bổn phận. Nó giúp chúng ta sống “bên ngoài sự thiện và sự dữ.” Luân lý không còn ban cho chúng ta từ trên trời; giờ đây nó trở nên một điều gì đó mà chúng ta nghĩ ra cho chúng ta. Luân lý đòi hỏi một sự làm lại toàn diện, điều mà Nietzsche gọi là “siêu giá trị” (transvaluation).
    Do đó, trong lược đồ của Nietzsche, thật không chính xác để nói rằng Thiên Chúa đã chết. Đúng hơn, con người đã giết Thiên Chúa để giành cho mình sự tự do để đặt ra luân lý cho mình. Và luân lý mà Nietzsche hân hoan cử hành là luân lý đấu tranh và tự khẳng định, “sự sùng bái đam mê,” “thú tính tuyệt vời”, hoặc trong câu nói lừng danh của Nietzsche, “ý muốn dành quyền lực”. Bất cứ mục tiêu nào cũng đều hợp pháp, ngay cả phải áp đặt sự khổ cực lên giống người, nếu chúng ta theo đuổi nó với năng lực, kiên quyết và tận tụy.
    Trong lời hùng biện của Nietzsche có sự liều lĩnh và tàn bạo làm rúng động nhiều con tim của các người vô thần hiện đại. Chúng ta thấy điều đó trong các nhà hiện sinh của Pháp như Jean-Paul Sartre, họ đã dùng Nietzsche làm nền tảng cho một triết lý dựa trên sự tự do luân lý. Nietzsche phản đối sự giám sát luân lý của Thiên Chúa, là người mà ông trình bầy như một bạo chúa đầy ghen tương. Nhưng hầu hết các người vô thần hiện đại—kể cả Hitchens—không muốn đi xa như Nietzsche trong việc chửi rủa các quy tắc truyền thống của sự thương xót và bác ái Thiên Chúa. Sự nổi loạn của họ thì được hạn chế hơn. Người ta có thể nói, đó là cuộc nổi loạn vùng xương chậu chống với Thiên Chúa.
    Chính vì vấn đề tình dục mà hầu hết người vô thần hiện đại đã chọn để tách biệt với Kitô Giáo. Bertrand Russell viết trong cuốn Why I Am Not a Christian, “Đặc điểm tệ hại nhất của Kitô Giáo là thái độ đối với tình dục.” Hitchens viết “sự tách biệt giữa đời sống tình dục và sự sợ hãi… giờ đây có thể vượt qua với điều kiện duy nhất là chúng ta trục xuất mọi tôn giáo ra khỏi cuộc đàm luận.”
    Malcolm Muggeridge, nhà bình luận nổi tiếng và đã trở lại Công Giáo, nói rõ rằng tính dâm dục là bí ẩn của thuyết duy vật. Thật kỳ quặc, thuyết này lại được đề cao rõ ràng nhất trong tác phẩm của người đề xướng sự lệch lạc tình dục, Hầu Tước de Sade. Cuốn Dialogue Between a Priest and a Dying Man của ông ta có đề cập đến sự thú tội của người đang hấp hối rằng việc chối bỏ không tin vào Thiên Chúa là bước đầu để giải thoát tình dục và vui hưởng cuộc đời. Trong cuốn Philosophy in the Bedroom, de Sade đề cao một nữ tu mười lăm tuổi là người từ bỏ đức tin nơi Thiên Chúa và khám phá ra sự khoái lạc của loạn luân, thú dâm (sodomy), và dùng roi để kích thích tình dục.
    Hầu hết người vô thần hiện đại thấy rằng de Sade cũng quá đáng như Nietzsche, và họ tự giới hạn mình ở sự bừa bãi tình dục, ngoại tình, và các hình thức khác của tình dục trái phép..
    Sự cực khoái nhục dục đã trở nên dấu chỉ của trần tục ngày nay. Điều này không vì chúng ta đang sống trong một thời đại vui thú nhục dục nhưng bởi vì, trong một thế giới vật chất tàn lụi, nó cho con người được nếm thử giây phút vĩnh cửu.
    Nếu tình dục không còn bị ràng buộc bởi luân lý cổ xưa, sẽ có những việc mang thai ngoài ý muốn. Ở đây chúng ta có dấu chỉ thứ hai của thuyết vô thần, đó là sự phá thai. Điều khủng khiếp thực sự của phá thai thì không phải là người phụ nữ giết một đứa bé chưa sinh, nhưng là người phụ nữ giết chính con của mình. Mặc cảm tội lỗi khi thi hành điều này, với những người có luân lý lành mạnh, thật vô cùng lớn lao. Do đó thuyết vô thần cần phải chuẩn bị cho sự phá thai với một lương tâm trong trắng. Bước đầu tiên là chối bỏ Thiên Chúa, bởi vì sau đó không còn linh hồn của đứa bé bị chết để quấy rối lương tâm, không còn hỏa ngục để trả cho tội vi phạm đến điều răn cấm giết người. Bước thứ hai là xác định bào thai ấy không phải là con người. Như Sam Harris viết trong cuốn The End of Faith, “Nhiều người trong chúng ta coi bào thai trong ba tháng đầu chỉ như con thỏ không hơn không kém” nó không đáng được “thân phận đầy đủ trong cộng đồng luân lý của chúng ta.”
    Nhà sinh đạo đức học Peter Singer nêu lên thuyết Darwin để đưa ra rằng có sự liên tục, không rõ sự tách biệt, giữa con người và con vật. Bởi thế thú vật phải được ban cho một số quyền lợi mà bây giờ chỉ ban cho con người. Singer cũng lý luận rằng con người phải bị từ chối một số bảo vệ hiện có dựa trên nền tảng rằng họ không khác lắm với thú vật. Nếu con người là sản phẩm của sự tiến hóa thay vì một tạo vật đặc biệt, Singer cho rằng, sau đó toàn thể cơ cấu luân lý của Do Thái Giáo-Kitô Giáo sẽ bị thiếu tin tưởng. Thật vậy, chúng ta không thể tiếp tục nói về sự thiêng liêng của sự sống. Do đó sự phá thai, an tử, và giết trẻ sơ sinh tất cả đều được phép và trong một số trường hợp ngay cả đó là điều mong muốn. Trong tác phẩm của Singer chúng ta thấy có âm hưởng của Darwin và Nietzsche; thật vậy, Darwin trở nên vũ khí để đánh đổ niềm tin Thiên Chúa và dọn chỗ cho thuyết phi đạo đức của Nietzsche.
    Trong một bài báo nổi tiếng đăng trong New York Times, Steven Pinker nêu lên tính cách hợp lý của thuyết tiến hóa để giải thích tại sao đó không phải là vấn đề lớn khi người mẹ giết con sơ sinh của mình, ngay cả khi chúng lọt lòng. Bài của Pinker được viết sau khi tin tức xôn xao về vụ một thiếu nữ sinh con ngay tại một trường khiêu vũ và sau đó vất con vào thùng rác. Pinker tìm cách trấn an công chúng Hoa Kỳ, khi nhận xét rằng “quyền giết bào thai được gắn vào thiết kế sinh vật học của những xúc cảm của nguồn gốc chúng ta,” vì vậy khích lệ các cha mẹ hãy “cắt đứt những thiệt hại và chọn đứa khỏe nhất trong đám hoặc sau này thử lần nữa”, nếu một “trẻ sơ sinh bệnh hoạn hoặc nếu nó có vẻ không sống nổi.” Pinker viết thêm là nhiều thói quen văn hóa được “đề ra để tách biệt cảm xúc của con người với một trẻ sơ sinh” chính là để đứa trẻ ấy có thể bị giết mà không quá nhiều day dứt. Trong cuốn The Blank State, Pinker viết, “Sự khó khăn với Homo sapiens thì có lẽ không phải là chúng ta có quá ít luân lý. Vấn đề có lẽ là chúng ta có quá nhiều.”
    Pinker rất đúng khi nói rằng sự phá thai và giết trẻ sơ sinh thì phổ thông trong lịch sử thế giới. Lý do mà chúng bị cấm đoán trong nhiều thế kỷ ở Tây Phương là vì các giá trị Tây Phương được khuôn đúc bởi Thiên Chúa Giáo. Ben Wiker nêu rõ vấn đề rằng “các luật cấm phá thai và giết trẻ sơ sinh ở Tây Phương thì chỉ có thể hiểu được như một kết quả của sự Kitô hóa, và sự hủy bỏ chính các luật này thì chỉ có thể hiểu được dưới ánh sáng của việc hủy bỏ Kitô Giáo.” Nếu Hoa Kỳ là một xã hội thuần túy trần tục, sẽ không có tranh luận về tính cách luân lý của việc giết trẻ em. Do đó một lý do mà Pinker và rất nhiều người khác cay đắng tấn công Thiên Chúa chính là vì để lấy đi ảnh hưởng luân lý của và làm cho xã hội hiếu khách với sự phá thai, giết trẻ sơ sinh, và an tử.
    Dường như thật kỳ lạ khi tất cả những nhẫn tâm đối với sự sống con người lại ở trong một xã hội mà giá trị chính yếu của nó là sự trắc ẩn. Nhưng sự mâu thuẫn này được giải đáp khi bạn thấy rằng chính vì chúng ta quá khủng khiếp trong đời sống riêng tư đến độ chúng ta cần phải làm ra vẻ nhân đức trong đời sống công cộng. Những người làm điều ghê tởm về luân lý, như lừa dối vợ/chồng và giết con, không thể thoát khỏi sự giằn vặt của lương tâm. Do đó quan trọng nhất là uốn nắn lương tâm, không chỉ để người khác có cảm tưởng là chúng ta nhân từ và tuyệt vời, nhưng còn để thuyết phục chính chúng ta sống như vậy. Với một người vừa ăn nằm với cộng sự viên, lương tâm bắt buộc họ phải đóng góp nhiều cho tổ chức United Way.
    Cuối cùng, phải kết luận rằng trái với sự tin tưởng chung, thuyết vô thần thì chính yếu không phải là một sự nổi loạn trí thức, nó là một nổi loạn luân lý. Người vô thần không tìm kiếm Thiên Chúa vô hình cho bằng họ thấy Người chướng tai gai mắt. Họ không thay đổi những dục vọng theo chân lý, nhưng thay vào đó họ thay đổi chân lý cho phù hợp với dục vọng. Đây là điều mà tất cả chúng ta đều có. Đó là sự cám dỗ ngay cả với tín đồ. Chúng ta muốn được cứu độ miễn là chúng ta không phải tránh tội lỗi. Chúng ta rất muốn được cứu thoát khỏi một xã hội xấu xa, khỏi nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh. Nhưng chúng ta không muốn đụng đến những xấu xa cá nhân, tỉ như ích kỷ và dâm đãng và kiêu ngạo. Chúng ta cần được chữa trị về tinh thần, nhưng chúng ta không muốn. Giống như một cha mẹ giám sát, Thiên Chúa can thiệp vào đường lối của chúng ta. Đây là sự hấp dẫn thường xuyên của thuyết vô thần: nó tống khứ lão già nua nghiêm nghị, râu dài và giải thoát chúng ta để hưởng lạc thú của tội lỗi và trụy lạc. Người vô thần tìm cách hủy bỏ sự phán xét luân lý bằng cách tống khứ vị thẩm phán.

    Đã thích bởi 1 người

  8. Chào bạn lamhoangau
    Những điều bạn viết ra đã đánh gục mọi người một cách hoàn toàn.Nhưng tôi muốn viết một vài suy nghĩ cá nhân!
    “Tình thương,lòng nhân ái,luân lí thì không cần có sự tham gia của Thượng Đế”.
    “Tự do là hiểu được các qui luật của tự nhiên”.
    Xã hội trên thế giới hiện nay,bên cạnh những mặt tốt thì những mặt xấu cũng không phải là ít, (mặt xấu thì như là “tảng băng trôi” vậy) phần lớn là do sự cám dỗ của “vật chất nhục dục” bất chấp luân lí,nhưng nguyên nhân là do đâu,phải chăng là do khoa học vô thần,hay nói cách khác là do khoa học thuần túy!
    Phải chăng khoa học là xấu,hay là những kẻ xấu kia chưa Hiểu Biết Đầy Đủ về “khoa học và những ý nghĩa nhân văn của nó”!Tại sao nhiều người nghiên cứu khoa học,sau khi đã đi “tận cuối con đường” lại trở về với Thượng Đế,không phải là tính nhân văn của các lí thuyết khoa học đang ẩn giấu đằng sau nó hay sao,và nếu may mắn sẽ là một ứng dụng tích cực cho loài người!Hay là chúng ta chỉ biết dùng tình thương và luân lí từ một “Đấng siêu nhiên” để thuyết giảng cho nhau,tâng bốc nhau rồi cam chịu là một kẻ nô lệ vình hằng cho một đức tin vô lý!Có phải người ta nói khoa học càng ngày càng tương đồng với Phật giáo một cách kì lạ đó sao!
    Nếu một người nào đó đang đau đớn cùng cực về bệnh tật,liệu bạn có thể dùng tình thương để chữa lành cho ho được không,không ai phủ định sức mạnh của đồng cảm nhưng nếu không có sự can thiệp của một liều “thuốc giảm đau” để họ có thể ra đi trong thanh thản,hay là bạn chỉ biết dùng tình thương,cầu nguyện và đó là tội lỗi mà họ phải gánh chịu để nghĩ rằng mình khác họ,cuối cùng nhìn họ đau đớn ra đi!
    Khoa học không hề xấu,chỉ những ai chưa hiểu biết đầy đủ về nó mới là tội ác!
    Chủ nghĩa duy tâm độc đoán là gây bao khó khăn và cản trở cho loài người,bài học lịch sử còn đó nhưng hiện này một số người vẫn chưa thể nào thoát khỏi cái bóng của nó,đó là sự trốn tránh đáng xấu hổ!
    Thật nực cười khi bảo rằng Thượng đế sáng tạo ra thế giới này!Nếu đã có một Thượng đế
    siêu nhiên thì không có lí do gì để có một Tự nhiên siêu nhiên!

    Thích

  9. Chào bạn “Mong bác chia sẻ thêm”, thật tâm tôi muốn gọi bạn bằng một cái tên thật trìu mến, nhưng không có cách nào nên đánh gọi bằng nickname của bạn vậy.
    Tôi rất hiểu tâm tư của bạn. Bạn đang rất khao khát được hiểu, được biết. Nhưng như bên trên bạn thấy đấy, Kant đã chứng minh rằng lỹ lẽ con người là có giới hạn, đây là giới hạn thuộc bản chất con người. Lý lẽ là sức mạnh con người, nhưng nó cũng là cái bẫy, dẫn những người duy lý, cậy vào lý trí mình để tìm hiểu Thiên Chúa sẽ đến chỗ thất bại. Vì Thiên Chúa là đấng siêu hình, đứng ngoài thế giới cảm nghiệm của con người- Nơi đó, Kant để dành cho đức tin—Mọi lý lẽ không phải để chứng minh Thiên Chúa mà là để làm sáng tỏ và củng cố Đức tin. Đức tin về Thiên Chúa là điều hợp lý hơn là không tin.
    Nếu bạn muốn dùng lý lẽ để tìm hiểu Thiên Chúa hay bạn muốn một sự gải thích trọn vẹn về Thiên Chúa, trước tiên bạn phải đánh sập được lý lẽ của Kant, lúc đó có lẽ bạn sẽ thành triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại, điều này tôi không nói đùa.
    Thiên Chúa biết sự hạn chế và yếu kém của con người, Ngài biết con người không thể nào hiểu được Ngài, nên Ngài ban cho con người một linh hồn, một lương tâm để có thể nhận biết được Ngài, Ngài đến với con người không bằng lý trí mà bằng đức tin, sự mặc khải, và trải nghiệm sống động về Ngài nơi mỗi con người, bất kể họ là ai, miễn là họ chịu mở lòng ra và tin Ngài. Kinh Thánh đã gi rõ “ Những hễ ai tin nhận Ngài, Ngài sẽ ban cho quyền năng trở thành con cái Đức Chúa Trời”. Mọi đau khổ, bất hạnh, mọi sợi xích nan đề trói buộc con cái Ngài, sẽ bị Ngài bứt đứt hết. –điều mà Ngài đả khẳng định trong Kinh Thánh rằng “ Cả cửa Âm Phủ cũng không thắng nổi chúng”
    Điều này ứng nghiệm chính xác trong thực tế, và Nick Vujicic—Anh chàng không tay không chân nổi tiếng—Đã khi khắp các nơi trên thế giới để làm chứng cho điều này. Bây giờ Nick không phải là con người bất hanh,hay xấu số như chúng ta tưởng, mà thay vào đó, bây anh bảy tỏ rằng, anh là người rất hạnh phúc, cuộc sống của anh có ý nghĩa vô cùng lớn lao khi đem lại niềm tin và sự sống cho nhiều người khác trên khắp thế giới. Bây giờ khái niệm “bất hạnh” khi trở thành con Thiên Chúa thì lại biến đổi trở nên “ Hạnh phúc”—Trong khi hạnh phúc là cái người ta luôn tìm kiếm trong cuộc đời, là khái niệm không thể cầm, nắm, hay sờ được, nhưng Nick lại đạt được, và tôi nghĩ trong khi nhiều người có đầy đủ tay chân, có thể họ có năm thê bày thiếp, nhà lầu xe hơi nhưng cuộc sống chưa chắc hạnh phúc và bình an như Nick. Ví như Bầu Kiên chẳng hạn, Bây giờ thì ai “bất hạnh” hơn ai?
    Ở Việt Nam cũng có nhiều người làm chứng cho Chúa như vậy, những người bất hạnh mà khi tin nhận Chúa họ lại được hoán chuyển, trở nên những tấm gương sáng mà nhiều người khác nhìn phải thán phục.
    Xin bạn bỏ vài phút xem đoạn clip dưới, là hai nghệ sỹ khuyết tật Thế Vinh- Chỉ còn một tay nhưng có thể vừa chơi giuitar, vừa gảy đản vừa bấm, vừa thổi Harmonica, và giọng hát của Thủy Tiên—bị mắc chứng bệnh bị mất hết gần bờ môi nhưng giọng hát không thua ca sỹ nào. Họ làm chứng cho quyền năng của Chúa.

    Bạn thân mến.
    Sự hoài nghi của bạn cũng là sự hoài nghi của rất nhiều người, nhưng xin bạn hãy mở lòng ra đón nhận một thế giới khác sinh động và đẹp đẽ hơn, đừng tự bó buộc mình trong giới hạn của lý trí. .” Nhà toán học, Pascal đã viết rằng “thật may mắn cho loài người vì những chân lý cao vời có thể được biết qua đức tin thay vì lý lẽ.” Bởi vì đức tin là có tất cả mọi người.
    Pascal viết rằng,có hai loại người hợp lý trong thế gian: “những người phục vụ Thiên Chúa với tất cả tâm hồn vì họ biết Ngài, và những người tìm kiếm Thiên Chúa với tất cả tâm hồn vì họ không biết Ngài.” Và tôi tin rằng, bạn thuộc nhóm người thứ hai.
    Pascal nhìn nhận rằng đức tin là một quà tặng. Bạn không thể đòi hỏi đức tin, nhưng có thể xin Thiên Chúa ban cho bạn. Trong khi chờ đợi, cách tốt nhất là sống một cuộc đời tốt lành và có luân lý, và sống như thể Thiên Chúa thực sự hiện diện. Nếu bạn là người tìm kiếm Chúa vì bạn không biết Ngài, xin bạn hãy đọc lời cầu nguyện của người hoài nghi– triết gia Peter Kreeft:
    Lậy Chúa, con không biết là Ngài có hiện diện hay không. Con là người hoài nghi. Con hồ nghi, con nghĩ có lẽ Ngài là một huyền thoại. Nhưng con không chắc (tối thiểu khi con thực sự thành thật với chính mình). Vậy, nếu Ngài hiện diện, và nếu Ngài hứa sẽ thưởng ban cho những ai tìm kiếm Ngài, ngay bây giờ Ngài phải đang nghe con. Do đó, con tự tuyên bố con là một người tìm kiếm, một người tìm kiếm chân lý, bất cứ gì và ở bất cứ đâu, con muốn biết chân lý và sống chân lý ấy. Nếu Ngài là chân lý, xin hãy giúp con.
    Kinh Thánh hứa rằng những ai tìm kiếm Thiên Chúa trong phương cách này với sự thành tâm thì sẽ tìm thấy Ngài.
    Khi bạn đã tìm thấy Ngài rồi, Câu hỏi của bạn, lúc đó bạn sẽ thấy không cần trả lời nữa.

    Đã thích bởi 1 người

  10. Bạn Infix thân mến.
    Cám ơn về những chia sẻ của bạn. Tôi nghĩ bạn là một người rất thông minh và sáng suốt, tôi muốn chia sẻ thêm một số điều mà tôi nghĩ bạn sẽ thích thú khi tìm hiểu sâu hơn.
    Bạn nói đúng. Khoa học bản thân nó không xấu, nếu nhìn khách quan thì khoa học là tốt, nhưng chỉ có người dùng khoa học vào mục đích xấu.
    Người vô thần hay hữu thần đều có người tốt và xấu, và theo nghĩa nào đó những người vô thần không hẳn đã là vô thần. Điều tôi muốn nói là “tư tưởng” vô thần—Điều này thì nguy hại vô cùng, nếu bạn có cái nhìn xuyên suốt và sâu xa thì bạn sẽ thấy, đó là cốt tủy của vấn đề, sự tồn vong của con người là tùy thuộc vào tư tưởng, vì tư tưởng quyết định đến hành vi, nếu tư tưởng vô thần thống trị thế giới, thì loài người sẽ bị diệt vong.
    Tư tưởng vô thần thì nó không mang tính nhân bản như bạn nghĩ đâu, mà ngược lại, như đã trình bày bên trên, nó hạ thấp tính “nhân” tính “người” đưa con người vào sự tiếp nối của con vật, tìm cách ban cho con người một số đặc tính của con vật mà họ nghĩ rằng con người cần được “hưởng”, như Pinker đã nói “ Vấn đề là con người có quá nhiều luân lý”, nên bây giờ họ thèm thuồng một số đặc tính của con vật—Đây là mong ước xâu thẳm của tư tưởng vô thần. Tư tưởng như vậy không thể gọi là “ Nhân bản” được, mà nên gọi cho đúng hơn là “ súc vật bản”. Họ muốn được “ tự do”, Nhưng như Kant đã nói “ Con người rất dễ trở thành nô lệ của nhiều thứ”— ông viết tiếp “Khi con người làm theo các quy tắc đạo đức, thì được gọi là một con người tự do”, theo ý nghĩa này thì con vật không có tự do, vì nó chỉ làm theo bản năng, nó luôn là nô lệ của các ước muốn và bản năng của mình.
    Nếu một cuộc sống không có ý nghĩa lớn lao gì, chỉ là các định luật thiên nhiên mù quáng, con người chỉ là sự tồn tại ngẫu nhiên, tồn tại chỉ là tồn tại, và nếu chết là hết, thì hành động tốt nhất chỉ là hưởng thụ, trác táng,vô luân, như câu “ phúc bất trùng lai “, hãy hưởng khi còn được hưởng, hưởng hết sức, hết mình,đừng lo gì cả vì chết là hết—Đây là cái hấp dẫn nhưng cũng là cái bẫy chết người của thuyết vô thần.
    Lịch sử là chứng minh, chỉ cần nhìn sơ ta cũng có thể run sợ được. Học giả Trung Hoa là Lâm Ngữ Đường, ông đã kể về cuộc đời của mình đã phải chứng kiến một quốc gia đã làm những điều tệ hại như thế nào khi không màng gì đến Thượng Đế, quốc gia đó thì đâu có gì xa lạ.
    Hãy chú ý đến các tội ác lớn lao thực sự được gây ra bởi các nhóm và chính phủ vô thần. Trong một trăm năm qua hay hơn, các chế độ vô thần thế lực lớn nhất—đã quét sạch dân chúng với con số vô cùng to lớn. Stalin chịu trách nhiệm cho khoảng hai mươi triệu người chết, qua sự tàn sát tập thể, trại lao động cưỡng bách, tòa án công khai và đội hành quyết, tái định cư dân chúng để chết đói, và vân vân. Sự nghiên cứu đáng tin cậy mới đây của Jon Halliday và Jung Chang về Mao: The Unknown Story cho rằng chế độ Mao Trạch Đông đã đưa đến cái chết của bẩy mươi triệu người. Một số học giả Trung Hoa cho rằng con số của Chang và Halliday thì hơi cao, nhưng các tác giả này trưng dẫn bằng chứng rằng chế độ vô thần của Mao tàn sát nhiều người nhất trong lịch sử thế giới. Hitler đứng hạng thứ ba với khoảng mười triệu người chết, sáu triệu là người Do Thái.
    Chưa kể đến các vụ ám sát và lệnh giết người của các nhà độc tài như, Krushchev, Brezhnev, và vân vân. Cũng chưa kể số bạo chúa vô thần “kém hơn” tỉ như: Pol Pot, Enver Hoxha, Nicolae Ceausescu, Fidel Castro, Kim Jong-il. Ngay cả những bạo chúa “cỡ nhỏ” này cũng giết rất nhiều người. Hãy để ý đến Pol Pot, lãnh tụ của nhóm Khờ-me Đỏ, cai trị Cambốt từ 1975 đến 1979. Trong vòng thời gian bốn năm, Pol Pot và ý thức hệ cách mạng của ông đã thi hành việc tái định cư và giết người tập thể được ước lượng là một phần năm dân số Cambốt, khoảng 1.5 đến 2 triệu người. Thật vậy, số phần trăm dân chúng mà Pol Pot giết thì nhiều hơn Stalin và Mao giết chính dân của họ. Ngay cả vậy, chỉ cần chú ý đến bộ ba vĩ đại—Stalin, Hitler và Mao—chúng ta phải biết rằng các chế độ vô thần này đã giết trên một trăm triệu người chỉ trong một thế kỷ.
    Đức Quốc Xã là một triết thuyết thế tục, chống tôn giáo ,Đức Quốc Xã muốn ban thêm quyền cho một giống dân đứng đầu,với Đức Quốc Xã, kẻ thù là người Do Thái và các giống dân khác được cho rằng yếu kém hơn. Đức Quốc Xã đối xử với các giáo hội Thiên Chúa Giáo như những chướng ngại vật và kẻ thù. Họ tuyên bố rằng tiến hành cuộc cách mạng để tạo thành một nhân loại mới và một xã hội mới không bị xiềng xích bởi tôn giáo truyền thống và luân lý truyền thống.
    Nietzsche viết: “Tôi tuyên bố chỉ hư vô là vua có giá trị”. Còn Sartre thì nói: “Bởi vì tự chọn vô tôn giáo, vô tổ quốc, vô gia đình, nên tôi không đi về đâu hết”. Trong khi Hitler tuyên bố: “Tại sao chúng ta lại ưu tư lo lắng về đạo lý tình yêu và về trách nhiệm luân lý? Tôi chống lại điều này và thay vào đó bằng học thuyết tối cao của hư không, và cái vô nghĩa hoàn toàn của cá thể, của thằng tôi”.
    Bạn thân mến.
    Chủ nghĩa duy vật và tư tưởng vô thần thì bản thân nó nguy hại đối với loài người không sao kể xiết, tôi nghĩ là bạn biết rõ điều này.
    Kế đến, Nếu tìm hiểu sâu thêm, bạn sẽ biết rằng Thiên Chúa Giáo, đã khuôn đúc toàn bộ nền văn minh, đạo đức, luân lý Tây Phương.
    Trong kinh thánh nói rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trong mắt Thiên Chúa. Từ chân lý tinh thần này họ đi đến một đề nghị chính trị: vì con người bình đẳng trong mắt Thiên Chúa, không ai có quyền cai trị người khác mà không có sự đồng ý của họ. Đề nghị này là căn bản luân lý cho chủ nghĩa bãi nô và dân chủ.
    Quyển bình đẳng nam nữ,Thiên Chứa Giáo nâng thân phận của người phụ nữ lên. Kitô Giáo cấm ngoại tình–một tội được coi là trầm trọng như nhau cho nam cũng như nữ–và đặt sự ràng buộc luân lý đối với sự kỳ thị phổ thông mà nó cho rằng phụ nữ phải nết na trong khi nam giới có thể tùy ý.
    Rồi Học thuyết “cuộc chiến chính đáng”, Các nguyên tắc “cuộc chiến chính đáng” của Thiên Chúa Giáo nói rằng ngay cả trong thời chiến bạn không thể tự do giết hại dân lành. Nó cũng nói rằng cuộc chiến phải được khởi sự với tính cách tự vệ: bạn không được tấn công. Một cuộc chiến chính đáng phải là biện pháp sau cùng, chỉ xảy ra khi các biện pháp khác đã được sử dụng mà không thành công và khi có cơ hội thành công hợp lý. Hơn thế nữa, sự trả thù phải xứng hợp với sự tấn công lúc đầu. Nếu ai đó đột kích bộ lạc của bạn và giết chết mười người, bạn không được đột kích và giết mười ngàn người. Học thuyết “cuộc chiến chính đáng” là một sản phẩm của Kitô Giáo. Nó khởi đầu từ Thánh Augustine, được phát triển thêm bởi Aquinas, và rồi được trình bầy ngày nay bởi các nhà tư tưởng như Francisco de Vitoria, Hugo Grotius, và John Locke.
    Bây giờ hãy để ý đến một học thuyết hợp pháp tỉ như Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền trong hiến chương của Liên Hiệp Quốc,nó khẳng định các quyền lợi chung cho mọi người trên mặt đất. Mọi người đều có quyền tự do của lương tâm. Ý muốn của người dân là căn bản cho thẩm quyền của chính phủ. Mỗi một người trưởng thành có quyền kết hôn với một người khác phái qua sự tự do ưng thuận và tạo dựng gia đình. Không ai bị tra tấn hoặc trừng phạt trái nhân đạo. Mọi người đều bình đẳng trước luật pháp. Mọi người đều có quyền để sống, tự do, và sở hữu chủ. Các tuyên ngôn này là bản cáo trạng đối với nhà độc tài và áp bức ở bất cứ đâu.
    Tuy nhiên, tính cách hoàn vũ của bản tuyên ngôn này được dựa trên các giảng dạy đặc biệt của Thiên Chúa Giáo Các quyền lợi trong bản tuyên ngôn được dựa trên tiền đề rằng mọi sự sống con người đều có giá trị và mọi người được coi bình đẳng; đây không phải là sự giảng dậy của tất cả nền văn hóa và tôn giáo trên thế giới. Ngay cả như vậy, một học thuyết Giáo,ngay từ nguyên thủy phải có tính cách toàn cầu trong sự áp dụng bởi vì Thiên Chúa Giáo nói rõ điều này trong ngôn ngữ thông thường. Như Thánh Phaolô viết cho tín hữu Galát (3:28): “Không còn Do Thái hay Hy Lạp, không còn nô lệ hay tự do, không còn người nam hay người nữ, vì tất cả anh chị em là một trong Đức Giêsu Kitô.” Ở đây, chủ nghĩa cá nhân Kitô Giáo được phối hợp với thuyết phổ quát, và cả hai cùng chịu trách nhiệm cho một trong những phép lạ chính trị vĩ đại ngày nay, một sự đồng ý toàn cầu về các quyền lợi được coi là bất khả xâm phạm.
    Bạn Thân mến.
    Bạn viết rằng “Chủ nghĩa duy tâm độc đoán là gây bao khó khăn và cản trở cho
    loài người”—Có phải bạn muốn nói đến Thiên Chúa Giáo? Câu trả lời là : Không phải vậy đâu, mà ngược lại, nếu bạn tìm hiểu kỹ bạn sẽ biết rằng tư tưởng thần học Thiên Chúa Giáo là động lực và xuất phát điểm của cả nền khoa học Tây Phương. Và tín điều của Thiên Chúa Giáo đúng là có gây khó khăn cản trở cho con người, nhưng đúng hơn là gây khó khăn cho sự cho sự “giải phóng” thú tính của con người.
    Thánh Tôma Aquinas đã viết “Trước hết chúng ta sẽ thử bày tỏ chân lý mà đức tin tuyên xưng và lý trí nghiên cứu, đưa ra luận chứng và lý lẽ có tiềm năng, như thế chân lý có thể được xác nhận và kẻ chống đối bị thuyết phục.”
    Thiên Chúa Giáo thì không phải là một tôn giáo của lề luật nhưng một tôn giáo của tín điều. Thiên Chúa Giáo thường bận tâm với học thuyết, được coi là những điều tin tưởng thực sự về sự tương giao của con người với Thiên Chúa.
    Kỷ luật cao nhất trong Thiên Chúa Giáo là thần học. Các thần học gia Thiên Chúa Giáo có trách nhiệm dùng lý trí để tìm hiểu đường lối của Thiên Chúa. Trong Ấn Giáo và Phật Giáo không có thần học gia bởi vì con người không được mời gọi để tìm hiểu mục đích của Thượng Đế theo phương cách này.
    Thuyết Bigbang là thuyết mô tả vũ trụ được công nhận rộng rãi nhất ngày nay mà bạn biết , là một kiểm chứng cho một suy tưởng thần học về Thiên Chúa Dựng vũ trụ, đã được phát triển từ thế kỳ thứ 5 bởi Thánh Augustine., bạn có thể đọc trong quyển “ Lược sử thời gian” của Stephen Hawking.
    Khi đó, Augustine đối diện với một vấn đề thần học nghiêm trọng và sâu xa: Trước hôm nay đã có hôm qua, và trước hôm qua đã có hôm kia, và vân vân. Nhưng làm sao có thể được? Có phải một chuỗi hôm qua kéo dài vô tận vào quá khứ không? Nếu vậy, làm thế nào mà Thiên Chúa tạo dựng một vũ trụ luôn luôn hiện hữu? Nếu không, phải có một khởi đầu, nhưng trước đó là gì? Nếu vũ trụ được Thiên Chúa dựng nên thì Thiên Chúa làm gì trước khi tạo dựng vũ trụ?
    Với những vấn nạn này, Augustine đã đưa ra một câu trả lời thật kinh ngạc mà dường như trước đó chưa bao giờ có: Thiên Chúa tạo nên thời gian cùng lúc với vũ trụ. Nói cách khác, “trước” khi có vũ trụ thì chưa có thời gian. Vũ trụ thì giống như một chu trình, nó có thể hoặc không thể giãn rộng mãi mãi về phía trước hay phía sau theo thời gian. Nhưng Thiên Chúa đứng bên ngoài chu trình này, và đó là điều chúng ta muốn nói Thiên Chúa thì “vĩnh cửu.” Vĩnh cửu không có nghĩa “tiếp tục mãi mãi”; nó có nghĩa “đứng ngoài thời gian”. Hãy để ý rằng Augustine không đưa ra một suy đoán thần học lờ mờ. Người đưa ra một luận điệu hoàn toàn phản trực giác về bản chất của vật thể. Ngày nay, nhờ khoa vật lý hiện đại và thiên văn học, chúng ta biết Augustine nói đúng; Bigbang tạo ra vũ trụ với thời gian và không gian cùng lúc, thời gian là một thuộc tính của vũ trụ, và thời gian xuất hiện cùng lúc với vũ trụ. Sự suy nghĩ của Augustine về bản chất của thời gian, hoàn toàn được phát sinh qua lý luận thần học, là một trong những hiểu biết sâu sắc nhất của lịch sử tư tưởng.
    Để hiểu Kitô Hữu lý luận thế nào về Thiên Chúa, ở đây xin đưa ra lý lẽ nổi tiếng về sự hiện hữu của Thiên Chúa và dùng sự sắc bén của các nhà tư tưởng Kitô Hữu thời xưa để chống với những người vô thần hiện nay. Đầu tiên là lý lẽ của Aquinas dựa trên quan hệ nhân qủa. Aquinas lý luận rằng mọi hậu quả đòi hỏi một nguyên nhân, và vì vậy trên thế giới này không có gì là nguyên nhân của chính sự hiện hữu của nó. Bất cứ khi nào bạn gặp điều A, nó phải được gây ra bởi B. Nhưng rồi B phải được giải thích, vì vậy chúng ta có thể nói là nó được gây nên bởi C. Aquinas nói rằng, việc truy lùng nguyên nhân không thể tiếp tục vô tận, bởi vì nếu như vậy thì không có gì được hiện hữu. Do đó ngay từ ban đầu phải có một nguyên nhân gốc chịu trách nhiệm cho một chuỗi hậu qủa. Với nguyên nhân đầu tiên này chúng ta gọi là Thiên Chúa.
    Uu điểm của lý lẽ Aquinas thì không phải rằng mọi chu trình phải có một khởi đầu, nhưng là mọi chu trình, để hiện hữu, phải tùy thuộc vào điều gì đó ở bên ngoài chu trình ấy. Vì mọi sự phải có một nguyên nhân, vậy ai là nguyên nhân của Thiên Chúa, nói như vậy không phải là đã bác bỏ được. Lý lẽ của Aquinas không giả sử rằng mọi sự cần một nguyên nhân, mà chỉ nói rằng mọi sự hiện hữu trong vũ trụ thì cần một nguyên nhân. Sự chuyển động và tính cách ngẫu nhiên của thế giới không thể không có sự giải thích tối hậu. Vì Thiên Chúa ở ngoài vũ trụ. Người không thuộc về chuỗi biến động này. Do đó các quy luật của chu trình, kể cả quy luật nhân quả, sẽ không áp dụng cho Người.
    Hãy nghĩ về Thiên Chúa như tác giả của cuốn tiểu thuyết. Các biến cố trong truyện có một vài liên hệ và hợp lý. Điều gì đó xảy ra ở đầu câu chuyện sẽ tạo nên sự khủng hoảng cho một nhân vật ở giữa câu chuyện. Các hành động của Raskolnikov trong cuốn “Crime and Punishment” (Tội Ác và Hình Phạt) của tác giả Dosteovsky đã gây nên cái chết cho một bà lão. Nhưng tác giả là nguyên nhân gây nên câu chuyện và ở mức độ hoàn toàn khác biệt. Quy tắc nhân quả áp dụng trong cuốn tiểu thuyết thì không áp dụng cho tác giả. Thật có lý để thắc mắc tại sao một nhân vật bỗng dưng xuất hiện, “Hắn từ đâu đến? Bạn giải thích thế nào về tên đó?” Tuy nhiên, trong hoàn cảnh này, thật không hợp lý để hỏi, “Ông Dosteovsky từ đâu đến? Bạn giải thích thế nào về ông ấy?” Tác giả đứng ngoài câu chuyện, và hành động sáng tạo của ông không thể được hiểu như một tình tiết trong câu chuyện.
    Với Augustine, Aquinas ,khi chứng minh đức tin về sự hiện hữu của Thiên Chúa, họ không cầu viện đến mặc khải siêu nhiên. Lý lẽ của họ chỉ dựa trên lý trí. Dĩ nhiên, họ sống trong một khung cảnh khác biệt về lịch sử và triết học hơn chúng ta bây giờ, bởi thế các lý lẽ của họ cần được cập nhật hóa để có sức thuyết phục. Và khi chúng được tái phát biểu theo thuật ngữ hiện đại, chúng có sức thuyết phục rõ ràng, đó chính là thuyết Bigbang.
    Kiểu lý luận về Thiên Chúa mà chúng ta thấy nơi Augustine, Aquinas thì đặc thù Thiên Chúa Giáo. Trong bất cứ tôn giáo nào khác, rất ít loại này. Và thật rõ rệt, từ lý lẽ thần học, khoa học hiện đại được phát sinh.
    Kitô Giáo không phát minh ra ý tưởng về một vũ trụ hợp lý. Ý tưởng đó được phát minh bởi những người trước thời Socrat, tỉ như Thales, Parmenides, Heraclitus, và Pythagoras. Những người này có một số ý tưởng rất kỳ lạ, nhưng sự đóng góp lớn nhất của họ là thừa nhận một vũ trụ mà nó vận hành qua các quy luật được khám phá ra về nguyên nhân và hậu quả. Trước thời của những người này, có những thế giới thần thoại tỉ như câu chuyện của người Ai Cập về thần mặt trời, Ra, là người thỉnh thoảng du hành bằng xe ngựa ngang qua các bầu trời. Ngay cả người Hy Lạp cũng cho rằng sự thịnh nộ của Poisedon, thần biển hồ, gây nên các trận bão và động đất.
    Những người trước thời Socrat thay thế ý tưởng của một “vũ trụ mê hoặc” với một ý tưởng về vũ trụ “tỉnh ngộ” mà lý lẽ tự nhiên của con người có thể hiểu. Có lẽ họ không biết điều gì gây nên nguyệt thực và động đất, nhưng họ đã không tìm đến thần Ra và Poisedon để giải thích lý do. Đây là một biến chuyển quan trọng về ý thức. Không may, ảnh hưởng của họ quá ngắn ngủi. Điều này một phần là vì Socrates, ông lý luận rằng triết học không quan tâm đến những điều bất thường của thiên nhiên nhưng thay vào đó phải chú trọng đến bản chất con người. Những người trước thời Socrates còn bị đánh bại bởi các phiếm thần của người Hy Lạp, được tin rằng họ hành động bất thường để hoàn thành các mục đích bí hiểm của họ.
    Kitô Giáo làm sống lại ý tưởng về một vũ trụ có thứ tự qua cái nhìn về vũ trụ như tuân theo các quy luật mà nó biểu hiện sự hợp lý của Thiên Chúa sáng tạo. “Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời ở với Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa.” Chữ lời được dùng ở đây, là logos, tiếng Hy Lạp có nghĩa “ý nghĩ” hay “sự hợp lý”. Thiên Chúa thì linh thiêng và dựng nên vũ trụ, và vũ trụ vận hành đúng theo lý lẽ của Thiên Chúa. Đồng thời, Kitô Giáo chủ trương rằng vũ trụ, tự nó thì không linh thiêng. Kinh Thánh viết, “Thiên Chúa dựng nên hai vầng sáng lớn, vầng sáng lớn hơn làm chủ ban ngày và vầng sáng nhỏ hơn làm chủ ban đêm.” Với Kitô Hữu, mặt trời không phải là một đối tượng tôn thờ; nó chỉ là một cái đèn thật lớn. Vũ trụ của Kitô Giáo thì có thứ tự nhưng không mê hoặc. Hơn thế nữa, Kitô Giáo (ở đây du nhập di sản của Do Thái Giáo) dậy rằng con người được dựng nên theo “hình ảnh” và “giống” như Thiên Chúa. Điều này có nghĩa trong con người có chút tia lý lẽ của Thiên Chúa, khiến con người tách biệt khỏi những điều khác và ban cho nó sức mạnh hiểu biết về tạo vật. Theo Kitô Giáo, lý lẽ con người xuất phát từ sự hiểu biết của Thiên Chúa khi tạo nên vũ trụ.
    Thời trung cổ ở Âu Châu đã nhìn thấy sự phát sinh của trường đại học, mà nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển khoa học hiện đại. Đầu tiên, các đan sĩ làm việc không biết mệt trong các phòng thí nghiệm để phục hồi lại kiến thức kinh điển đã bị tiêu hủy khi người man rợ càn quét Đế Quốc La Mã và gieo rắc sự hỗn loạn trên khắp lục địa. Trong một vài thế kỷ, các đan viện là những tổ chức duy nhất ở Âu Châu để thu nhận, duy trì, và trao truyền lại kiến thức.
    Sau đó các nhà thờ bắt đầu xây trường học, đầu tiên là tiểu học và sau đó là trung học. Dần dà những trường này ngày càng tiến bộ cho đến khi, vào thế kỷ mười hai, các đại học đầu tiên được thành lập ở Bologna và Balê. Trường Oxford và Cambridge được thành lập vào đầu thế kỷ mười ba, theo sau là các đại học ở Rôma, Naples, Salamanca, Seville, Prague, Vienna, Cologne, và Heidelberg. Các trường này có thể là chi nhánh của các nhà thờ, nhưng tự lập và tự trị. Học trình vừa có tính cách trần tục và thần học, nhờ vậy kiến thức khoa học mới của lúc ban đầu thời hiện đại mới có thể phát triển. Như Alvin Schmidt nói rõ, nhiều trường đại học tiên khởi của Hoa Kỳ–Harvard, Đại Học “William and Mary”, Yale, Northwestern, Princeton, Dartmouth , Brown–khởi đầu là các trường Kitô Giáo.
    Robert Grosseteste, một giám mục dòng Phanxicô là người đầu tiên làm viện trưởng Đại Học Oxford, đề nghị rằng kiến thức có thể gom góp được qua một phương pháp có tính cách cảm nghiệm, quy nạp. Một vài thế kỷ sau, Francis Bacon—một người đạo đức viết luận án về Thánh Vịnh và sự cầu nguyện—dùng phương pháp quy nạp để ghi nhận các kết quả cảm nghiệm. Bacon lý luận rằng qua khả năng khám phá mà Chúa ban cho con người, họ có thể chu toàn sự ủy thác của Thiên Chúa cho loài người là thống trị tạo vật và ngay cả khôi phục lại một loại vườn Địa Đàng. Ngày nay Bacon được coi là cha đẻ của phương pháp khoa học, “người sáng tạo của sự phát minh”. Chính nhờ sự bảo trợ của giáo hội mà các tổ chức nghiên cứu y khoa đầu tiên và đài thiên văn đầu tiên được thiết lập và hỗ trợ. Từ thời Trung Cổ cho đến thời Khai Sáng, một giai đoạn vài thế kỷ, giáo hội đã thi hành nhiều điều cho khoa học Tây Phương hơn bất cứ tổ chức nào khác.
    Chúng ta thường nghe rằng khoa học được tìm thấy trong thế kỷ mười bẩy để chống với các tín điều tôn giáo. Trên thực tế, khoa học được tìm thấy giữa thế kỷ mười ba và mười bốn qua một cuộc tranh luận về hai loại tín điều tôn giáo. Loại thứ nhất chủ trương rằng cuộc tranh luận của giới kinh viện, tiến hành theo các quy tắc nghiêm nhặt của lý luận suy diễn, là cách tốt nhất để khám phá ra bàn tay của Thiên Chúa trong vũ trụ. Loại kia chủ trường rằng cảm nghiệm suy diễn, kể cả việc sử dụng cảm nghiệm để “dò hỏi thiên nhiên,” là phương cách thích hợp. Khoa học được lợi từ cả hai phương pháp này, dùng cảm nghiệm để kiểm tra các giả thuyết và sau đó dùng sự phê bình nghiêm khắc và tranh luận để thiết lập ý nghĩa của nó.
    Sử gia Lynn White cho thấy làm thế nào mà phương pháp khoa học mới đã khởi đầu một chuỗi sáng chế và canh tân trong thế kỷ mười ba. Theo Jean Gimpel, thế kỷ mười bốn là “một trong những thời kỳ phát minh vĩ đại nhất của loài người.” Cuộc cách mạng kỹ nghệ mà White và Gimpel diễn tả thì không giống như bất cứ gì được biết trong thời cổ điển. Giữa các phương pháp nông nghiệp còn mò mẫm của các đan viện và cuộc nghiên cứu mới có tính cách lý thuyết và cảm nghiệm của đại học, Âu Châu đã hình thành một phương pháp mới để hiểu biết về thiên nhiên và đưa nó vào thực tế giúp ích cho các mục tiêu nhân bản. Một lục địa trước kia hoang tàn không bao lâu đã đầy các trường học, nông trại, và xí nghiệp, tất cả đã đưa sản phẩm của sự hiểu biết và nông nghiệp cũng như mậu dịch lên một mức độ mới. Các phát minh của thời kỳ này bao gồm quạt nước, quạt gió, lò sưởi, mắt kính, và đồng hồ cơ khí. Các phát minh này dường như khiêm tốn, nhưng chúng đã trách nhiệm cho sự khởi đầu một nền văn minh mà không lâu, trong sự học hỏi, ảnh hưởng, và sức mạnh, đã làm cho các văn hóa khác trên thế giới trở nên còi cọt.
    Có thể tìm thấy dấu vết của các khoa học gia chuyên nghiệp đầu tiên vào cuối thời Trung Cổ, và vì giai đoạn này, phần lớn không chỉ là Kitô Hữu mà họ còn coi công việc là chu toàn mục đích của Kitô Hữu. Morris Kline viết rằng “Khoa học gia thời Phục Hưng là một thần học gia có đối tượng là thiên nhiên thay vì Thiên Chúa.” Điều này không có nghĩa thần học gia thời Phục Hưng trên con đường trần tục. Trái lại, họ tự coi như hoàn thành mục đích của Thiên Chúa trong một phương cách mới và tốt đẹp hơn, bởi đi ra ngoài khuôn khổ thánh thư của Chúa và khảo sát tạo vật của Người.
    Trong thế kỷ mười sáu, phong trào Cải Cách đưa ra một ý tưởng mới. Đây là quan điểm cho rằng sự hiểu biết không chỉ trong lĩnh vực của tổ chức giáo hội nhưng là mỗi người phải tự quyết định, nhất là khi đề cập đến vấn đề lương tâm. “Chức tư tế của cá nhân tín hữu” là một quan điểm vô cùng mạnh mẽ bởi vì nó tẩy chay phẩm trật của giáo hoàng, và cũng ngầm hiểu là mọi tổ chức trong phẩm trật. Nói cho cùng đó là một trang sử của tư tưởng độc lập, được tiến hành không bởi các tổ chức nhưng bởi các cá nhân. Những người Tin Lành tiên khởi đã không biết điều đó, nhưng họ đang đưa vào các ý niệm thần học mới nhằm đem lại sinh lực mới cho nền văn hóa khoa học vừa mới xuất hiện ở Âu Châu.
    Đây là một phần danh sách các khoa học gia hàng đầu là Kitô Hữu: Copernicus, Kepler, Galileo, Brahe, Descartes, Boyle, Newton, Leibnitz, Gassendi, Pascal, Mersenne, Cuvier, Harvey, Dalton, Faraday, Herschel, Joule, Lyell, Lavoisier, Priestley, Kelvin, Ohm, Ampere, Steno, Pasteur, Maxwell, Planck, Mendel…. Một số đông các khoa học gia này là giáo sĩ. Gassendi và Mersenne là linh mục. George Lemaitre cũng thế, ông là nhà thiên văn Bỉ đầu tiên đưa ra thuyết big bang. Khoa học hiện đại sẽ ở đâu nếu không có những người này? Một số là Tin Lành và một số là Công Giáo, nhưng tất cả đều nhìn đến thiên hướng khoa học theo các quan hệ hiển nhiên của Kitô Giáo.
    Copernicus, là một kinh sĩ của vương cung thánh đường ở Krakow, coi thiên văn như “một khoa học gần với Chúa hơn con người” và coi thuyết nhật tâm của ông như tiết lộ sự phối hợp vĩ đại của Thiên Chúa đối với vũ trụ. Boyle là một người Anh Giáo đạo đức, ông tuyên bố rằng các khoc học gia là những người được Chúa trao cho sứ mệnh phục vụ như “các tư tế của sách thiên nhiên.” Công trình của Boyle bao gồm các nghiên cứu khoa học và tiểu luận thần học. Trong chúc thư, ông để lại tài sản nhằm hỗ trợ cho một chuỗi bài diễn thuyết chống với chủ thuyết vô thần. Newton hiển nhiên là một Kitô Hữu thần bí, ông viết nhiều bài nhận định về lời ngôn sứ trong kinh thánh từ sách Daniel và Khải Huyền. Có lẽ là khoa học gia vĩ đại nhất trong mọi thời đại, Newton coi những khám phá của ông như chứng tỏ sự sáng tạo tài tình của công trình Thiên Chúa trong thiên nhiên. Ông viết, “Hệ thống mỹ miều nhất của mặt trời, các hành tinh, và vũ trụ chỉ có thể phát sinh từ ý định và quyền năng của một hữu thể thông minh và quyền lực.” Thiên Chúa của Newton không giống như người làm đồng hồ, chỉ làm cho vũ trụ chuyển động rồi sau đó rút lui. Thay vào đó, Thiên Chúa là một tác nhân tích cực duy trì các vật thể trên trời trong vị trí của nó và rất quan tâm đến tạo vật đặc biệt của Người, là loài người.
    Thí dụ của Kepler cho thấy, niềm tin Kitô Giáo của các khoa học gia vĩ đại này không phải là tình cờ đối với công việc. Đúng ra, các niềm tin này là những linh hứng dẫn dắt các khoa học gia. Kepler viết, “Tôi đã muốn trở thành một thần học gia. Tuy nhiên, giờ đây tôi mới thấy, bởi nỗ lực của tôi Thiên Chúa được tán dương qua thiên văn học.” Là một người nhiệt liệt hỗ trợ thuyết nhật tâm của Copernicus, Kepler chủ trương rằng vũ trụ có tâm điểm mặt trời là một hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi, với mặt trời tượng trưng cho Thiên Chúa, các tinh tú và hành tinh tương trưng cho Chúa Kitô, và chuyển dịch của các thiên thể tượng trưng cho Chúa Thánh Thần. Khi Kepler khám phá ra rằng các hành tinh không di chuyển theo vòng tròn nhưng theo hình trái soan cân xứng, ông bị một số thần học gia chỉ trích là khước từ sự mỹ miều của hoạch định tạo dựng của Thiên Chúa. Các thần học gia này lý luận rằng chắc chắn Thiên Chúa sẽ phải dùng các vòng tròn tuyệt hảo để bố trí sự vận chuyển của hệ thống hành tinh!
    Tuy nhiên, dựa trên đức tin Kitô Giáo sâu đậm, Kepler biết chắc rằng Thiên Chúa đã dùng đến một khuôn mẫu mỹ miều hơn nữa, và ông đã phải vất vả để tìm hiểu. Khi khám phá ra đó là gì—ba định luật của ông về sự chuyển động của các hành tinh—ông đã cảm nghiệm một điều gì đó về hiển linh tinh thần. Kepler tuyên bố rằng định luật của ông cho thấy Thiên Chúa đã dùng một hệ thống đơn giản hơn nhiều và thanh lịch hơn hệ thống trước đây được mô tả trong hệ thống Ptolemaic của vòng tròn và ngoại luân. Trong lời cầu nguyện kết thúc cuốn “The Harmony of the World”, Kepler xin Chúa “ban ơn để các minh chứng này có thể đưa đến sự vinh hiển cho Chúa và sự cứu rỗi các linh hồn.”
    Các định luật của Kepler thừa nhận những tương giao kỳ lạ. Tỉ như, định luật thứ ba của Kepler nói rằng số bình phương thời gian của một vòng quay của hành tinh thì tỉ lệ với lũy thừa ba khoảng cách trung bình của nó đến mặt trời. Làm thế nào người ta có thể tính toán ra được? Phần lớn Kepler biết được điều này vì ông tin rằng có mối quan hệ toán học mỹ miều được ẩn giấu ở đó và chờ đợi ông. Một phần của thiên hướng Kitô Giáo của ông là đi tìm điều đó và phổ biến để Thiên Chúa được vinh danh hơn. Sự thành công của Kepler dẫn đến sự nhận biết đáng kinh ngạc rằng động lực tôn giáo đôi khi có thể đưa đến những khám phá kinh hoàng làm thay đổi lịch sử khoa học.
    Điều này dường như lỗi thời đối với ngày nay, nhưng không phải như vậy. Các khoa học gia thường tìm kiếm các mô hình và trật tự mới trong thiên nhiên, và họ dùng một điều dường như có vẻ khác thường để xác định xem họ có đi đúng đường hay không. Họ thường tự hỏi mối quan hệ ấy có “đơn giản” hay có “mỹ miều” không. Những mô hình nào quá nặng nề hay “xấu xa” thường bị tẩy chay dựa trên các nền tảng ấy.
    Tại sao? Bởi vì ngay cả một khoa học gia trần tục nhất cũng cho rằng các thực thể trong thiên nhiên thì không chỉ có thứ tự mà còn mỹ miều.Điều này là phần sót lại của Kitô Giáo về khoa học hiện đại. Nó là tiếng thì thào, nếu chúng ta nghe được, rằng ngay cả ngày nay khoa học của chúng ta dựa trên các nền tảng tôn giáo. Ngay cả các khoa học gia trần tục không thể tránh khỏi các điều thừa nhận của Kitô Giáo, và một số người am tường nhất của họ đã công nhận điều này. Einstein thú nhận rằng “trong bất cứ ai thực sự tìm kiếm thiên nhiên, đều có một loại sùng kính tôn giáo. Và tôi tin rằng, Thuyết tương đối của ông với tiên đề về sự tuyệt đối của vận tốc ánh sáng cũng lấy nguồn từ câu nói đầu tiên của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh “ Phải có ánh sáng” .” Nhà sinh vật học Joshua Lederberg mới đây nói trong tạp chí Science rằng, “Điều không thể bàn cãi là sự thôi thúc tôn giáo dẫn dắt chúng ta trong động lực duy trì việc tìm tòi có tính cách khoa học.” Và Sự thôi thúc đó bắt nguồn từ Thiên Chúa Giáo.

    Thích

  11. Bạn thân mến.
    Một cái nhìn không thiên vị về lịch sử của khoa học sẽ cho bạn thấy rằng khoa học hiện đại là một phát minh của Kitô Giáo thời trung cổ, và những khám phá vĩ đại trong khoa học phần lớn là công trình của Kitô Hữu., và động lực của nó là từ nền Thần học—là tìm hiểu sự tương giao của con người với Thiên Chúa, mỗi người họ luôn đối diện với câu hỏi “Làm thế nào tôi biết được ý muốn của Chúa trên đời sống tôi?”, và họ tìm câu trả lời trong Kinh Thánh, trong thiên nhiên và trong con người.
    Trong sách Thánh Vịnh 19:1 chép : “các tầng trời công bố vinh quang của Chúa và không trung cho thấy những kỳ công tay Người.”
    Đó là động lực để họ tìm kiếm ý Chúa trong thiên nhiên như là một nhà khoa học, mục đích của họ là để làm sáng danh Chúa. Ngày nay, điều này có thể hiểu giống như là con cái ráng học hành thành tài, đỗ đạt nên người để cho cha mẹ mở mày mở mặt vậy.
    Câu chuyện còn nhiều với thuyết địa tâm, nhật tâm, và cả câu chuyện nổi tiếng về Galileo mà học sinh chẳng biết gì hơn ngoài câu “ dẫu sao trái đất vẫn quay” mà thầy cô nói cho, cũng không trách được, vì giáo viên không phải là người nghiên cứu thần học và tôn giáo, sự thật thì bị che giấu và thêu dệt rất nhiều.
    Xin dừng lại một chút, để nói về một vấn đề mà ngày nay, khi dùng lý lẽ, tính hợp lý để phân tích thì mọi nhà nghiên cứu đều công nhận một điều là “bí ẩn”—Đó là quốc gia Do Thái, những nhà nghiên cứu khi đứng trên quan điểm trần tục thì đều chấp nhận : Do Thái là một dân tộc bí ẩn kỳ lạ.
    Sau hai ngàn năm sống lưu vong, ăn nhờ ở đợ ở khắp các nước,cuối cùng lại phục quốc với truyền thống văn hóa trọn vẹn không hề bị đồng hóa một chút nào cả.—Đây là một điều được cho là kỳ lạ, vô lý nhất nhưng lại là sự thật. Có ai nghĩ rằng người Chàm ( Chăm pa) sau hai ngàn năm cũng thành lập lại được nước Chăm pa với đầy đủ bản sắc văn hóa gốc không? Tôi nghĩ rằng nếu ai trả lời “được” , thế nào cũng bị cho là điên.
    Người Do Thái đi đến đâu là chỉ có đồng hóa người khác chứ không ai đồng hóa được họ. Người Do Thái chỉ có 13 triệu dân nhưng giải Nobel họ chiếm hết phân nửa. Thử nghĩ thế giới có mấy tỷ người, họ chỉ có mấy triệu người mà kết quả lại như vậy thì thấy cũng khó tin. Họ nắm giữ phần lớn nền kinh tế tài chính Mỹ, tới mức người Mỹ có câu nói “Tiền nước Mỹ nằm trong túi người Do Thái”. Nhờ thế trên vấn đề Trung Đông chính phủ Mỹ xưa nay luôn bênh vực và viện trợ cho Do Thái. Họ xuất sắc trên toàn bộ các lĩnh vực , khoa học, kỹ thuật, tài chính, thương mại, ngân hàng. Rất nhiều nhà lý thuyết kinh tế hàng đầu thế giới là người Do Thái, các lý thuyết họ xây dựng nên đã ảnh hưởng vô cùng to lớn nếu không nói là quyết định tới quá trình trình tiến hóa của nhân loại. Dù không phải là chủng tộc lớn, vậy nhưng không một nhóm chủng tộc nào có thể sánh được với người Do Thái về khả năng và thành tích vượt trội.
    Nếu so sánh họ với dân tộc khác giống như là so sánh đội bóng Brazil đá với đội Lào.
    Vậy đâu là điều bí ẩn này? Các nhà nghiên cứu, phân tích ở nhiều các phương diện khác nhau để cố giải mã họ nhu trí thông minh, chỉ số IQ, tính cách , ý chí, văn hóa.. Đưa đến kết luận theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cuối cùng vẫn đều công nhận đó là một giống dân bí ẩn.
    Thật ra người Do Thái không thông minh hơn người Việt Nam. Họ chỉ có một đức tính duy nhất là : Họ vâng phục hoàn toàn Đức Chúa Trời và làm theo những gì Kinh Thánh dạy.
    Người Do Thái yêu Kinh Thánh hơn yêu bản thân họ, dù đi đâu họ cũng cầm Kinh Thánh theo bên mình ( Kinh Thánh người Do Thái là sách Cựu Ước, tức quyển đầu của Kinh Thánh Kitô giáo ). Những lời dạy trong Kinh Thánh họ học thuộc, áp dụng, dạy lại cho con cái, họ khắc lên trên bảng, treo lên trên tường nhà, khắc lên trên cửa, khắc lên trên cột, khắc lên trên tay, khắc cả lên trên trán luôn, để mỗi khi đi, đứng, nằm , hay ngồi ở đâu họ cũng nghe thấy lời Đức Chúa Trời mà vâng mà làm theo.
    Ví dụ, Đối với vấn đề nuôi dạy con cái thì Kinh Thánh dạy rằng “ Con cái là cơ nghiệp Đức Chúa Trời ban cho” , “ Hỡi các kẻ làm cha, chớ chọc giận con mình, hãy dạy con đường nó phải theo, hầu cho về già không lìa khỏi nó”
    Kinh Thánh dùng từ “Cơ nghiệp” chứ không phải là quà tặng, muồn thì dùng, không muốn thì bỏ, “ cơ nghiệp” lớn hơn là tài sản, giống như là công ty, có thể làm nó phát triển lên và cũng có thể làm nó lụi tàn bởi cha mẹ. Do đó người Do Thái vô cùng coi trọng việc nuôi dạy con cái từ tuổi còn nhỏ xíu, luôn quán triệt con đường chân lý cho nó từ thuở còn nhỏ. Chân lý họ đã biết trước mình mấy ngàn năm, đương nhiên họ phải vượt xa mình về mọi mặt rồi.
    Nếu bạn nào có đọc Kinh Thánh thì biết, Do Thái là dân tộc được Chúa chọn để thực hiện chương trình của Ngài, lịch sử người Do Thái ứng nghiệm hoàn toàn chính xác với những gì Kinh Thánh tiên tri.
    Do Thái là cả một dân tộc làm chứng về Thượng Đế, giống như một cái đồng hồ của nhân loại, khi thế giới có chuyển biến gì thì tất cả đều nhìn về phía họ.

    Thích

  12. Bất kể vai trò của Kitô Giáo trong nguồn gốc và sự phát triển của khoa học, đề tài về cuộc chiến giữa khoa học và tôn giáo vẫn dai dẳng. Điều gì đã đem lại sức mạnh để kéo dài câu chuyện này? Đó là những trường hợp được phúc trình về việc giáo hội ngược đãi các khoa học gia như Copernicus và Galileo. Các văn sĩ vô thần đề cập đến chủ đề này với sự báo thù. Daniel Dennett chọn riêng Giáo Hội Công Giáo và chê bai “cái di sản đáng tiếc khi ngược đãi chính các khoa học gia của mình.” Bruce Jakosky viết, “Quan điểm của Copernicus không được giáo hội đón nhận; quá trình sự ngược đãi ông ta thì thật nổi tiếng.” Carl Sagan miêu tả Galileo “trong một ngục tù của Công Giáo bị đe dọa bằng sự tra tấn” vì “quan điểm lạc giáo của ông cho rằng trái đất xoay chung quanh mặt trời.” Nhận xét rằng Galileo “không được tha cho tội lạc giáo mãi cho đến năm 1992 Về câu chuyện khoa học chống với tôn giáo, các văn gia vô thần viết y như là một cuốn truyện viễn tưởng, như vầy :

    “ Đó là một cuộc chiến giữa thiện và ác: người tốt lành đề ra một phương cách mới về sự hiểu biết dựa trên thử nghiệm và chứng cớ. Các lực lượng tối tăm bị giam hãm trong học thuyết cổ xưa xuất phát từ các sách thiêng liêng, tỉ như niềm tin cũ rích cho rằng trái đất là mặt phẳng. Bất kể sự ngu dốt của mình, các lực lượng tối tăm chiếm đóng các vị thế chính trị. Sợ rằng kiểu cách mê tín cổ lỗ của mình bị đe dọa, các lực lượng tối tăm đàn áp và ngược đãi những người bất đồng quan điểm với sự chính thống. Một cuộc chiến khủng khiếp xảy ra sau đó. Nhiều người tốt lành bị kết án là lạc giáo chỉ vì đề cao các lý thuyết khoa học có giá trị.. Copernicus và Galileo bị ngược đãi vì chứng minh rằng trái đất quay chung quanh mặt trời. Thật may mắn, lịch sử buồn thảm này hiện thời đã đi vào quá khứ; các lực lượng ánh sáng đã chế ngự các lực lượng tối tăm. Ngày nay khoa học đang trên đà phát triển và tôn giáo đang thoái hóa. Các khoa học gia bây giờ có thể hoạt động mà không bị cản trở và ngay cả Giáo Hội Công Giáo cũng đã xin lỗi về cách đối xử với Galileo. Luân lý của câu chuyện là chúng ta luôn luôn phải biết ơn về sự phát sinh của khoa học và tỉnh thức coi chừng tính cách cuồng tín của tôn giáo.”

    Âm hưởng này hiện thời vẫn còn được ngâm nga trong nền văn hóa hiện đại của chúng ta, ngay cả bởi những người biết rất ít chi tiết của vấn đề.
    Cho đến ngày nay, nhiều người tin rằng giáo hội trung cổ chủ trương rằng trái đất thì bằng phẳng cho đến khi khoa học hiện đại chứng minh là nó hình tròn. Trên thực tế, người Hy Lạp và Kitô hữu xưa thời trung cổ đều biết rằng trái đất thì tròn. Họ quan sát thấy ở đường chân trời cột buồm xuất hiện trước thân buồm. Họ cũng thấy rằng khi nguyệt thực, trái đất tạo nên bóng tròn trên mặt trăng. Vũ trụ học của Dante thời trung cổ được dựa trên ý tưởng khối cầu của trái đất. Bởi thế ý nghĩ cho rằng giáo hội tin là trái đất bằng phẳng, đó là một pha chế của những người tuyên truyền chống tôn giáo vào thế kỷ mười chín.
    Với hầu hết dân chúng, không tình tiết nào miêu tả sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo một cách bi thảm cho bằng vụ án Galileo. Vào cuối thập niên 1930, Bertolt Brecht viết một kịch bản xuất sắc, Life of Galileo, và được dựng thành phim vào năm 1975 bởi đạo diễn Hoa Kỳ Joseph Losey. Bản kịch của Bretcht là câu chuyện về ác tâm của giáo sĩ và ưu điểm của khoa học. Nó là bản phong thánh cho Galileo thành một vị thánh thế tục. Và đây là vị thế mà Galileo chiếm ngự trong văn hóa chúng ta ngày nay, một vị tử đạo vì chính nghĩa khoa học.
    Khi các văn gia vô thần nói về “lịch sử” bách hại các khoa học gia của giáo hội, họ thường trưng ra vụ án Galileo. Copernicus không bao giờ bị giáo hội ngược đãi. Giordano Bruno, người độc lập tư tưởng, bị thiêu sống, nhưng như sử gia Thomas Kuhn vạch rõ, “Bruno không bị hành quyết vì học thuyết Copernicus nhưng vì một chuỗi lầm lạc thần học về Thiên Chúa ba ngôi.” Sự hành quyết Bruno quả thật là sự bất công ,nhưng nó không liên can gì đến sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo. Trước thế kỷ thứ mười hai và sự thanh trừng của Stalin và Hitler, chỉ có một khoa học gia nổi tiếng bị hành quyết bởi sắc lệnh của chính phủ. Đó là hóa học gia vĩ đại Antoine Lavoisier, một người Công Giáo chân thành bị Jacobins chém đầu trong thời Cách Mạng Pháp.
    Quay trở lại với Galileo.. Trước thế kỷ thứ mười sáu, hầu hết người có học thức chấp nhận các lý thuyết của nhà thiên văn Ptolemy người Hy Lạp, ông chủ trương rằng trái đất thì cố định và mặt trời quay chung quanh trái đất. Ý tưởng trái đất là tâm của vũ trụ là một ý niệm cổ xưa, Không phải của Kitô giáo. Người tín hữu Kitô chấp nhận ý niệm này, Lý do là vì lý thuyết phức tạp của ông được hỗ trợ bởi trực giác và đem lại những tiên đoán chính xác hợp lý về sự vận chuyển của các thiên thể. Trong Kinh Thánh không bao giờ nói rằng mặt trời xoay chung quanh trái đất. Kinh Thánh im lặng về vấn đề khoa học. Có một vài đoạn đề cập đến việc mặt trời mọc và lặn, như câu 5 trong sách Truyền đạo “Mặt trời mọc, mặt trời lặn, nó lật đật trở về nơi nó mọc”. điều này rất bình thường trong ngôn ngữ ngày này, cả các chuyên gia khí tượng, họ biết rõ là trái đất xoay chung quanh mặt trời, nhưng vẫn dùng thuật ngữ thông thường: “Ngày mai mặt trời sẽ mọc vào lúc 5g sáng”). Những đoạn trong sách Truyền đạo này là những câu nói của vua Salomon như là những câu triết lý cho cuộc đời chứ không phải nói về vấn đề khoa học. Hơn nữa, người Ki tô hữu, hiểu con người hay là tâm điểm vũ trụ, có ý nghĩa là mục đích của của chương trình sáng thế của Chúa, chứ không phải hiểu là vấn đề về không gian nơi chốn. Ta có thể so sánh giống như trong một lớp học, một người được gọi là tâm của sự chú ý không có ý nghĩa là họ ngồi ngay chính giữa lớp, mà có thể ngồi ở đầu bàn hay cuối bàn.
    Thật thú vị là có một nhà tư tưởng Hy Lạp, Aristarchus ở Samos , đã đề ra thuyết nhật tâm mãi từ thế kỷ thứ ba trước công nguyên. Sử gia David Lindberg viết, “Aristarchus được tán dương vì ông đoán trước Copernicus.” Nhưng có phải Aristarchus và các môn đệ của ông là khoa học gia không? Để tránh sự sai lầm có tính cách phản hồi khi dùng kiến thức hiện đại để đánh giá các xác nhận về khoa học trong quá khứ, chúng ta phải xem xét các dữ kiện vào thời bấy giờ. Như Lindberg có viết, “Vấn đề không phải là chúng ta có những lý do đáng tin cậy về thuyết nhật tâm, nhưng là họ có các lý do nào như thế không, và câu trả lời là họ không có.”- Có nghĩ là họ không có chứng cớ nào về trái đất thì quay chung quanh mặ tròi, chỉ mới là lý thuyết trên giấy.
    Dữ kiện có cho đến ngày Galileo bênh vực Ptolemy. Kuhn nhận xét rằng trong suốt thời Trung Cổ có những người đưa ra thuyết tâm mặt trời. “Họ bị nhạo cười và lãng quên”, Kuhn viết thêm, “các lý do tẩy chay thật rất đúng.” Hãy xem một vài thí dụ ông viết. Trái đất dường như không di chuyển, và tất cả chúng ta có thể thấy mặt trời mọc vào buổi sáng và lặn vào buổi chiều. Nếu trái đất quay chung quanh mặt trời với tốc độ cao, chim chóc và mây và những vật nào không bám vào đất sẽ rơi lại đằng sau. Một hòn đá ném lên trời sẽ rơi xuống đất cách đó nhiều dặm, vì khi trái đất di chuyển được một khoảng cách đáng kể thì vật ấy vẫn còn ở trên không. Người ta đứng trên mặt đất sẽ bị té ngã. Vì không thấy có điều nào kể trên xảy ra, trái đất được coi là cố định.—Đây là trực giác của tất cả mọi người khi đó.
    Galileo là một nhà thiên văn người Florentine được Giáo Hội Công Giáo rất tôn trọng. Ông từng là một người hỗ trợ thuyết địa tâm của Ptolemy. Galileo ngày càng tin rằng Copernicus thì đúng, trái đất thực sự quay chung quanh mặt trời. Copernicus đưa ra lý thuyết của ông vào năm 1543 trong một cuốn sách được tặng cho đức giáo hoàng. Copernicus thú nhận rằng ông không có chứng cớ vật lý, nhưng ưu điểm của thuyết nhật tâm nó đưa đến nhiều tiên đoán tốt hơn về các qũy đạo của hành tinh. Ý tưởng mới của Copernicus đã gây nên nhiều cuộc tranh luận trong cộng đồng tôn giáo và khoa học, mà lúc bấy giờ không rõ biên giới. Nửa thế kỷ sau, khi Galileo đi vào vấn đề, quan điểm chiếm ưu thế là Copernicus đã đưa ra một giả thuyết rất thú vị nhưng chưa được chứng minh, rất hữu ích để tính toán sự vận chuyển của các thiên thể nhưng không đủ sức thuyết phục để loại bỏ toàn thể thuyết địa tâm..
    Sự đóng góp của Galileo cho giả thuyết Copernicus thì quan trọng nhưng không dứt khoát. Đây là điểm quan trọng cần nhớ, bởi vì huyền thoại được thêu dệt chung quanh Galileo hầu như dựa trên các biến cố không bao giờ xảy ra. Kuhn kể câu chuyện mà tất cả chúng ta đều biết khi còn đi học về việc Galileo leo lên đỉnh tháp nghiêng Pisa rồi thả các vật nặng và nhẹ xuống đất. Ông cho rằng, trái với sự hiểu biết bằng trực giác, các vật này chạm mặt đất cùng một lúc. Câu chuyện kể tiếp, một thí nghiệm đơn giản đã đánh đổ một giả thuyết có từ hàng ngàn năm thời trung cổ.
    Trên thực tế, Galileo không làm thí nghiệm này ở Pisa hay bất cứ đâu; , trong quyển “ lược sử thời gian” Hawking cũng ghi như vậy, thí nghiệm này được thi hành bởi một trong các môn sinh của ông.
    Nhờ sáng chế một viễn vọng kính mạnh hơn những người khác vào thời ấy, Galileo có những quan sát quan trọng về các mặt trăng của Jupiter, chu kỳ của Venus, và các đốm đen trên mặt trời mà chúng làm suy yếu thuyết Ptolemy và phù hợp với giả thuyết của Copernicus. Galileo đem những quan sát này trình bầy với các linh mục dòng Tên, họ là những nhà thiên văn nổi tiếng thời bấy giờ, và họ đồng ý với ông là các quan sát của ông đã giúp củng cố thuyết nhật tâm. Các cha dòng Tên nói với Galileo rằng giáo hội đang chia rẽ, nhiều giáo sĩ ủng hộ Ptolemy trong khi nhiều người khác cho rằng Copernicus thì đúng. Ngay cả vậy, các cha dòng Tên kết luận rằng vấn đề còn bỏ ngỏ và họ không nghĩ rằng Galileo giải quyết được vấn đề. Tyco Brahe, nhà thiên văn vĩ đại nhất của thời ấy, đồng ý rằng các chứng cớ của Galileo chưa đủ và ông tiếp tục hỗ trợ thuyết tâm địa cầu. Danh tiếng của Brahe thật vĩ đại đến độ nhiều nhà thiên văn không dám quay sang thuyết Copernicus cho đến khi ông từ trần.
    Có thể nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng, lúc đó đức giáo hoàng là một trong những người ngưỡng mộ Galileo và hỗ trợ các cuộc nghiên cứu khoa học đến độ bảo trợ tổ chức trong các đại học và đài thiên văn. Trưởng Toà Thẩm Tra cũng vậy, vị thần học gia uyên bác là Đức Hồng Y Robert Bellarmine. Khi bài nói chuyện của Galileo để hỗ trợ cho thuyết tâm mặt trời được phúc trình lên Tòa Thẩm Tra, dường như bởi các học giả thù nghịch với Galileo ở Florence, ĐHY Bellarmine đã đến gặp Galileo. Đây không phải là một thủ tục thông thường của Tòa Thẩm Tra, nhưng Galileo là một người nổi tiếng. Năm 1616 ông đến Rôma với sự đón tiếp nồng nhiệt, ở đây ông cư ngụ trong đại biệt thự Medici, được gặp đức giáo hoàng hơn một lần, và tham dự các buổi tiếp tân do một vài giám mục và hồng y tổ chức.
    Điều nhận xét của Bellarmine có liên hệ đến Galileo thì thật đáng nhớ và đáng kể lại. Bellarmine viết, “Trong khi cảm nghiệm nói với chúng ta rõ ràng rằng trái đất thì bất động, nếu có một chứng minh đích thật cho rằng mặt trời là tâm điểm của vũ trụ… và mặt trời không quay xung quanh trái đất nhưng trái đất xoay chung quanh mặt trời, thì chúng ta phải xúc tiến với sự thận trọng để giải thích các đoạn kinh thánh mà dường như dậy bảo ngược lại, và tốt hơn nên thú nhận là chúng ta không hiểu các đoạn ấy hơn là công bố một ý niệm sai lầm đã được minh chứng là đúng. Nhưng đây không phải là điều nên thi hành vội vã, và đối với tôi, tôi sẽ không tin có những chứng minh như vậy cho đến khi được trình bầy cho tôi.”
    Đây là kiểu mẫu của một thủ tục khôn ngoan. Bellarmine cho rằng không thể có mâu thuẫn thực sự giữa thiên nhiên và kinh thánh, đó là điều Kitô giáo luôn dậy bảo. Do vậy, ngài lý luận, nếu chúng ta thường đọc kinh thánh theo một chiều và chứng cớ thiên nhiên cho thấy chúng ta sai, thì chúng ta cần xem lại cách dẫn giải kinh thánh và thú nhận sự sai lầm của chúng ta. Nhưng trước hết phải biết chắc có chứng cớ khoa học thực sự trước khi khởi sự thay đổi cách giải thích kinh thánh là điều chúng ta được dậy bảo từ bao lâu nay. Bellarmine đưa ra một giải pháp. Dựa vào chứng cớ không có sức thuyết phục về lý thuyết này và sự tế nhị của vấn đề tôn giáo, Galileo đừng nên giảng dậy hay cổ vũ thuyết tâm mặt trời. Galileo, một người Công Giáo tốt lành muốn trung thành với giáo hội, đã đồng ý. Bellarmine đưa một huấn thị và lập biên bản của thủ tục và đã được lưu trong hồ sơ của giáo hội.
    Trong một vài năm, Galileo giữ lời và tiếp tục quan sát và thảo luận mà không công khai cổ vũ thuyết nhật tâm. Sau đó ông nhận được tin vui là ĐHY Maffeo Barberini được chọn làm Đức Giáo Hoàng Urban VIII. Barberini là một khoa học gia “cấp tiến,” từng tranh đấu để công trình của Copernicus không bị đưa vào thư mục những cuốn sách bị cấm. Cũng đáng kể không kém, Barberini là một người hâm mộ Galileo, và ngay cả làm thơ để tán dương ông. Galileo tin tưởng rằng bây giờ ông có thể công khai giảng dậy về thuyết nhật tâm. Nhưng vị thế mới của đức giáo hoàng về vấn đề này thì thật phức tạp. Đức Urban VIII chủ trương rằng trong khi khoa học có thể hữu ích trong việc đo lường và tiên đoán về vũ trụ, nó không thể cho rằng có hiểu biết thực sự về thực thể mà chỉ có Thiên Chúa mới biết. Giả thuyết này, nghe có vẻ lạ lùng, nhưng thực sự đến ngày hôm nay đúng là như vậy: Không có lý thuyết thống nhất.
    Do đó khi Galileo cho xuất bản cuốn Dialogue Concerning the Two Chief World Systems (Đối Thoại về Hai Hệ Thống Chính của Vũ Trụ) năm 1632, giáo hội rơi vào tình thế khó xử. Trước hết, Galileo cho rằng đã minh chứng được sự thật về thuyết tâm mặt trời, nhưng thật ra minh chứng của ông thì sai lầm. Một trong những lý lẽ chính của Galileo là cho rằng sự chuyển dịch mau lẹ của trái đất chung quanh mặt trời tạo nên thủy triều. Đây là vấn đề của thời bấy giờ, và giờ đây chúng ta biết rằng mặt trăng là yếu tố chính gây nên thủy triều. Galileo cũng cho rằng, giống như Copernicus, các hành tinh chuyển dịch theo đường tròn, dù rằng vào thời Galileo, Kepler đã từng chứng minh là qũy đạo hình bầu dục. Galileo dám chắc rằng Kepler sai.
    Thứ hai, Galileo đã làm đức giáo hoàng bối rối khi dựng cuộc “đối thoại” của ông với hai khuôn mặt, một đại diện cho chính ông và một đại diện cho đức giáo hoàng. Để sự tương phản càng nổi bật, Galileo đặt tên cho đức giáo hoàng là Simplicio, tiếng Ý có nghĩa “Người Khờ”. Căn bản, cuộc đối thoại bao gồm những luận điệu ngu xuẩn của Simplicio bị bác bỏ một cách tao nhã bởi nhân vật tượng trưng cho Galileo. Đức giáo hoàng không lấy làm vui.
    Sai lầm thứ ba của Galileo là văn bản của ông không chỉ nằm trong các vấn đề khoa học; ông còn đưa ra giả thuyết của chính ông về cách dẫn giải Kinh Thánh. Galileo lý luận rằng Kinh Thánh phần lớn có tính cách ẩn dụ và đòi hỏi phải giải thích lại để đào xới ý nghĩa thực sự của nó. Các cha dòng Tên đã cảnh cáo ông đừng đi vào lãnh vực này. Họ nói với Galileo, Kinh Thánh là lãnh vực của giáo hội. Với những ngạo mạn và thiếu khôn ngoan thường thấy nơi các đại khoa học gia, Galileo đã bỏ qua lời khuyên này. Do đó khi ông bị phúc trình một lần nữa lên Tòa Thẩm Tra, các đối thủ của ông đã có thể chê trách ông không vì lý do khoa học nhưng còn vì lý do là ông ngấm ngầm phá hoại sự giảng dậy tôn giáo của giáo hội.
    Sau cùng, đây là thời kỳ Cải Cách. Các nhà tư tưởng Tin Lành đang tấn công giáo hội Công Giáo với lý do không coi trọng Kinh Thánh. Đức Urban VIII hăng hái minh chứng Vatican trung thành với Kinh Thánh, và thuyết địa tâm là một dẫn giải được đồng ý trong lập trường chính thức của người Công Giáo và Tin Lành. Nếu sự Cải Cách xảy ra một thế kỷ trước hay sau, Richard Blackwell viết, “sự kiện Galileo có lẽ đã không xảy ra.” Tuy nhiên, dưới những tình huống hiện hành, đức giáo hoàng đồng ý cho tiến hành vụ Galileo.
    Năm 1633, Galileo trở lại Rôma, là nơi ông được đối xử một cách tôn trọng. Ông đã có thể thắng được vụ án này, nhưng trong cuộc điều tra, vài người tìm thấy những lá thư ngắn của ĐHY Bellarmine trong hồ sơ. Galileo đã không cho Tòa Thẩm Tra biết–thực sự ông không cho ai biết–về sự đồng ý trước đây là không giảng dậy hay cổ vũ cho thuyết Copernicus. Giờ đây, Galileo được coi như lừa dối giáo hội cũng như không sống đúng với điều ông đồng ý. Ngay cả những người trong giáo hội có thiện cảm với ông cũng thấy khó để bênh vực cho ông vào thời điểm này.
    Nhưng họ khuyên ông hãy thú nhận là ông đã cổ vũ cho thuyết Copernicus trái với thỏa ước giữa ông với Bellarmine, và ông hãy chứng tỏ sự ăn năn hối lỗi. Thật ngạc nhiên, Galileo xuất hiện trước Tòa Thẩm Tra và quả quyết rằng cuốn Dialogue của ông không bào chữa cho thuyết nhật tâm. “Trong sách ấy tôi không duy trì và cũng không bào chữa quan điểm rằng trái đất di chuyển và mặt trời phải đứng yên nhưng đúng hơn chứng tỏ điều trái ngược với quan điểm của Copernicus và cho thấy rằng các lý luận của Copernicus thì không chắc chắn và không có sức thuyết phục.”
    Điều thường được lập đi lập lại nhiều lần là Galileo thì thào nói trong hơi thở rằng, “Tuy vậy nó di chuyển.” Nhưng nhận xét này thuần túy thêu dệt. Thật vậy, không có phúc trình nào cho thấy Galileo đã nói như thế. Ở đây người ta phải thấy thương hại cho các nguyên cớ của Galileo. Có lẽ ông đưa ra nhận định từ chối thuyết nhật tâm vì mệt mỏi và chán nản. Ngay cả vậy, các viên chức Tòa Thẩm Tra cũng có thể được bào chữa khi họ coi quan điểm của Galileo ở lúc này là một người nói dối trắng trợn. Sự bào chữa của Galileo, Arthur Koestler viết, thì quá “thiếu thành thật hiển nhiên đến độ vụ kiện của ông sẽ bị thua trong bất cứ tòa nào.” Tòa Thẩm Tra kết luận rằng Galileo chủ trương quan điểm tâm mặt trời, và đòi hỏi ông phải công khai rút ý kiến ấy. Galileo đã thi hành như vậy, vào thời điểm ông bị giam tại gia.
    Trái với sự tuyên truyền của một số nhà vô thần, Galileo không bao giờ bị kết tội lạc giáo, và không bao giờ bị giam trong ngục tối hay bị tra tấn bằng bất cứ cách nào. Sau khi công khai rút ý kiến, ông được đặt dưới sự giám hộ của đức tổng giám mục của Siena , là người cho ông cư ngụ trong biệt thự lộng lẫy trong năm tháng. Sau đó ông được phép trở về biệt thự của ông ở Florence . Trên lý thuyết ông bị giam tại gia, nhưng thực tế ông có thể đi thăm con gái ở tu viện San Matteo. Giáo hội cũng cho phép ông tiếp tục nghiên cứu khoa học về các vấn đề không liên can đến thuyết tâm mặt trời, và ông đã cho công bố kết quả nghiên cứu quan trọng trong thời gian này. Galileo chết một cách tự nhiên vào năm 1642. Kuhn cho biết, chính trong các thập niên sau đó, xuất hiện các bằng chứng mới hơn và mạnh mẽ hơn về giả thuyết nhật tâm, và quan điểm khoa học này, bị chia đôi trong thời Galileo, trở nên quan điểm của đa số mà chúng ta chia sẻ ngày nay.
    Chúng ta có thể kết luận gì về vụ Galileo? “Hình ảnh quen thuộc về Galileo như một vị tử đạo vì sự tự do tư tưởng và một nạn nhân của sự đàn áp khoa học của giáo hội,” sử gia Gary Ferngren viết, “được chứng tỏ không hơn gì một sự biếm họa.” Vụ kiện này là một “bất thường”, sử gia Thomas Lessl viết, “một gián đoạn tạm thời trong sự tương giao hài hòa” hiện có giữa Kitô Giáo và khoa học. Thật vậy, trong lịch sử giáo hội Công Giáo không có một thí dụ nào khác về việc lên án một giả thuyết khoa học.
    Galileo là một khoa học gia vĩ đại nhưng thiếu khôn ngoan. Ông rất đúng về thuyết nhật tâm trời, nhưng vài lý lẽ và minh chứng của ông thì sai. Cuộc tranh luận về ý tưởng của ông thì không chỉ giới hạn giữa tôn giáo và khoa học, nhưng còn giữa khoa học mới và khoa học của thế hệ trước. Các khuôn mặt lãnh đạo của giáo hội thì thận trọng hơn khi tiếp cận với các vấn đề khoa học, mà chúng thực sự chưa ổn định vào thời ấy, hơn là đối với Galileo. Giáo hội không nên đưa ông ra tòa, nhưng phiên xử của ông được tiến hành với sự dè dặt đáng kể và cách cư xử thật kiểu mẫu. Chính Galileo hành động tệ hại, mà nó đã góp phần cho số phận của ông. Ngay cả vậy, số phận của ông cũng không quá thậm tệ. Alfred North Whitehead, một sử gia nổi tiếng về khoa học, kết luận rằng “điều tệ hại nhất xảy ra cho khoa học gia là Galileo chịu giam cầm cách vinh dự và sự quở trách nhẹ nhàng, trước khi chết một cách êm ái trên giường.”

    Thích

    • Chào anh lamhoangau, em rất thích đọc những comment mang tính thần học của anh.
      Theo quan điểm thần học của anh thì con người ta có luân hồi tiền kiếp như Phật giáo không hay là thế nào?

      Thích

      • Bạn Phamphu thân mến.
        Kinh Thánh chép: “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét” (Hê-bơ-rơ 9:27)
        Kinh thánh bày tỏ con người có ba phần: Phần linh, phần hồn, và phần xác, cụ thể.
        —-Tâm linh (linh hồn) : để nhận biết Thiên Chúa và tương giao với Thiên Chúa
        —-Tâm lý (tâm hồn) : Để nhận biết đồng loại và Tương giao với đồng loại.
        —Thân thể (vật chất) : Để hướng ra bên ngoài.

        Cả loài vật và con người đều được dựng nên từ bụi đất, nhưng con người là tạo vật đặc biệt được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa bằng cách ban thần khí của Ngài trên con người, và con người có một linh hồn, để có thể nhận biết ,tương giao và yêu Ngài một cách chân thành , trong con người cũng có một chút lý lẽ của Thiên Chúa, nhờ lý lẽ này mà con người có thể quản trị mọi loài trên đất để phục vụ cho đời sống con người., Trong khi con người có đến ba phần thì Động vật chỉ có hai phần, Động vật không có phần tâm linh , nó chỉ phát triển đến một phần cao nhất gọi là Tâm lý động vật, do đó động vật không có ý thức, nó không ý thức được bản thân và nó cũng không ý thức được Thiên Chúa, không phát triển luân lý. Có thể hình dung động vật như một cái máy sinh học được lập trình sẵn trong bản năng. Do đó những việc làm của con vật không được xem là thiện hay ác, nên con vật không chịu trách nhiệm cho những hành động của nó làm. Khi sống hết kiếp thì lại trở về với tình trạng nguyên thủy là cát bụi. Mọi loài động vật, thực vật, trái đất, thiên nhiên, vũ trụ tồn tại là để cho con người tồn tại. Nếu ý thức con người không tồn tại thì toàn bộ vũ trụ cũng không tồn tại.
        Như bạn thấy, thuyết vô thần đang đấu tranh để được “hưởng” một số “quyển lợi” của con vật, nếu như kiếp này sống một đời sống vô luân mà kiếp sau lại trở thành con vật thì lại chẳng thành một phần thưởng cho người làm ác sao? Chẳng phải đó là điều mà họ đang muốn sao?
        Cuộc chiến ở thế gian này không phải là cuộc chiến về mặt thể lý vật chất đâu, mà đó là một cuộc chiến về tâm linh. Mọi hành vi, hành động ra bên ngoài ,như Kant nói đó chỉ là sự biểu hiện của thế giới hiện tượng, mỗi bước chân bạn đi đều có sự dẫn dắt của tâm linh.
        “Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết đường của loài người chẳng do nơi họ, người ta đi, chẳng có quyền dẫn đưa bước chân mình”. (Giê-rê-mi 10:23).

        Thích

      • Cám ơn anh
        Ý em hỏi là: con người chỉ có kiếp hiện tại hay là đã luân hồi nhiều Kiếp Trước trong Quá Khứ ?

        Thích

      • Chỉ có một kiếp, lấy Nick vujicic làm thí dụ, theo quan niệm dân gian, kiếp trước Nick đã làm nhiều việc ác, nên kiếp này phải chịu đau khổ mất tay chân, nhưng thực tế thì ngược lại, anh ta không có tay chân nhưng lại rất hạnh phúc vì đã đem ý nghĩa cuộc sống đến cho hàng triệu người kém may mắn khác trên toàn thế giới.Hiện tại Nick đang rất hạnh phúc,bình an, tràn đầy phước hạnh và anh đi rao giảng Phúc âm.
        Trường hợp của Nick, hai ngàn năm trước chúa Giê su đã nói như sau ” Những viên gạch mà người thợ xây loại bỏ, dưới quyền năng Thiên Chúa sẽ trở nên tảng đá góc tường.”
        Ngài ngụ ý, những gì thế gian này cho là vô dụng, qua tay Ngài đều sẽ trở thành vĩ đại.Kinh thánh nhiều lần ngụ ý rằng ,Ngài sẽ dùng môi miệng của trẻ thơ làm nên năng lực Ngài, và Ngài sẽ dùng những người nhỏ bé nhất thế gian để cho những kẻ ngạo mạn phải tủi hổ.

        Thích

      • Anh lamhoangau thân mến, cám ơn anh đã dành thời gian.

        Trường hợp Nick vujicic tuy rằng mất chân tay nhưng mà cái bộ não của anh ta vẫn còn dùng được, theo em biết thì ít nhất con người cũng hơn con vật ở trí khôn, thế còn những trường hợp người bị bại não, đần độn, thiểu năng trí tuệ, khả năng nhận thức kém-(đến ngay cả sinh hoạt hàng ngày, tự phục vụ bản thân cũng không biết làm, thì nói chi đến những nhận thức cao siêu về TÂM LINH)- những con người như vậy có đủ tiêu chí xếp loại là con người theo đúng bản chất như phân loại của anh không? Hay họ chỉ có cái xác người?
        Anh bảo rằng Chúa ngụ ý những gì thế gian cho là vô dụng qua tay ngài đều trở nên vĩ đại. Thế trường hợp này thì sao?

        Thích

      • Chào bạn.
        Chúa không chế ra vũ khí ,chiến tranh, lựu đạn, lò hơi ngạt, Chúa không gây ô nhiễm môi trường, không làm thủng tầng ozon,Chúa không làm ra các hóa chất độc hại rồi tẩm ướp vào thực phẩm, sữa bột,nước uống, đồ chơi rồi đem bán cho người khác vì lợi nhuận để rồi gây ung thư hoặc gây dị tật, đừng đổ hết cho Chúa.

        Thích

      • Lý lẽ và tri trức con người bị giới hạn trong thế giới cảm nghiệm, Thượng đế không thể giải thích được bằng tri thức và lý lẽ của con người, nơi đó là lãnh vực của đức tin và trải nghiệm cá nhân, Kant đã khẳng định “dẹp tri thức qua một bên để có chỗ cho đức tin” (“das Wissen aufheben, um zum Glauben Platz zu haben”). Ông vạch ra giới hạn những gì con người có thể hỏi, và những gì con người chỉ có thể biết bằng đức tin.
        Những gì tôi giải thích cho bạn chỉ là một phần nhỏ, còn rất nhiều điều về Thượng đế mà không thể giải thích được bằng lý lẽ.

        Thích

  13. Chào bạn lamhoangau!

    Những ngày qua,do wordpress bị chặn nên vào hơi khó khăn,phản hồi chậm mong bạn thông cảm!

    Cảm ơn những chia sẻ của bạn!Nó làm tôi bàng hoàng và hết sức kinh ngạc về những tư tưởng cố hữu bấy lâu nay của tôi!Những gì bạn viết ra đó khiễn tôi nghĩ rằng đã đến lúc mình cần nghiêm túc xem xét lại tư tưởng đó!

    Những chia sẻ của bạn rất dễ hiểu,đi vào lòng người,mọng bạn sẽ có thể chia sẽ thêm nhiều bài viết cho mọi người!Cảm ơn bạn rất nhiều.

    Thích

  14. Chào bạn lamhoangau!

    Mình rất thích tinh thần của bạn, nhưng có vẻ bạn đang sa vào trạng thái cực đoan rồi. Mình không phủ nhận những điều bạn nói nhưng không có nghĩa là mình đồng ý. Tuy nhiên việc bạn cho rằng con người chỉ có 1 kiếp à, thì mình sẽ phản bác lại là không đúng đâu. Bạn cứ việc lên mạng tìm rồi sẽ thấy rất nhiều tình huống nhớ lại kiếp trước.

    Thích

    • Bạn ketamdao than mến.
      Thế bạn có nhớ kiếp trước của bạn không? 7 tỷ người thì bao nhiêu trường hợp như vậy? Chỉ vài trường hợp mà khẳng định là có thì e hơi liều mạng, cho là có 1000 trường hợp như vậy đi, nhưng chỉ là tỉ lệ quá nhỏ so với 7 tỷ, nếu là người lý lẽ đáng ra phải nghĩ là không có mới đúng phải không bạn, vì người không nhớ áp đảo khủng khiếp quá, nếu có thì 7 tỷngười này đều phải nhớ hết.Ngay cả vậy, vài trường hợp đó cũng không khẳng định được là họ thật sự có kiếp trước. Khi ra nắng sẽ bị nhức đầu, nhưng không phải cứ nhức đầu là đổ do ra nắng.
      Kế đến, đây là lãnh vực đức tin của tôn giáo, tôi tin một kiếp, bạn tin nhiều kiếp.

      Thích

      • Chào bạn lamhaongau,
        Mình mong bạn cởi mở hơn. Đối với mình, câu trả lời có hoặc không, còn ít hay nhiều là có nguyên nhân đằng sau, chứ đừng có làm tròn xấp xỉ trong khoa học, xin bạn hãy nhớ điều này. Cái việc không nhớ là có lí do của nó. Và cái này ko phải là lĩnh vực của tôn giáo mà nó là sự thật. Muốn nhớ thì hãy tự mình nhớ bằng các phương pháp tu tập bởi cho dù tôi có nhớ mà nói thì anh cũng ko tin. Niềm tin phải dựa trên sự sáng suốt chứ không mù quáng. Mình nói như vậy đó còn bạn có tin hay không và làm hay không thì tùy duyên của bạn vậy

        Xin kết bằng đoạn sau:
        Chân lý không thuộc về tôn giáo và nó phải là tự mình chứng nghiệm còn kinh sách chỉ là những nấc thang trên con đường chân lý, mà quá chấp vào chữ nghĩa, kinh sách thì càng xa rời nó.

        Thích

    • Bạn ketamdao thân mến.
      Bạn nói rất đúng, “ chân lý không nằm trong tôn giáo”, nhưng chân lý cũng không nằm trong con người, vì con người là bất toàn nên con người làm sao có thể tự mình đạt tới chân lý được.
      Nhưng oái oăm thay cái vóc dáng hữu hạn của con người lại luôn nuôi tham vọng làm chủ được cõi tuyệt đối vô biên vô lượng, khi đó để giải tỏa sự bất lực của mình, con người sẽ lớn tiếng huênh hoang “ta là chân lý, “ta là thượng đế”,” là chủ thể của vũ trụ này.
      Và khi nhảy vọt tới cõi tuyệt đối bằng lời rêu rao này thì con người gieo rắc một bi kịch thống khổ cho mình, bởi vì nó nhầm lẫn giữa ngôn từ và thực tại; và tại cuộc đánh tráo này con người bỏ rơi chân lý để sống trong viễn tưởng huếch lác của mình. Có bi kịch không khi mà con người tuyên ngôn vai trò “thượng đế” của mình trong lúc tự nó “chẳng làm sao cho sợi tóc trên đầu mình trở nên trắng hay đen”, khi mà nó chẳng làm chủ được cơn buồn ngủ cũng như thức tỉnh của mình?
      Đâu ngờ sự dối trá phải dài dòng và luộm thuộm hơn lẽ thật. Cái sai phức tạp hơn cái đúng. Cái giả trá tỏ ra tinh xảo hơn cái chân thật. Cái xấu phải hóa trang nhiều hơn cái tốt. Điều dữ luồn lách lươn lẹo lắc léo hơn điều lành
      Bạn thân mến.
      Chúa Giê su đã nói “ Các ngươi sẽ biết lẽ thật, lẽ thật sẽ buông tha cho các ngươi”.
      Bản thân tôi không phải là người theo bất kỳ tôn giáo nào như bạn nghĩ đâu. Tôi là người đã được tái sinh lại trong chúa Giê su và tôi tin Chú Hưng cũng vậy. Có bao giờ bạn được hưởng giây phút với người yêu mà trong đó bạn được đưa vào một lĩnh vực siêu nghiệm và dường như nó vượt trên không gian và thời gian? Bình thường, các cảm nghiệm đó thì hiếm có và không kéo dài. Nhưng với những người đã được tái sinh trong Chúa. sự siêu phàm là một phần của đời sống hàng ngày. Milton gọi đây là niềm vui vượt cả Eden (vườn địa đàng), “một thiên đàng trong Ngài, hạnh phúc thật xa.”. Đây là trải nghiệm tâm linh siêu nhiên vô cùng sống động, tuyệt diệu mà bản thân những người ngoại họ không bao giờ biết được.
      Loài con người luôn luôn bất toàn, nhưng càng bất toàn càng nung nấu tham vọng, càng tham vọng càng dễ bất mãn. Chúng ta không có gì cả. Trước khi chúng ta có mặt trên đời, thế gian đã được dựng nên một cách đầy đủ. Chứng ta không tạo ra được vũ trụ, chúng ta không tạo ra được cây cỏ hạt giống để nuôi lớn chúng ta hàng ngày, từng giây từng phút chúng ta hít thở bầu khí quyển mà chúng ta không thể tự tạo ra được,Chúng ta không tự làm cho mình có một thân thể, không tự làm cho mình có một trí óc, không tự làm cho mình có một tâm hồn, không tự làm cho mình có tình cảm, và ý chí. Khi lớn lên hết tuổi hồn nhiên, những ước muốn phàm tục của chúng ta điều khiển chúng ta nhiều hơn là chúng ta quản trị chúng. Chúng ta không tự làm cho mình có cha mẹ và cũng không tự chọn cha mẹ cho chính mình. Chúng ta theo đủ thứ lý thuyết mơ hồ để phỏng đoán nguồn gốc ban sơ, nhưng chưa bao giờ chúng ta thấy một lý thuyết nào chắc chắn đúng phóc. Càng nghiên cứu ý nghĩa của cuộc đời, chúng ta như những kẻ mò mẫm đi tìm một vài vết tích của những giấc chiêm bao của mình đã bị quên. Chúng ta dựa vào các tôn giáo, các triết thuyết, các giả thuyết, các giả tưởng, giả định để bám vào mà lập luận mỗi ngày..Thế mà chúng ta không nhận ra sự ngu dại của mình. Kinh Thánh có câu “Ðá thì nặng, cát cũng nặng; nhưng cơn cuồng nộ của kẻ ngu còn nặng hơn cả hai thứ đó.” Nhân loại đã mắc phải điều nầy quá nhiều, dù chúng ta có khôn ngoan đến mấy thì chúng ta cũng đang thừa hưởng vô số sai lầm của người đi trước. Dĩ nhiên là chúng ta cũng thừa hưởng nhiều tri thức quý báu của nhân loại nữa chứ! Nhiều người trong chúng ta ưa khoe khoang tính tốt của mình, nhưng ai làm được một người trung thành giữa trời đất muôn vật nầy với lòng biết ơn Ðấng tạo dựng nên vạn sự? Ai là người nhận ra điều lầm lỗi, điều ngu dại, tính điêu ngoa lừa dối của chính mình một cách chân thành sâu kín? Chúng ta đâu có biết rằng trong lòng chúng ta có nhiều mưu kế để rồi bị trói gô trong bại hoại; bởi thế ai biết đặt ý muốn của mình trong ý muốn của Thiên Chúa thì người ấy được giải phóng ra khỏi sự tối tăm tâm linh để có một đời sống phước lành, an bình, thỏa nguyện.
      Kinh Thánh chép.

      “Vả cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật. Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó ra cho họ rồi, bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể bào chữa gì được nữa, vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm. Họ tự xưng mình là khôn ngoan mà trở nên điên dại; “(Rm 2:16-23).

      Con người chỉ có một Cha thiêng liêng là Ðấng tạo dựng nên trời đất muôn vật. Ai khước từ Ngài thì linh hồn người ấy giống như đứa con hoang lang thang trong sa mạc. Mỗi bước đi của hắn rút ngắn khoảng cách giữa hắn và nơi tử địa cuối cùng của hắn mà thôi. Nhưng người nào sống với Lẽ Thật thì giống như một người lữ hành có la bàn, có kế hoạch để biết trước mình sẽ đến đâu và niềm vui sướng của mình nơi đó sẽ làm mình ngạc nhiên hơn nữa.
      Không chỉ những người vô tín mới bị mù lòng tin, những người nặng đầu óc tôn giáo, nặng nghi thức lễ lạc, nặng triết lý hư không, nặng phẩm trật và giai cấp tín ngưỡng đầy mặc cảm văn hóa cực đoan cũng bị mù lòng không nhận biết Chân Lý, vì họ ngăn trở sự soi sáng của Thiên Chúa. Bởi thế những tâm địa phàm phu dù có thông thái đến mấy cũng không thể thấu đạt sứ điệp Thánh Kinh bao giờ, trừ khi họ biết khiêm tốn hạ mình thì sẽ hiểu.
      Khi bạn có lương tâm và lòng khao khát về sự giải thoát ra khỏi tội lỗi, ra khỏi thế gian tăm tối nầy thì cứ đem lòng tin để tiếp nhận Ngài vào lòng của bạn. Bạn sẽ trở nên con người phi thường mang địa vị Con Trời với một bản tính mới và nhìn thấy hạnh phúc, nếm trải tiên vị của nước Thiên Chúa ngay khi còn sống tạm trên thế gian nầy.

      Thích

  15. Trong con người la cả một vạc sự thiện và sự dữ, trong đó cái TÔI – hống hách, dường như luôn giành phần làm chủ con người của chúng ta, tuy nhiên bên cạnh đó không thể phủ nhận luôn có một tiếng nói nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát để chống lại cái “tôi” ban đầu, để đề ra một khuynh hướng khác tốt đẹp và cao thượng hơn–đó là tiếng nói của lương tâm.

    Chương trình của Darwin cần giới hạn trong lãnh vực lợi ích riêng, và bản chất của lương tâm thì hoạt động trái với tư lợi. Toàn thể ý nghĩa của luân lý là bạn thi hành những gì phải làm, không phải những gì bạn có khuynh hướng hay những gì bạn thích. Luân lý được diễn tả trong ngôn ngữ của bổn phận, và bổn phận là điều mà chúng ta buộc phải làm dù muốn hay không, dù có lợi cho chúng ta hay không.
    Nhà biện giáo,C. S. Lewis minh chứng điểm này với một thí dụ thật hay. Bạn đang rảo bước bên bờ sông, và bạn nghe có tiếng kêu cứu của ai đó bị chìm. Bạn là người bơi không giỏi và người kia không là gì của bạn. Nếu đó là anh em của bạn, có lẽ bạn sẽ nhẩy xuống, vì họ có cùng gien với bạn. Nếu một nhóm họ hàng của bạn trên chiếc tầu đang chìm, có lẽ bạn sẽ nhẩy xuống cứu, bởi vì điều này có thể là một chiến thuật hợp lý để gien của bạn được tiếp tục qua bà con, họ hàng— Đây là cách giải thích theo thuyết Darwin. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người bị chìm không có liên hệ gì với bạn. Sự tuyển chọn bà con thì không có dính dáng, và sự vị tha hỗ tương cũng vậy, vì không hợp lý để nghĩ rằng sẽ có dịp người ấy liều mạng sống để cứu bạn. Và tuy vậy, Lewis nói rõ, có tiếng nói nhỏ bé trong đầu bạn nói rằng bạn phải nhẩy xuống nước để cứu người ấy. Các nhà tư tưởng kiểu Darwin biết rằng điều này không thể giải thích là “hành động cho sự tốt lành của xã hội” bởi vì tại sao những người thích tư lợi lại phải lo lắng cho sự tốt lành của xã hội trừ khi nó có lợi cho họ? Vì nếu bạn lo lắng cho sự tốt lành của xã hội thì ngay tự đầu bạn phải là một người vị tha.
    Một câu trả lời tốt hơn là con người có một “bản năng kết đàn” hoặc một tình cảm tự nhiên theo bản năng đối với những người cùng dòng giống, và có lẽ điều này có thể giải thích cho các khuynh hướng trái ngược: một đàng nói rằng “hãy giúp đỡ,” đàng khác lại nói “kệ nó, đừng giúp.” Lewis nhận xét rằng ngay cả khi có sự giằng co như vậy, một tiếng nói thứ ba, khác với hai tiếng nói trước, xuất hiện. Đây là tiếng nói rằng bạn phải giúp đỡ. Nhẹ nhàng lên tiếng nhưng kiên quyết, tiếng nói này thúc giục bạn hãy lắng nghe khuynh hướng tốt nói rằng “hãy giúp đỡ” và quên đi khuynh hướng ích kỷ nói rằng “đừng giúp.” Đó là tiếng nói sâu kín của lương tâm.
    Nhiều người nghĩ rằng lương tâm chỉ là một tâm tình hay một khuynh hướng. Nhưng lương tâm, tự nó không phải là một khuynh hướng nhưng đúng ra là người phân xử các khuynh hướng, điều mà Adam Smith có lần gọi là “quan sát viên vô tư” để đem lại cảm nhận cao nhất về chính chúng ta. Khi có một khuynh hướng mạnh mẽ như bản năng sinh tồn và một khuynh hướng yếu ớt như bản năng giúp đỡ người xa lạ, lương tâm thường can thiệp về phía bản năng yếu hơn. Ngoại trừ trong những người bệnh hoạn, tiếng nói của lương tâm thì hiển nhiên và không thể chối cãi. Nó không dùng đến sự cưỡng bách khi thúc giục chúng ta tuân theo mệnh lệnh của nó, nhưng nó sử dụng đến vừa quyền lực của sự phê bình và vừa cả một loại phán đoán: bạn buộc phải thi hành điều này, bất kể bạn cảm thấy thế nào.
    Không còn tiếng nói nào khác để nói với chúng ta theo kiểu cách này. Lương tâm là người dẫn dắt quanh năm và thầy dậy luân lý. Dường như nó không đòi hỏi gì khác hơn là chính nó, và nó cung cấp sự hướng dẫn cá biệt được thay đổi cho từng hoàn cảnh đặc biệt. Lương tâm thì không lưu tâm đến sự thuận tiện hay danh tiếng, và dường như nó hoạt động mạnh khi không có ai dòm ngó. Dĩ nhiên, chúng ta có thể từ chối lời cầu khẩn của lương tâm, nhưng nếu làm như vậy, chúng ta phải trải qua sự phán xét chính chúng ta bằng những tiêu chuẩn mà lương tâm đem lại. Lương tâm có khả năng áp đặt sự tự trách mình, sự hối hận, và sự xấu hổ, và đồng thời khiến chúng ta cảm thấy rằng các hậu quả đó thì xứng đáng. Quả thật đó là một trong những khía cạnh bí ẩn và mạnh mẽ của bản tính con người, nó làm cho con người khác hẳn với các loài vật khác.

    Lương tâm là bẩm sinh. Triết gia Socrates đã nói như vậy. Nhưng những gì lương tâm chỉ bảo lại khác nhau tùy theo từng cá nhân. Có thể nói rằng các Học giả thời Hy Lạp cổ đại đã có lý ở điểm này. Họ cho rằng ‘đúng sai’ là khái niệm được quyết định chủ yếu do môi trường mà một cá nhân lớn lên từ đó. Trong khi đó, Socrates lại tin rằng lương tâm của mọi người đều giống nhau. Có thể cả hai quan điểm đều đúng. Tuy rằng không phải ai cũng cảm thấy xấu hổ khi khỏa thân, nhưng hầu hết mọi người sẽ cảm thấy lương tâm cắn rứt nếu họ đối xử thật sự tồi tệ với người khác. Tuy nhiên, cần nhớ rằng có lương tâm là một chuyện, còn hành động theo lương tâm lại là một chuyện khác. Đôi khi, có những người xử sự rất tồi nhưng ở đâu đó sâu trong tâm hồn, họ vẫn còn có một chút lương tâm nào đó. Cũng như khi một số người tỏ ra chẳng có chút ý thức nào, nhưng đó chỉ là vì họ không sử dụng nó mà thôi.
    Socrates coi lương tâm và chân lý có giá trị hơn cuộc sống. Socrates tin rằng ông được dẫn tới bởi một giọng nói thần thánhtừ bên trong. Và cái “lương tâm” đó bảo ông cái gì là đúng. Ông nói “người biết lẽ phải sẽ hành động đúng”.Qua đó, ông muốn nói rằng sự thấu hiểu đúng đắn dẫn đến hành động đúng đắn. Và chỉ có người hành động đúng đắn mới là “người đạo đức”. Những khi ta làm điều gì sai, đó là vì ta không biết cách nào tốt hơn. Đó là lý do tại sao việc không ngừng học tập lại quan trọng đến vậy. Socrates muốn tìm định nghĩa rõ ràng và đúng đắn một cách phổ quát cho cái đúng và cái sai . Khác với các Học giả, Socrates cho rằng khả năng phân biệt đúng sai nằm trong lý tính-bản chất của con người chứ không phải trong xã hội .
    Nhận thức thông thường và lương tâm đều có thể được so sánh với một cơ bắp. Nếu ta không dùng đến cơ bắp đó, nó sẽ ngày càng yếu đi.

    Với Kant, lương tâm là một loại tiếng nói trực tiếp lên tiếng với chúng ta trong chính chúng ta, đem lại cho chúng ta một sự chắc chắn mà nó không thể có ở bên ngoài hay kinh nghiệm. Đây là một cách diễn tả luân lý theo triết học, nhưng Lewis nói đơn giản hơn: lương tâm thì không gì khác hơn tiếng nói của Thiên Chúa trong linh hồn chúng ta. Nó là cây cầu nối liền giữa tạo vật và Tạo Hóa. Ngay cả người vô thần cũng nghe tiếng mời gọi bên trong này bởi vì ngay cả người vô thần cũng có luân lý trong con người họ, và dù người vô thần có thể chối bỏ Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa không chối bỏ họ.

    Trong văn hóa chúng ta, trong khi có một số người từ chối không có linh hồn, một số khác thú nhận rằng tối thiểu con người có một “cái tôi cao hơn.” Họ cả quyết rằng, cái tôi này thì không giống với linh hồn, nó cũng không tuân theo mệnh lệnh của luân lý truyền thống hoặc bộ luật luân lý ở bên ngoài. Đúng hơn, đây là một cái tôi mà nó khuôn đúc luân lý cho chính nó. Tuy nhiên, cũng như luân lý truyền thống đối với các tín đồ, luân lý này cũng ép buộc phải trung thành. Điều chúng ta có ở đây không phải là từ chối luân lý, như nhiều người hoài nghi. Chúng ta cũng không có một mẩu của luân lý. Đúng hơn, chúng ta có một luân lý mới có thể được gọi là luân lý tự do hoặc luân lý trần tục.
    Luân lý trần tục này đã đầy dẫy ở Hoa Kỳ với sự thâm nhập của phong trào New Age,. Giờ đây nó đang được xuất cảng sang các nền văn hóa khác,đặc biệt là ở Việt Nam là nơi nó đang thu hút nhiều—nhất là trong giới trẻ. Trong khi luân lý truyền thống có ảnh hưởng trong quá khứ, luân lý trần tục được cho rằng là quy tắc xử thế của tương lai. “Các cuộc chiến văn hóa” ở Hoa Kỳ, bao gồm nhiều vấn đề như phá thai, li dị, và hôn nhân đồng tính, phần lớn có thể hiểu là sự xung đột giữa văn hóa truyền thống và văn hóa trần tục.
    Luân lý truyền thống thì dựa trên ý tưởng rằng trong vũ trụ có một trật tự luân lý mà nó ở bên ngoài và bao trùm chúng ta. Trong thời xưa, trật tự luân lý này được tin rằng vốn có trong thiên nhiên. Ở Việt Nam đó là “ đạo Trời”, “ lưới Trời” . Tác giả Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du, đã đưa ra thuyết thiên mệnh, nghĩa là tin rằng có Trời định đoạt mạng sống con người. Nguyễn Du viết:

    Cho hay muôn sự tại trời,
    Phụ người, chẳng bõ khi người phụ ta !
    Mấy người bạc ác tinh ma,
    Mình làm mình chịu kêu mà ai thương.
    …………

    Mới hay tiền định chẳng lầm,
    Đã tin điều trước ắt nhằm việc sau
    ……

    Rủi may âu cũng tại trời,
    Đoạn trường lại chọn mặt người vô duyên.

    Chúng ta chắc chắn đã từng nghe tổ tiên mình nói rằng “ăn cơm trời, uống nước trời, thở không khí trời cho. Ai quên ơn trời là có tội với trời . ( Thực tế thì bây giờ người Việt mình quên hết, Tây Phương thì người ta vẫn còn nhớ ơn trời, trước mỗi bữa ăn người ta đều cầu nguyện và cảm tạ vì Trời đã cho họ bữa ăn hàng ngày).
    Ý niệm về Thiên Mệnh hay là Thiên Định đã ăn sâu trong tiềm thức người Việt Nam. Oan ức kêu trời, vấp ngã kêu trời…

    Ở Tây Phương, Shakespeare truyền đạt điều này trong Macbeth: vào tối thứ Ba trước khi Duncan bị giết, con ngựa của ông trở nên hung dữ, “bất kham” và hầu như tìm cách “gây chiến với con người.” Đêm sát nhân bị khuấy động bởi “tiếng than khóc trong không gian, tiếng gào thét kỳ lạ của tử thần,” và bầu trời vẫn tối dù ngày đã bắt đầu. Tương tự như thế trong Julius Caesar, đêm trước khi Caesar chết cũng bị náo động bởi những cảnh tượng ghê sợ của thiên nhiên. Trong vũ trụ của Shakespeare, chính thứ tự vật chất bị đổ vỡ trước khi có tội ác ghê tởm về luân lý.
    Ngày nay chúng ta không còn cho rằng có sự liên hệ trực tiếp giữa thế giới tự nhiên và lãnh vực luân lý. Chúng ta không nhìn thấy trật tự trong vũ trụ có liên hệ đến trật tự trong linh hồn. Sự liên hệ ấy chỉ còn trong các truyện thần tiên, là nơi thiện và ác được biểu hiện trong các phù thủy, con quạ, trái táo thuốc độc, bà tiên, và hoàng tử tên là “Bùa mê.” Thói quen khoa học của tâm trí đã làm chúng ta không thể coi các ý tưởng ấy như những diễn tả của thế giới thực sự. Nhưng ý tưởng về luân lý vĩnh cửu thì vẫn tồn tại. Nó vẫn là một ý tưởng mạnh mẽ trong văn hóa Tây Phương, và nó là bộ luật luân lý có thế lực cho toàn thể thế giới.
    Luân lý truyền thống là luân lý khách quan. Nó được dựa trên ý tưởng rằng phải có điều gì đó đúng hay sai bất kể người ta nói khác đi. Trong nhiều tôn giáo, luân lý truyền thống chứa đựng trong một vài hình thức luật lệ được viết xuống. Thí dụ hay nhất là Mười Điều Răn, một danh sách nổi tiếng về những điều nên làm và không nên làm (hầu hết không nên làm) trong lịch sử. Thiên Chúa thường được coi là tác giả của luân lý truyền thống. Khi sống theo các mệnh lệnh của Người, chúng ta được sự quý mến của Người. Đây là điều quan trọng vì mọi người biết rằng đôi khi người tốt gặp sự buồn sầu trong khi người xấu lại thịnh vượng. Vai trò của Thiên Chúa trong luân lý truyền thống là để đảm bảo rằng, ở đời sau, những sự bất công sẽ được chấn chỉnh và mọi người sẽ nhận được “công lao xứng đáng” của mình.
    Luân lý trần tục phát sinh từ sự chống lại luân lý truyền thống. Trong quan điểm truyền thống, luân lý thì “ở ngoài”, trong khi với nhiều người ngày nay, luân lý thì “ở ngay đây”. Nguồn gốc mới của luân lý thì không còn là bộ luật bên ngoài nhưng trong tâm hồn. Khi đối diện với một tình trạng luân lý khó xử, chúng ta giải quyết không bởi để ý đến điều răn, cũng không theo sự giảng dậy của thầy cô hay cha mẹ. Thay vào đó, chúng ta được hướng dẫn bởi lời khuyên của Polonius cho Laertes: “chính cái tôi của ngươi có thật.” Là chủ thể với chiều sâu bên trong, chúng ta thăm dò chính mình và tìm ra nguyên tắc chỉ đạo bên trong chúng ta. Chúng ta ban cho công dân bí ẩn là cái tôi bên trong một thẩm quyền để dẫn dắt chúng ta một cách không sai lầm. Vì vậy, chúng ta tìm cách hài hòa giữa cái tôi bên trong và cuộc sống bên ngoài. Luân lý trần tục là một công việc cho chính cái tôi của chúng ta, được tin rằng nó ở bên trong.
    Luân lý trần tục khác với Kitô Giáo về sự tham khảo bên trong- Lương tâm, như một nguồn luân lý tự trị.Thánh Augustine và Luther giả sử rằng hành trình nội tâm chỉ là kiểu cách đến với Tạo Hóa, và qua sự tương giao này, người ta tìm thấy niềm vui và sự trọn vẹn. Sự đổi mới của đạo đức trần tục là cắt đứt mọi ảnh hưởng của thẩm quyền bên ngoài, kể cả Thiên Chúa, đối với việc tìm kiếm của nội tâm. Triết gia Charles Taylor giải thích quan điểm này: “Tôi được tự do khi tự quyết định điều gì liên can đến tôi, hơn là chịu uốn nắn bởi các ảnh hưởng ngoại giới. Sự cứu độ luân lý của chúng ta là từ việc khám phá ra điểm tiếp xúc luân lý đích thật với chính chúng ta. Sự tự do nhờ bởi tự quyết định đòi hỏi tôi phải phá vỡ sự ràng buộc của những đòi hỏi bên ngoài, và quyết định cho một mình tôi.” Bởi thế ánh sáng bên trong giờ đây là thẩm phán sau cùng về cách tôi phải sống cho cuộc đời tôi. Cái tôi quyết định những gì là tốt lành và trở nên nguồn độc đáo cho sự hợp nhất và toàn vẹn.
    Luân lý trần tục ngày nay bắt nguồn từ triết lý lãng mạn của Jean-Jacques Rousseau. Trong tư tưởng của Rousseau, chúng ta khám phá sự phân ly sâu đậm giữa luân lý tự do và luân lý của Thiên Chúa. Theo quan điểm của Kitô Giáo, bản tính con người bị hư hỏng vì tội nguyên tổ. Tội nguyên tổ không chỉ quan hệ tới ADong và Evà; nó còn ám chỉ rằng bản tính của chúng ta thì tội lỗi, ngay tự đầu. Augustine yêu cầu chúng ta nhìn đến một em bé, nó chỉ quan tâm đến chính nó, và nó hay nóng nẩy vung tay chân. Augustine châm biếm nhận xét, nếu nó không gây thiệt hại, không chỉ vì thiếu ý muốn nhưng vì thiếu sức mạnh. Trong sự hiểu biết Kitô Giáo, cái tôi thì thối nát, do đó chúng ta cần ơn Chúa để đi vào tự bên ngoài và biến đổi bản tính yếu đuối của chúng ta. Kitô Giáo là tôn giáo của sự khắc phục chính mình.
    Trong sự hiểu biết của Rousseau, ngược lại, con người thì “tính bản thiện” nhưng xã hội làm nó thối nát – Đây cũng là quan điểm của Nho giáo. Chúng ta không đáng khiển trách về lỗi lầm của chúng ta vì “xã hội đã khiến chúng ta làm như vậy.” Hậu quả là, để khám phá ra điều tốt lành và chân lý, chúng ta phải đào sâu vào nội tâm và khôi phục lại tiếng nói tự nhiên trong con người chúng ta. Rousseau chưa bao giờ khuyên trở về với tình trạng nguyên thủy. Ông viết trong cuốn Emile, nó không phải là vấn đề đi ngược trở về giống đười ươi và gấu. Nhưng tình trạng nguyên thủy của con người có thể tìm lại được tới mức nào đó như một tình trạng của tâm trí. Trong chúng ta có một chủ thể nguyên thủy mà đích thực là con người chúng ta, không bị thối nát bởi áp lực của xã hội. Vấn đề là tiếng nói nội tâm này không còn nghe được vì tiếng om xòm của các khát vọng gây nên bởi các thói quen và nhân tạo. Khi tiếp xúc với tiếng nói nội tâm và ban cho nó một vai trò có thẩm quyền trong đời sống, chúng ta có thể tránh được “sự bán rẻ” cho xã hội vụ lợi và khôi phục sự tốt lành căn bản của chúng ta. Trong đạo đức trần tục, James Byrne nhắc nhở chúng ta rằng, không phải là Thiên Chúa nhưng chính chúng ta là “người phân phát ơn cứu độ của chính chúng ta.”
    Không nên hiểu rằng đạo đức trần tục thì hoàn toàn khước từ luân lý. Nó duy trì sự phân biệt giữa “là” và “phải”. Tự nhiên là con đường của chúng ta, và nó cũng cung cấp kiểu mẫu cho phương cách chúng ta phải trở nên. Chúng ta “phải” đi theo tiếng gọi của nội tâm; nếu không, chúng ta không thật với chính mình và quên đi mục tiêu tự thành đạt. Đây là thuyết chủ quan—bởi vì mỗi một người có một phương cách độc đáo để trở nên chính mình—nhưng không phải là thuyết tương đối, bởi vì không có sự ám chỉ rằng “cái gì cũng được.” Trong đạo đức trần tục, nội tâm nói dứt khoát và chúng ta buộc phải theo tiếng nói ấy. Luân lý trần tục khác với Kitô Giáo không bởi từ chối khái niệm của sự thiện nhưng ở sự thừa nhận nguồn nội tâm là điều tốt lành. Nó để thúc đẩy cách thức tự khám phá chính mình,.
    Đạo đức trần tục. Nó đề cao tính cách cá nhân, bởi vì giờ đây mỗi người chúng ta có bản luân lý cho chính mình và cách thức riêng để sống. Nó tránh sự giả dối. Theo kiểu đạo đức này, không gì tệ hơn là làm ra vẻ loại người nào đó mà thực sự không phải vậy. Tại sao lại làm bộ và sống giả dối? Tốt hơn nên sống tự nhiên, ngay cả nếu nó khiến người ta nhíu mày hay khó chịu, và để khuyến khích người khác chấp nhận con người thật của bạn. Nó đề cao sự độc lập. Khi bạn trở nên chính bạn, bạn không còn lệ thuộc vào ý muốn của người khác, hoặc sự mời mọc giả tạo của “xã hội.”
    Dưới quy luật trần tục, nghệ thuật đảm nhận vai trò chính như một phương tiện để tự phát triển và tự biểu hiện. Nghệ nhân không còn bắt chước thiên nhiên, theo kiểu cách thích hợp với quy luật bên ngoài, nhưng đúng hơn sử dụng điêu khắc, hội họa và thi văn để tiết lộ chính nội tâm của mình (đôi khi không thể hiểu được). Không lạ gì, nghệ thuật đã thay thế tôn giáo như một thể chế mà người đời thán phục: phục vụ trong ban hành chánh của bảo tàng viện thì hợp thời hơn trong hội đồng giáo xứ.
    Hãy lắng nghe tiếng hát ca sỹ Tuấn Ngọc rỉ rả :

    “ Trên bờ môi dấu yêu, em cho anh hạnh phúc qua tầm tay, xin một lần có nhau, xuôi đôi tay lặng chết cũng đành thôi. Bên sông chiếc lá trôi theo lạnh lùng, nhìn trời xanh héo úa, môi em còn nồng…Nhớ thương nào nguôi”

    Sự hấp dẫn sâu xa nhất của luân lý trần tục là vai trò của nó trong việc đào tạo và duy trì “các tương giao tình yêu.”
    Làm thế nào biết rằng chúng ta đang yêu? Không cách nào khác hơn là đi vào sâu trong con người của mình và hỏi ý kiến tiếng nói nội tâm, không phải là tiếng nói của lý trí nhưng tiếng nói của tình cảm. Chúng ta nhượng bộ tiếng nội tâm ấy thật trọn vẹn đến độ chúng ta cảm thấy mất sự kiểm soát. Chúng ta không yêu, nhưng chúng ta “trong cuộc tình,” và giờ đây chúng ta không hoàn toàn chịu trách nhiệm cho những gì thi hành.
    Tình yêu là tội lỗi mà chúng ta thấy hầu như không thể nào sám hối. Đó là lý do Paolo và Francesca, hai người ngoại tình sống ở vòng ngoài địa ngục của Dante, vẫn bám víu vào nhau như đôi chim, họ cầu viện đến quy luật của tình yêu, “mà nó không giải gỡ cho ai thoát khỏi tình yêu.” Tình yêu đã đưa họ vào một trạng thái siêu thăng bên ngoài thế giới thực tế, và tuy vậy lại thực hơn thế giới này. Tình yêu của loại này, theo nghĩa đen, “bên ngoài sự thiện và sự dữ,” và đó là lý do tại sao luân lý mới trở nên một bào chữa mạnh mẽ cho tội ngoại tình. Khi nội tâm ra lệnh yêu thương, nó ra lệnh một cách hách dịch, ngang ngược, và không đếm xỉa đến sự nguy hiểm hay tốn kém hay các thề hứa khác. Như C. S. Lewis có lần quan sát, tình yêu nhục dục của loại này có khuynh hướng “tự cho mình thẩm quyền của thần thánh.”
    Tỉ lệ ly dị cao ở Tây Phương có thể được giải thích bởi động lực luân lý được gây nên bởi đạo đức trần tục. Ngày nay, người phụ nữ lìa bỏ chồng mình nói rằng, “Tôi cảm thấy được kêu gọi để từ bỏ. Cuộc đời tôi sẽ là một phí phạm nếu tôi ở lại. Hôn nhân của tôi sẽ trở thành một loại nhà tù. Tôi chỉ nghe theo con tim và đi với anh ấy.” Vì vậy, ly dị trở nên một hình thức giải thoát con người, trước đây chưa từng có, mà Barbara Dafoe Whitehead gọi là “ly dị có ý nghĩa.”
    Ở đây chúng ta chớm thấy dấu vết của một khó khăn trầm trọng với luân lý trần tục. Trong lãnh vực trung tâm của nó, là tình yêu, nó rõ ràng hay thay đổi. Nó khởi sự rất chắc chắn về chính mình, hứa hẹn rằng không chỉ “tôi yêu bạn” nhưng “tôi sẽ luôn luôn yêu bạn.” Điều này được nói lên không phải một cách giả dối hay xảo quyệt nhưng thành thật. Mỗi lần nữ tài tử Elizabeth Taylor kết hôn, bà nói trên truyền hình những điều như, “Lần này tôi thấy đúng. Lần này là điều có thật.” Tính cố định của tình yêu đem cho nó sức mạnh luân lý, sức mạnh ấy nâng chúng ta lên trên sự hạn hẹp giam hãm chính chúng ta và kết hợp chúng ta với người khác để trở nên một sự hòa hợp cao hơn. Nhưng, cái tôi bên trong thường chứng tỏ nó là kẻ nói dối. Chúa Giê su đã nói “ Trong nó không có sự thật” . Ngay cả Rousseau, người hăng hái bảo vệ cái tôi bên trong, thú nhận trong cuốn Emile rằng trong tình yêu “mọi sự chỉ là ảo giác.” Hoặc như Lewis đã viết, “Thần ái tình bị lôi kéo đến một hứa hẹn mà chính thần ái tình không thể thi hành.” Vì vậy Tây Phương đã phải trả một giá lớn lao trong xã hội—sự buồn thảm vô tả của con cái trong sự ly dị–vì nó chấp nhận luân lý trần tục.
    Hơn thế nữa, có một khó khăn sâu đậm và chủ yếu hơn với luân lý trần tục. Luân lý này được dựa trên điều giả sử rằng cái tôi bên trong thì tốt. Điều giả sử này có đúng không? Nếu chúng ta tham khảo các tác phẩm văn chương lớn của Tây Phương, câu trả lời dường như sẽ là không. Hãy đọc các kịch bản của Shakespeare hay kịch bản Ring của Wagner. Là các nghệ sĩ đại tài, Shakespear và Wagner đưa chúng ta vào chiều sâu bên trong của bản tính con người, và chúng ta tìm thấy gì ở đó? Chúng ta tìm thấy sự dịu dàng và hòa nhã và ngọt ngào và thương xót, chắc chắn như vậy, nhưng chúng ta cũng tìm thấy sự hung dữ, tàn bạo, dâm ô, căm thù và đố kị. Chúng ta cũng tìm thấy schadenfreude, một danh từ Đức để diễn tả sự khoái lạc chúng ta có được từ sự khốn khổ của người khác. Trong sự sâu thẳm bên trong, loài người là những vạc sự thiện và sự dữ trộn chung với nhau.
    Rất có thể sự dữ chiếm ưu thế trong hỗn hợp này, nhưng nó không hiển nhiên đối với chúng ta. Nhiều nhà nghiên cứu về khoa học và tâm lý cho thấy bên dưới những động lực mà chúng ta tự thú nhận, thường có những động lực ít được ngưỡng mộ nhưng vẫn hoạt động. Ngay cả các động lực tốt lành, tỉ như trắc ẩn và thương xót, có thể xuất phát từ cảm tưởng kẻ cả và nhún nhường mà chúng ta do dự nhìn nhận. Tâm lý tiến hóa cho thấy những hành động cao thượng hiển nhiên có thể được thúc đẩy bởi các động lực ích kỷ của sự tự tâng bốc và duy trì chính mình. Xu hướng điều thiện thì chắc chắn có ở đó, nhưng cũng có xu hướng sự dữ và đồi bại. Câu hỏi cho luân lý trần tục là, trong khi tìm kiếm cái tôi bên trong, cái tôi nào mà bạn đang tìm kiếm? Bạn có quy tắc nào để phân biệt giữa các tôi tốt với cái tôi xấu không?
    Với những câu hỏi này, luân lý trần tục không có câu trả lời. Nó từ chối nhìn nhận một chân lý cổ xưa của Kitô Giáo: có sự thối nát tại tâm điểm bản tính con người. Bản tính con người, theo danh từ Kitô Giáo, thì “sa ngã.” ,cái “ngã” chính là cái “tự ngã” là cái tôi hống hách, xấc xược, ngạo mạn.
    Dù luân lý được định nghĩa thế nào đi nữa, dường như loài người có khuynh hướng chung là không đạt được điều đó. Vì vậy trong con người có một xu hướng tự nhiên về điều xấu, và đó là sự quan trọng của các biến cố xảy ra trong vườn Địa Đàng. Trong ý nghĩa này “tội nguyên tổ” không còn là một gợi ý thần học nhưng là điều mà mọi người hữu lý có thể đồng ý. Một thẩm định thực tế về ác tâm của con người phải thuyết phục được ngay cả người trần tục rằng luân lý trần tục được dựa trên nhân loại học chưa đầy đủ.
    Đạo đức trần tục giờ đây bám rễ sâu trong xã hội , và không cách chi dễ để nhổ tận gốc. Nhà xã hội học Alan Wolfe vạch rõ rằng ngay cả một số tín hữu ngày nay cũng dùng ngôn ngữ của sự chân chính và tự nhận thức để diễn tả những gì mà Thiên Chúa đã thi hành trong cuộc đời của họ. Ngay cả vậy, luân lý trần tục trong hình thức phổ biến nhất là sự vô trách nhiệm. Nó không kiểm điểm những ai nêu lên việc “tự khám phá” như một bào chữa cho lối sống mà trước đây được coi là không thích hợp và vô luân. “Tình yêu khiến tôi làm điều đó” là một biểu ngữ lý tưởng cho bất cứ ai tìm cách sống bê tha bất kể hậu quả đối với người khác. Nhưng vấn đề thì không nhất thiết ở sự chân chính hay tự hoàn thành. Đó là những lý tưởng luân lý có giá trị, nhưng tự nó chưa đầy đủ. Tôi phải theo đuổi sự thành đạt của bản thân, nhưng chỉ trong các phương cách tốt lành. Tôi sẽ hạnh phúc hơn khi là một con người chân chính, nhưng chỉ khi nào sự chân chính và vô tư này có cùng tính chất với sự tốt lành. Chúng ta hãy nhớ rằng, Hitler không thiếu sự quyết tâm hoặc chân chính.
    Giải pháp của Kitô Giáo với vấn đề này thì, thật kỳ cục, không có tính cách tôn giáo. Nó không phải là đón nhận Chúa Giê su và trở nên một tín hữu tái sinh. Thật ra, nó đi theo con đường khảo sát của “quan sát viên không thiên vị”, mà nó dùng lương tâm để hướng dẫn. Với người có tôn giáo, lương tâm là người đốc công thánh thiêng bên trong chúng ta—điều mà John Henry Newman có lần viết là “nguyên lý cơ bản nối liền tạo vật và Tạo Hóa”—nhưng người trần tục không buộc phải tin điều này để nhận biết rằng chính họ cũng có một quan sát viên không thiên vị để có thể quay về. Quan sát viên không thiên vị này thường hướng dẫn chúng ta hành động trái ngược với xu hướng và tư lợi của chúng ta. Phải, tôi biết là bạn thích người phụ nữ ấy, nhưng hãy nhớ rằng bạn đã có vợ con. Lương tâm có thể là kẻ thù của tình yêu, và là kẻ phá đám phải tống ra ngoài, nhưng lương tâm là điều giúp con người vươn lên cao khỏi bị giam hãm bởi các xu hướng của chính mình. Lương tâm giúp chúng ta vượt ra ngoài những cảm giác sung sướng và thi hành điều đúng.
    Và kết luân cuối cùng : Các nguyên tắc vật lý thì tương đối nhưng không thay đổi được, các nguyên tắc luân lý thì tuyệt đối nhưng con người có thể vi phạm. Và sự tồn tại của loài người, không nằm ở tri thức, để tìm hiểu thiên nhiên và các quy tắc vật lý, nhưng lại phục thuộc vào đạo đức, luân lý, là cái mà bao nghìn năm nay con người không hề tiến bộ mà càng ngày càng có xu hướng đi xuống.

    Đã thích bởi 1 người

  16. Tôi rất tâm đắc với lý luận về sự “tự sinh ra” của không chỉ con người, mà cả vạn vật trong vũ trụ này. Mong sao anh Hưng có thể triển khai tiếp tư tưởng này và tôi tin rằng đó là một cách cứu rỗi tâm hồn con người trong công cuộc tìm kiếm nguồn gốc vũ trụ và sự sống.. Học thuyết Mác về chủ nghĩa duy vật biện chứng chỉ giải quyết được một số vấn đề nhận thức trong phạm vi hẹp và cái mục đích chính của nó là thúc đẩy giai cấp cần lao làm cách mạng trong một giai đoạn tiền tư bản mà thôi. Còn ngoài ra, mọi người đã thấy là nó bế tắc trong khi định áp dụng quá sâu, quá nhiều vào chính trị. Học thuyết Đác-uyn thì sai lầm khi cho rằng sự sống (xét trong toàn thể lịch sử trái đất) là đi từ thấp đến cao, một cách thô thiển. Những nhà duy vật như Ăng-ghen đã vội vàng vớ lấy học thuyết này để làm viên gạch kê cho học thuyết duy vật của mình, nhưng tôi thấy chính Đác-uyn đã không thể dùng thuyêt tiến hoá với nguyên lý “thích nghi với biến đổi của môi trường ” để giải thích sự phong phú vô cùng của giới sinh vật.(VD như: Đác-uyn giải thích làm sao về sự tiến hoá để sinh ra một loài cá sông dưới nước, sao lại phải thích nghi với việc nhảy lên cao quá mặt nước để đớp một con mồi đậu trên cành cây, trong khi cũng trong cái ao đó, các loài cá khác vẫn kiếm ăn dưới nước? Rõ ràng, đó là tính phong phú định sẵn của sinh giới, chứ không phải vì “thích nghi” mà tiến hoá ra cái loài cá đó. Còn Mác thì không thể trả lời được câu hỏi: “Cái đẹp” (là một khái niệm) có trước, hay con người (bộ óc và ý thức) có trước ? Vì rõ ràng là, với khái niệm cái đẹp, không phụ thuộc bộ óc người đặt tên cho nó, mà chính cỏ cây, động vật đã biết cái đẹp, biết làm đẹp để quyến rũ lẫn nhau đặc biệt là trong sinh sản duy trì giống nòi (có tính mục đích). Cho nên mới có hoa đẹp muôn loài, giống cái và giống đực cũng đẹp muôn kiểu. Đâu cần đợi đến lúc có bộ óc (vật chất có trước) mới có khái niệm cái đẹp đâu. Mâu thuân trong việc xét thứ tự tồn tại khái niệm “cái đẹp” và việc nhận thức của bộ óc người, là môt mâu thuẫn cơ bản đánh đổ nguyên lý: vật chất có trước, ý thức có sau, tôi tin như vậy. Rất mong anh Hưng và các bạn cho ý kiến.

    Thích

  17. Nền văn minhTây Phương được xây dựng trên hai cột trụ: Athen và Giêrusalem. Nói đến Athen, là nói đến nền văn minh cổ điển, nền văn minh của Hy Lạp và Rôma trước khi có Kitô Giáo. Nói đến Giêrusalem, là nói đến đạo Do Thái và Kitô Giáo. Trong hai chữ này, Giêrusalem thì quan trọng hơn. Athen mà chúng biết và thì không thực sự là Athen, nhưng đúng ra nó là Athen được nhìn dưới mắt của Giêrusalem.
    Dân tộc Do Thái nằm trong văn hóa Semite. Người Hy Lạp và người La Mã thuộc về văn hóa Ấn-Âu. Nền văn minh châu Âu có gốc rễ từ cả hai nền văn hóa Semite và Ấn-Âu này.

    Khi nói đến Ấn-Âu, ta nói đến tất cả các dân tộc và văn hóa sử dụng ngôn ngữ Ấn-Âu. Nó bao gồm tất cả các dân tộc châu Âu ngoại trừ những dân tộc sử dụng một trong các ngôn ngữ Finno-Ugrian (tiếng Mông Cổ, Phần Lan, Estonia và Hungary) hay Basque. Ngoài ra, hấu hết các ngôn ngữ Ấn Độ và Iran cũng thuộc gia đình ngôn ngữ Ấn-Âu.
    Cách đây khoảng 4000 năm, người Ấn-Âu (Aryan) nguyên thủy đã sống ở những vùng ven bờ biển Caspian và biển Đen. Từ đó, những làn sóng của những bộ lạc Ấn-Âu này đã bắt đầu lang thang xuống phía Đông Nam đến Iran và Ấn Độ, xuống phía Tây Nam đến Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha, sang phía Tây qua Trung Âu đến Pháp và Anh, lên phía Tây Bắc đến Bắc Âu, và lên phía Bắc đến Đông Âu và Nga. Đi đến đâu, người Ấn-Âu cũng hòa đồng với nền văn hóa bản địa, tuy ngôn ngữ và tôn giáo Ấn-Âu đã trở nên đóng vai trò chủ đạo.
    Kinh Vệ Đà của Ấn Độ cổ, triết học Hy Lạp, và cả truyền thuyết của Snorri Sturluson [8] đều được viết bằng ngôn ngữ có họ hàng với nhau. Nhưng không chỉ các ngôn ngữ có quan hệ gần gũi. Các ngôn ngữ gần nhau thường dẫn đến các tư tưởng gần nhau. Đó là lý do mà người ta thường nói đến một “nền văn hóa” Ấn-Âu.
    Văn hóa của người Ấn-Âu chịu ảnh hưởng lớn nhất từ việc họ thờ nhiều thần. Đó là thuyết đa thần. Tên của các vị thần này cũng như nhiều thuật ngữ tôn giáo được gặp trên khắp vùng Ấn-Âu.
    Người Ấn Độ cổ thờ một vị thần trên trời tên là Dyaus, tiếng Phạn có nghĩa là bầu trời, ban ngày, thiên đường/Thượng Đế. Trong tiếng Hy Lạp, vị thần này tên là Zeus, trong tiếng Latin là Jupiter (thực ra là iov-pater, nghĩa là “Chúa Trời – cha”), trong ngôn ngữ Bắc Âu cổ là Tyr. Như vậy, những cái tên Dyaus, Zeus, Iov, và Tyr là các biến thể địa phương của cùng một từ.
    Chúng ta biết rằng người Viking cổ thờ các vị thần mà họ gọi là Aser. Đây cũng là một từ mà người ta thấy nó được lặp lại trong cả vùng Ấn-Âu. Trong tiếng Phạn, ngôn ngữ cổ truyền thống của Ấn Độ, các vị thần được gọi là asura, còn trong tiếng Ba Tư là Ahura. Một từ khác có nghĩa “thần” là deva trong tiếng Phạn, daeva trong tiếng Ba Tư, deus trong tiếng Latin, và tivurr trong ngôn ngữ Bắc Âu cổ.
    Thời Viking, người ta còn thờ một nhóm đặc biệt gồm các thần mùa màng, sinh sản (chẳng hạn Niord, Freyr, và Freyja). Các vị thần này được gọi bằng một cái tên chung, vaner, một từ có liên quan đến tên Latin của vị thần sinh sản, Venus. Tiếng Phạn cũng có một số từ có quan hệ gần: vani, có nghĩa là “khao khát”.
    Người ta còn quan sát thấy rất rõ ràng một mối quan hệ gần gũi giữa một số truyền thuyết Ấn-Âu. Trong các câu chuyện của Snorri về các vị thần Bắc Âu cổ, có một số điểm tương tự với các truyền thuyết của Ấn Độ đã được truyền lại từ khoảng từ hai đến ba nghìn năm trước. Tuy các truyền thuyết của Snorri phản ánh hoàn cảnh Bắc Âu cổ còn các truyền thuyết Ấn Độ phản ánh hoàn cảnh của Ấn Độ, nhiều truyện trong số chúng vẫn giữ dấu vết của một nguồn gốc chung. Ta có thể thấy các dấu vết này rất rõ trong các truyền thuyết về thuốc trường sinh và về cuộc đấu tranh của các vị thần chống lại những con quái vật của hỗn mang.
    Ta cũng có thể thấy rõ những điểm tương đồng trong cách suy nghĩ của các nền văn hóa Ấn-Âu. Một sự giống nhau điển hình là cách nhìn thế giới như là nội dung của một biến cố mà trong đó các thế lực Thiện và Ác đối mặt nhau trong một cuộc đấu tranh không khoan nhượng. Do đó, người Ấn-Âu thường cố gắng “đoán” kết cục của trận đấu giữa Thiện và Ác sẽ ra sao.
    Người ta có thể nói ít nhiều có phần đúng đắn rằng không phải ngẫu nhiên mà triết học Hy Lạp lại bắt nguồn từ văn hóa Ấn-Âu. Các truyền thuyết của Ấn Độ, Hy Lạp, và Bắc Âu cổ rõ ràng cùng thiên về một cách nhìn triết học, hay nói cách khác là “có tính suy đoán”, về thế giới.
    Người Ấn-Âu tìm kiếm “sự thấu hiểu” về lịch sử thế giới. Ta có thể lần theo dấu một từ cụ thể với nghĩa “sự thấu hiểu” hay “tri thức” từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác trong cả thế giới Ấn-Âu. Trong tiếng Phạn, đó là vidya. Từ này giống hệt với từ idéa (ý niệm) trong tiếng Hy Lạp, từ này đã có vai trò quan trọng trong triết học Plato. Từ tiếng Latin, ta có từ video, nhưng nghĩa của nó chỉ đơn giản là nhìn thấy. Đối với chúng ta, “tôi thấy” có nghĩa là “tôi hiểu”, Trong tiếng Anh, ta có các từ wise (thông thái) và wisdom (sự thông thái) – trong tiếng Đức, wissen (biết/hiểu). tiếng Na Uy có từ viten, nó cùng có chung nguồn gốc với từ vidya của Ấn Độ, idéa của Hy Lạp, và video của tiếng Latin.
    Tóm lại, ta có thể khẳng định rằng sự nhìn thấy là quan trọng nhất trong các giác quan của người Ấn-Âu. Văn học Ấn Độ, Hy Lạp, Ba Tư, và các bộ tộc Đức cổ đều được đặc trưng bởi các hình dung về vũ trụ. (Lại nữa, từ vision (hình ảnh) bắt nguồn từ động từ video trong tiếng Latin.) Văn hóa Ấn-Âu cũng được đặc trưng bởi truyền thống vẽ tranh và tạc tượng về các vị thần và các sự kiện trong truyền thuyết.
    Cuối cùng, người Ấn-Âu có một quan niệm tuần hoàn về lịch sử. Đó là niềm tin rằng lịch sử phát triển theo đường tròn. Không có bắt đầu và không có kết thúc đối với lịch sử, nhưng có các nền văn minh khác nhau phát triển và lụi tàn trong sự tương tranh vĩnh cửu giữa sinh và tử.
    Cả hai tôn giáo lớn của phương Đông, Ấn Độ giáo và Phật giáo, đều có nguồn gốc Ấn-Âu. Triết học Hy Lạp cũng vậy. Chúng ta có thể thấy một loạt các điểm tương đồng rõ rệt giữa một bên là Ấn Độ giáo và Phật giáo, bên kia là triết học Hy Lạp. Ngay cả ngày nay, Ấn Độ giáo và Phật giáo vẫn được thấm đẫm bởi tư duy triết học.
    Ta thường thấy trong Ấn Độ giáo và Phật giáo sự nhấn mạnh rằng thần thánh ngự trị trong mọi vật (thuyết phiếm thần) và rằng con người có thể hòa nhập vào với Thượng Đế ( Thượng Đế theo quan niệm ở đây chỉ là một ngôn từ) qua sự thấu hiểu về tôn giáo. Để đạt được điều này cần luyện tập tự giác ngộ và thiền định. Do vậy, ở phương Đông, sự thụ động và ẩn dật có thể trở thành lý tưởng tôn giáo. Ngay cả ở Hy Lạp cổ, có nhiều người tin rằng sống ẩn dật, khổ hạnh là cách cứu rỗi linh hồn. Nhiều khía cạnh của cuộc sống tu hành thời Trung Cổ có thể được lần lại về đức tin từ thời văn minh Hy-La.
    có thể tóm tắt mục tiêu vĩ đại nhất của họ chỉ bằng một câu nói như thế này ‘Hãy tự dạy cho mình đừng bận tâm gì cả. Cho dầu có chuyện gì xảy ra, thì chính Thượng Đế đã khiến cho nó phải xảy ra như thế. Cho nên hãy chấp nhận nó’
    Nhưng người Khắc kỷ còn đi xa hơn. Họ nhìn thấy cuộc đời là một tiến trình để học tập đừng bận tâm chi cả. Epictetus đưa ra lời khuyên này: Hãy bắt đầu bằng chiếc áo rách, một cái tách hay cái đĩa bể và tự nhủ: Ta bất cần. Hãy nhìn một con chó kiểng hay một con ngựa cưng nằm chết, và nói: Ta bất cần. Cuối cùng, bạn sẽ đạt đến chỗ có thể đứng bên cạnh giường của người thân yêu mình đang hấp hối, nhìn người thân yêu trút hơi thở cuối cùng và nói: Ta bất cần.
    Với người Khắc kỷ thì cuộc đời là một tiến trình để bất cần, bất chấp tất cả, nhưng đối với Người Semite thì ngược lại, cuộc đời là một tiến trình để học biết lưu ý bận tâm – bận tâm đến những người xung quanh mình, như Thượng Đế lưu tâm đến con người vậy.
    Sự đầu thai của linh hồn, hay vòng luân hồi, là đức tin căn bản trong nhiều nền văn hóa Ấn-Âu. Trong vòng hơn 2500 năm, mục đích tối cao của mỗi người Ấn Độ là để được giải thoát khỏi vòng luân hồi. Plato cũng đã tin vào sự đầu thai của linh hồn.

    Tuy nhiên khi chuyển sang người Semite. Họ thuộc về một nền văn hóa hoàn toàn khác. Các dân tộc Semite có nguồn gốc từ bán đảo Arab, nhưng họ cũng đã di cư đến nhiều nơi trên thế giới. Người Do Thái đã sống xa quê trong vòng hơn 2000 năm. Lịch sử và tôn giáo Semite đã vươn xa nhất ra khỏi gốc rễ của nó bởi Ki Tô giáo
    Khi xét đến Ki Tô giáo, bức tranh trở nên phức tạp hơn. Ki Tô giáo cũng có nguồn gốc Semite, nhưng Tân Ước lại được viết bằng tiếng Hy Lạp, và khi thần học hay tín điều Ki Tô giáo được định hình một cách có hệ thống, nó lại bị ảnh hưởng bởi Hy Lạp và La Mã, và do đó bị ảnh hưởng bởi triết học Hy-La.
    Người Ấn-Âu thờ nhiều vị thần. người Semite, thì ngược lại ở chỗ từ thời cổ xưa, họ đã được thống nhất trong đức tin dành cho một thân vị Thiên Chúa duy nhất. Do Thái giáo, Ki Tô giáo đều chia sẻ cùng một tư tưởng căn bản rằng chỉ có duy nhất một Chúa Trời.
    Người Semite còn có chung một quan niệm tuyến tính về lịch sử. Nói cách khác, lịch sử được xem như một đường thẳng liên tục kéo dài. Ban đầu, Chúa Trời tạo ra thế giới và đó là điểm bắt đầu của lịch sử. Nhưng một ngày nào đó, lịch sử sẽ chấm dứt và đó sẽ là Ngày Phán Quyết, khi Chúa phán xét người sống và người chết.
    Vai trò của lịch sử là một đặc điểm quan trọng trong ba tôn giáo phương Tây này. Họ tin rằng Chúa Trời can thiệp vào tiến trình của lịch sử – thậm chí lịch sử tồn tại với mục đích để Chúa có thể chứng tỏ ý muốn của mình trong thế giới. Cũng như một lần Chúa đã dẫn Abraham đến miền “Đất Hứa,” Chúa Trời dẫn dắt loài người đi qua lịch sử để đến Ngày Phán Quyết. Khi ngày đó đến, mọi cái ác trên thế giới sẽ bị tiêu diệt.
    Giác quan quan trọng nhất đối với người Ấn-Âu là nhìn. Tầm quan trọng của nghe đối với các nền văn hóa Semite cũng thú vị không kém. Không phải ngẫu nhiên mà kinh Tin kính Do Thái bắt đầu bằng những từ: “Hãy nghe, hỡi Israel!” Trong kinh Cựu Ước, ta đọc được về chuyện người ta đã “nghe thấy” lời của Chúa như thế nào, và các nhà tiên tri Do Thái thường bắt đầu các bài thuyết giáo của mình bằng “Vì vậy, Jehovah (Chúa Trời) đã nói.” Việc “nghe thấy” lời Chúa cũng được nhấn mạnh trong Ki Tô giáo. Các buổi lễ tôn giáo của Ki Tô giáo, Do Thái giáo, đều được đặc trưng bởi việc ngâm hay đọc to.
    Đặc điêm của người Ấn-Âu luôn là luôn vẽ tranh hoặc tạc tượng các vị thần của họ. Đặc điểm của người Semite là họ không bao giờ làm như vậy. Họ không được phép tạo ra tranh hoặc tượng Chúa Trời. Kinh Cựu Ước lệnh rằng con người không được phép tạo ra bất cứ một hình ảnh nào về Chúa Trời. Điều này ngày nay vẫn còn là luật lệ đối với Do Thái giáo và Hồi giáo. Hơn nữa, đạo Hồi còn có sự ác cảm chung đối với nhiếp ảnh và nghệ thuật, vì con người không nên tranh đua với Chúa trong việc “sáng tạo” bất cứ cái gì.
    Nhưng các nhà thờ Ki Tô giáo thì tràn ngập các bức tranh về Jesus và Chúa Trời, nhưng đó chỉ là ví dụ về ảnh hưởng của thế giới Hy-La đối với Ki Tô giáo. (Trong Giáo hội Chính thống Hy Lạp – ở Hy Lạp và Nga – “hình Chúa”, hoặc tượng và thánh giá từ các câu chuyện trong Kinh Thánh vẫn bị cấm.)
    Ngược lại với các tôn giáo lớn ở phương Đông, ba tôn giáo phương Tây nhấn mạnh rằng có một khoảng cách giữa Chúa Trời và sáng tạo của Ngài. Mục đích không phải để thoát khỏi vòng luân hồi, mà để chuộc tội. Hơn nữa, cuộc sống tôn giáo được đặc trưng bởi cầu nguyện, thuyết giáo, truyền đạo ,và nghiên cứu kinh thánh hơn là sự tự giác ngộ và thiền định.
    Có một nguyên tắc đạo đức chung được áp dụng cho tất cả mọi người, mọi thời đại mà chúng ta gọi là Luật Vàng. Nhưng nó lại mang hình thức thụ động : ‘Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân’ nghĩa là chớ làm cho người khác điều ngươi không muốn người ta làm cho mình. Nhưng Luật Vàng của Ki tô giáo thì lại khác, cách phát biểu câu này của họ lại có tính cách tích cực , chúa Jesus nói ‘Hãy làm cho người khác điều các con muốn người ta làm cho mình’ (Mat 7:12). Câu phát biểu này vốn có tính đòi hỏi nhiều hơn, khó khăn hơn. Đừng làm điều này điều nọ thì chẳng có gì khó khăn lắm. Nhưng đòi hỏi của Ki tô giáo không phải chỉ đơn giản là chớ làm việc này việc nọ cho , nhưng là chúng ta phải làm, và làm một cách tích cực điều tốt cho tha nhân, điều mà chúng ta muốn họ làm cho mình. Cho nên dễ nhận thất Ki tô giáo là tôn giáo của sự hành động.

    Trong thế chiến thứ hai, Hitler đã tàn sát người Do Thái, vì cho rằng đây là dân tộc hạ đẳng ( người Semite), còn người Đức thuộc về chủng tộc thượng đẳng –người Ấn Âu (người Aryan). Vậy đâu là sự khác nhau trong tư tưởng của người Ấn Âu và người Semite ?
    Ta hãy xét lại tư tưởng các triết gia Hy Lạp,. Có người đã vạch ra rằng trong Hy văn của người Hy Lạp không có chữ khiêm hạ nào, mà không có ẩn ý sự hèn hạ, thấp kém. Chẳng ở đâu khác có điểm dị biệt giữa tư tưởng người Semite và tư tưởng người Ấn Âu được nhận thấy rõ ràng hơn là trong việc đối chiếu sự khiêm hạ này của người Ki tô giáo với bức tranh về con người quãng đại (great-souled) của Aristotle, mà theo Aristotle thì đó là đặc tính tốt đẹp nhất.
    Bức tranh của Aristotle như sau: Con người ‘có linh hồn vĩ đại’ là người đại ngôn và xứng đáng với những lời phô trương đó. Người không hay khoe khoang có thể là khiêm tốn và tiết độ nhưng anh ta sẽ chẳng bao giờ trở thành vĩ đại. Người đại ngôn mà không tương xứng với những lời khoe khoang của mình chỉ là khoác lác chớ không phải là vĩ đại. Để làm người có ‘linh hồn vĩ đại’, thì phải vĩ đại, cũng như người đẹp trai phải có vóc dáng to lớn vậy. Aristotle bảo ‘người nhỏ thó có thể gọn gàng, đứng đắn nhưng không thể đẹp trai được’. Điều duy nhất mà người có linh hồn vĩ đại đặt làm mục tiêu là danh dự. Anh ta nhất thiết phải là người tốt. Người có linh hồn vĩ đại phải đạt đến tột đỉnh của các đức hạnh, vì nếu không có chúng, cũng không thể có con người vĩ đại. Khi những con người xứng đáng tôn vinh con người có linh hồn vĩ đại thì người ấy sẽ sẵn sàng tiếp nhận; nhưng nếu vinh dự ấy được những con người tầm thường ban cho, thì người có linh hồn vĩ đại sẽ quyết liệt khinh thường nó. Người ấy không vui mừng quá đáng khi được hưng vượng, cũng không buồn rầu quá đáng khi gặp nghịch cảnh. Người ấy dửng dưng với phần lớn sự đời, kể cả vinh dự, vì đối với anh ta, chẳng có gì là thật sự quan trọng cả. Chính vì lý do ấy mà những người có linh hồn vĩ đại thường tạo cho người ta cái cảm tưởng là họ kiêu kỳ. Người ấy khinh rẻ tha nhân, và họ được biện minh khi xem thường kẻ khác.
    Người có linh hồn vĩ đại thích ban phát các nguồn lợi lộc, nhưng không muốn tiếp nhận chúng, vì ban phát ra là dấu hiệu của người trên, còn ngửa tay tiếp nhận là dấu hiệu của kẻ dưới. Nếu người ấy chịu để cho ai phục vụ mình, người ấy sẽ đền đáp có lợi cho người kia, vì như thế, người ấy vẫn tiếp tục làm người trên trước. Nếu người ấy nhận ân huệ của ai, thì thích quên nó đi. Người ấy chẳng bao giờ, hay chỉ hết sức miễn cưỡng, chịu nhờ ai giúp đỡ mình. Người ấy tỏ ra cao ngạo với người cao hơn mình; còn đối với kẻ thấp hơn mình, thì người ấy sẽ hạ cố để gia ơn cho. Các đối tượng bình thường của tham vọng sẽ không hấp dẫn được người ấy. Người ấy tạo cho thiên hạ cái cảm tưởng là mình ở dưng và hành động chậm chạp, vì người ấy chẳng quan tâm gì ngoài ra những công trình vĩ đại mà thôi. Người ấy chẳng bao giờ sống theo ý người khác, vì như vậy sẽ là quá khúm núm, nô lệ. người ấy chẳng xem việc gì là quan trọng, lớn lao cả, đối với người ấy thì chẳng có gì là đáng ngưỡng mộ. Người ấy không thể chịu nổi những lời cằn rằn, lằm bằm, chỉ vì lý do là người ấy vốn quá cao cả để phải nghe những lời như thế. Người ấy thích những điều đẹp đẽ và vô dụng hơn là những gì hữu dụng, hữu ích; Con người vĩ đại sẽ có dáng đi từ tốn, giọng nói thâm trầm, và có cách nói thong thả, cẩn trọng.
    Trên đây là một bức tranh của con người quý phái mà thái độ có đặc điểm là khinh bạc. Bức tranh về một con người vĩ đại của người Hy-lạp là bức tranh của một con người chẳng nghĩ đến gì nhiều hơn là tính cách cao sang của mình (hướng vào bên trong), một người mà nếu tự nhận mình hãy còn thiếu một cái gì, còn cần đến một điều gì, tức là tự nhận mình thất bại, thấp hèn.
    Trái lại, người Semite Những phước hạnh theo quan điểm của họ, lại giành cho những người ý thức được chính sự nghèo thiếu của mình, đau buồn vì chính tội lỗi mình, dành cho người đói khát điều thiện mà người ấy buồn rầu ý thức rằng mình vốn không có (Mat 5:3-4,6). Con người vĩ đại của người Hy-lạp là con người đứng từ trên cao nhìn xuống. Trong đạo đức học Ki tô, thì con người vĩ đại là người biết nhìn lên Thượng Đế, chẳng biết gì nhiều hơn là chính nhu cầu của mình, và ngồi tại chỗ mà đồng bào đồng loại mình đang ngồi.
    Như vậy tính cách “Khinh Bạc, bất cần” của tư tưởng Ấn Âu và tư tưởng “Khiêm hạ” của người Semite có thể xem như là đối lập và đã từng được áp đặt lệch lạc như là tính cách của một chủng tộc thưởng đẳng và một chủng tộc hạ cấp.

    Thiết tưởng cũng cần nói thêm là nền văn minh kinh điển ở thế giới cổ thời này mặt trái thì tự nó pha trộn với các thói quen man rợ tỉ như thói đồng dâm nam (pederasty) và nô lệ. Thế giới Hi lạp cổ dẫy chuyện đồng tính luyến ái. Thật khó kể được tên một vĩ nhân Hi-lạp nào đã không từng thực thi cách ‘làm tình’ đó – cả Plato, Aristotle, Sophocles, và ngay đến Socrates vĩ đại nữa. Tại Hi-lạp tình hình đã đạt tới mức mà khi Plato đề cập tình yêu, thì điều ông ngụ ý muốn nói chính là chuyện đồng tính luyến ái. Tình yêu bình thường đối với một phụ nữ bị xem là thấp kém và đáng xấu hổ, và với một người có văn hóa, thì chỉ có tình yêu dành cho một cậu bé trai mới được xem là xứng đáng. Có một sự kiện hết sức đơn giản, ấy là trong mười lăm vị Hoàng đế Ro đầu tiên, đã có đến mười bốn vị thực hành đồng tính luyến ái.
    Người Hy Lạp coi gia đình hầu như chỉ là phương tiện sinh sản. Hầu hết hôn nhân đều được xếp đặt, và vợ chồng không ai kỳ vọng là sẽ trở nên hai người bạn. Thật vậy, Aristotle nghĩ rằng phần lớn phụ nữ không có khả năng làm bạn, và chắc chắn ông không kỳ vọng các bà vợ tương quan với các ông chồng trên một phương diện bình đẳng. Tính cách không quan trọng của tình yêu trong xã hội Hy Lạp xưa có thể được minh chứng bằng sự kiện là trong hàng chục vở bi kịch Hy Lạp, không một vở kịch nào có chủ đề là tình yêu.
    “Eros” là một động lực mạnh mẽ trong Hy Lạp xưa, nhưng nó được bày tỏ trong sự đồng tính luyến ái. Sinh hoạt này rất phổ thông ở Athens, đặc biệt người Spartan rất lừng danh về việc này, họ cổ vũ nó trong các thao đường và dùng sự gắn bó đồng tính luyến ái để xây dựng sự liên đới giữa các chiến sĩ trong thời chiến. Sử gia Michael Grant viết rằng những liên hệ tình dục giữa đàn ông và con trai thì “được ưa thích nhiều hơn sự liên hệ đồng tính giữa hai người cùng tuổi.” Người La Mã và Hy Lạp cổ xưa cũng xây dựng triết lý giáo dục dựa trên thói đồng dâm nam (pederasty). Như sử gia K.J. Dover diễn tả, người đàn ông luôn luôn đóng vai trò chủ động và con trai thụ động. Toàn thể vấn đề được chấp nhận trong ý nghĩa trao đổi; con trai đồng ý quan hệ dục tình với một người lớn hơn và đổi lại hắn được kiến thức và được giám hộ.
    Chúng ta có thể lo sợ rằng các em trai có thể bị lạm dụng trong sự tương giao như vậy, nhưng người xưa không nghĩ như chúng ta. Nhiều người xưa cảm thấy như Pausanius trong cuốn Symposium của Plato, là người bực dọc vì những quan hệ đồng dâm nam thường không công bằng cho người đàn ông lớn tuổi bởi vì các thanh niên, một khi nhận được sự giám hộ, họ thường tìm đến các phần tử khác cùng tuổi với họ.
    Chúng ta có thể thán phục những thành quả vĩ đại về triết lý kinh viện, nghệ thuật sân khấu, và thuật quản lý nhà nước của họ, nhưng khi chúng ta phô trương sự “vẻ vang của người Hy Lạp và sự vĩ đại của người La Mã,” Thật là khó với một người vào thời đó, phải xem những điều mà những con người vĩ đại nhất, khôn ngoan nhất vẫn thực thi là sai lầm.
    chúng ta phải nhớ rằng ngày nay, các sinh hoạt tình dục của các nền văn minh này chỉ còn sống động trong các nhà tù, trong các nhóm và trong các nhà thương trị bệnh về xã hội và hoa liễu.

    Nhưng khi quay sang thế giới Do-thái. Trong thế giới người Do-thái, không có lối sống dâm ô quá ôm đồm như vậy; nhưng tình trạng ly dị rất nghiêm trọng. Chúa Giê-xu đã cấm chuyện ly dị, ngoại trừ trường hợp ngoại tình, và ngoại tình là một tội trọng cho chả nam và nữ ngang nhau .Luật pháp Do-thái thật rõ ràng. Sách Phu 24:1-4 vạch rõ rằng một người chồng có thể viết cho vợ mình một tờ để nếu nhận thấy nàng có điều bất khiết hay thiếu đoan trang. Tờ để vốn chẳng khác gì một câu đơn giản ‘đuổi việc’ và cho vợ mình được tự do lấy bất cứ người nào muốn kết hôn với mình.
    Trong Kinh Thánh, sách Phục truyền, có một đoạn như thế này:
    “Trong vòng con gái Y-sơ-ra-ên, chớ có người nào chuyên sự buôn hương, trong vòng con trai Y-sơ-ra-ên cũng chớ có người nào chuyên sự tà dâm’.
    Mặc dầu sự hứa nguyện ngươi thể nào chớ đem vào nhà của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, hoặc tiền công của một con đĩ, hay là giá trả cho một con chó (nghĩa là của một tên điếm đực) vì cả hai đều lấy làm gớm ghiếc cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi” (Phu 23:17-18).
    Trên đời này ‘tiền công của một con đĩ’ thì có liên hệ gì với đến thờ của các thần? Tại Hi-lạp, số tiến ấy lại là tất cả. Trong đền thờ tại Ê-phê-sô, có hàng ngàn gái điếm cứ mỗi chiều tối là tràn xuống các đường phố để hành nghề. Tại Hi-lạp, Solon là chính khách người Hi-lạp đầu tiên thiết lập các nhà thổ công cộng và lấy lợi tức để xây một đền thờ cho nữ thần Aphrodite. Thế giới cổ thời thấy việc ấy chẳng có gì sai trái cả. Trinh khiết với tôn giáo vốn chẳng có liên hệ gì với nhau. Lần đầu tiên Do-thái giáo đặt tôn giáo và sự thánh sạch đi song hành với nhau.
    Với con mắt của người hiện đại ngày nay, ta thấy văn minh và nền luân lý đạo đức của người Do Thái vượt văn minh Hi-La rất xa. Nếu sinh hoạt tình dục theo kiểu cổ thời Hi-La mà kéo dài cho đến tận ngày nay thì có lẽ loài người sẽ tuyệt diệt hết vì HIV/AIDS.
    Câu chuyện sẽ còn tiếp tục để cho thấy rằng nền văn minh Do Thái từ ngày xưa họ đã có những tư tưởng vô cùng chính xác và tiến bộ mà người hiện đại ngày này nhìn vào đôi khi còn chưa thực hiện được, và cũng không ngạc nhiên vì sao người Do Thái lại thống trị thế giới, đơn giản vì Chân Lý họ đã biết trước người khắc mấy ngàn năm nên họ bỏ xa người khác cũng là điều dễ hiểu.

    Thích

  18. Một điểm dị biệt giữa thế giới người Do-thái với các thế giới Hy-lạp La Mã cổ xưa- đó là lao động.
    Với một người Do-thái thì lao động là điều thiết yếu; lao động chính là yếu tính của đời sống. Người Do-thái có câu tục ngữ rằng: “ai không dạy cho con trai mình một nghề, tức là đã dạy nó đi ăn trộm”
    Một ra-bi Do-thái giáo vốn ngang hàng với một giảng viên hay giáo sư trường đại học bây giờ, nhưng theo luật Do-thái, vị ấy không được lấy một xu thù lao nào do việc giảng dạy; người ấy phải có một nghề và phải tự tay mình làm việc để mưu sinh. Cho nên có nhiều ra bi Do Thái vốn là thợ may, thợ giày, và cả thợ cạo, thợ làm bánh mì và cả thợ hòa hương nữa. Với một người Do-thái thì lao động chính là sự sống của họ, và họ xây dựng xã hội dựa trên lao động.

    Nhưng có một Sự kiện căn bản trong toàn thể tình hình ở thế giới cổ thời bấy giờ, ấy là lúc Ki tô giáo xuất hiện,thì thành phố Rô-ma đang là bà chủ của cả thế giới, cho nên người công dân Ro tin quyết rằng lao động là một điều hèn hạ đê tiện, chẳng xứng đáng với mình. Nhưng khi Kitô Giáo xuất hiện lại, họ tán dương con người thấp kém, người bình thường, người bị thua thiệt. Nhóm người này không được ưa thích trong thế giới cổ của Hy La. Homer bỏ quên họ trong các thiên sử thi của ông, chỉ hoàn toàn chú trọng đến đời sống của giới cai trị. Những người thấp kém nếu có xuất hiện thì chỉ như tôi tớ. Aristotle cũng có một công việc cho người thấp kém: nô lệ. Aristotle lý luận rằng khi những người thấp kém làm việc phục dịch, người cấp trên sẽ có thời giờ nhàn rỗi để suy nghĩ và tham dự trong việc quản trị cộng đồng. Aristotle qúy mến “người cao trọng” là người kiêu hãnh, đáng kính trọng, giới qúy tộc, giầu sang, và (nếu điều này chưa đủ), luôn có giọng nói trầm hùng và đắn đo.
    Nền văn minh Hy-lạp La Mã đặt cơ sở trên chế độ nô lệ. Theo Plato, không hề có một thợ thủ công nào lại có thể trở thành công dân của quốc gia lý tưởng. Aristotle cho chúng ta biết rằng tại Thebes, không ai có thể trở thành công dân nếu chưa nghỉ hành nghề gì đó được mười năm rồi. Cicero thì quy định rằng không một nhân vật khả kính (gentleman) nào lại đi làm việc vì tiền lương; không một nhân vật khả kính nào có thể hành nghề thương mại, dầu là buôn bán sỉ hay lẻ. “Chẳng hề có người có văn hóa nào ở trong một xưởng thợ cả”.

    Công việc của thế gian – theo như họ nghĩ – là để cho bọn nô lệ phải làm. Điều đó có nghĩa rằng tại Rô-ma, có đến 150.000 người hoàn toàn chẳng có việc gì để làm cả; và có 100.000 người nữa, thì công tác của họ chỉ đến trưa là hoàn tất. Nhưng điều gì sẽ xảy ra cho đám thanh niên sung sức đang lớn và tràn đầy năng lượng này? Cần phải có lối thoát an toàn cho khối dân chúng ấy, dầu sao thì cũng phải nuôi ăn và có trò vui cho họ tiêu khiển. Do đó mới có câu tục ngữ mà mọi người bấy giờ đều thích “Bánh mì và các rạp xiếc”
    Fronto đã bảo rằng dân chúng Ro chỉ bị thu hút bởi hai điều: ăn uống và các màn trình diễn.
    Cũng có người vạch rõ rằng Rô-ma có nhiều lễ hội công cộng hơn bất kỳ một xã hội nào trong lịch sử. Vào những ngày lễ hội công cộng đó, thì mọi việc đều bị đình chỉ, và dân chúng đổ xô nhau lao vào các trò chơi mà nhà nước cung ứng cho. Dưới thời trị vì của Augustus, mỗi năm có 66 ngày lễ công cộng; dưới thời Tiberius là 87; dưới thời Marcus Aurelius là 135; đến thế kỷ thứ tư là 175. Lúc vận động trường được khánh thành dưới thời Titus, đã có 100 ngày liên tục để có những cuộc trình diễn và nghỉ lễ. Lúc Trajan ăn mừng chiến thắng Dacia của mình đã có 135 ngày nghỉ lễ công cộng và vui chơi liên tục. Công vệc khổ nhọc nhất mà người Ro phải làm : đó là theo đuổi thú vui của mình.
    Ít có giai đoạn nào trong lịch sử, mà việc cờ bạc lại đươc đam mê đến thế. Juvenal bảo rằng người ta mang đến bàn cờ bạc không phải là một túi bạc, nhưng là cả thùng lớn đựng cả gia tài của mình. Suetonius cho chúng ta biết là Nero đặt vào mỗi lần sóc dĩa một số tiền tương đương với 4.000 Anh kim bây giờ, vì sóc dĩa là môn cờ bạc rất được ưa chuộng. Khi có tiệc tùng, Augustus thường tặng cho mỗi khách được mời 10 Anh kim, vì hoàng đế muốn cho họ cờ bạc cho qua thời gian.
    Cũng vậy, rất ít có thời đại nào trong lịch sử, người ta lại hiến thân cho việc háu ăn giống như vậy. Bấy giờ người Ro đã có thói quen gây nôn mửa trước bữa ăn, và ngay cả giữa bữa ăn nữa, cho bụng trống lại, để có thể gưởng thụ bưa ăn ngon miệng hơn. Vitellius chỉ cầm quyền được mấy tháng trong thời gian hỗn loạn tiếp theo sau cái chết của Nero. Hoàng đế dọn một món ăn trong một cái đĩa gọi là Cái khiên của thần Minerva. Suetonius nói “Đó là sự pha lẫn gan cá đạo (pike) với óc chim trĩ và con công, lưỡi chim hồng hạc với tinh dịch cá chình” (Lúc Vitellius vào thành phố Rô-ma và nắm quyền làm hoàng đế trong giai đoạn ngắn ngủi ấy, người anh (em) của hoàng đế đã đãi một bữa tiệc dọn lên hai ngàn con cá và bảy ngàn con chim. Seneca thì so sánh sự xa hoa thời đó với sự kham khổ của người Spartan đời xưa. Ông nói, ngày nay vấn đề không phải là tìm các thức ăn để thỏa mãn cơn đói, mà là để khơi gợi sự thèm thuồng. Vô số các chất nước ‘xốt’ đã được nghĩ ra để kích thích tánh tham ăn của người ta. Ngày xưa, thực phẩm dùng để nuôi sống người ta, bây giờ nó là một gánh nặng thêm cho cái dạ dày đã chất chứa quá nặng, quá nhiều rồi. Do đó mà có thể xanh xao đặc biệt, sự run rẩy của các bắp thịt đã ngấm rượu, sự mảnh mai đáng ghê tởm do bệnh kho tiêu hóa chớ không phải vì bị đói; do đó mà có chứng mập nước; do đó mà cái bụng to lên như bụng bò do cứ thường ăn nhiều hơn số mà nó có thể chứa đựng, do đó mà có bệnh hoàng đản; thân xác bị han rỉ từ bên trong; có các chứng bệnh teo và sưng các khớp xương… Phòng ăn của vị giáo sư, của nhà học giả thì trống rỗng, nhưng cá nhà hàng thì bị các đám đông bủa vây. Các thợ làm bánh mì thì chộn rộn, những người hầu bàn thì lăng xăng. “Biết bao kẻ cứ phải luôn luôn bận rộn một cách đáng khôi hài chỉ vì một cái dạ dày duy nhất mà thôi!”

    Đã có một sự giống nhau lạ lùng giữa cái thế giới ấy với cái thế giới hiện đại bây giờ vốn đầy dẫy các tiệm buôn tốt hơn, các nhà hàng đẹp đẽ hơn, một thế giới trong đó sự nghèo khổ đê tiện với loại giàu sang hào nhoáng vẫn tồn tại bênh cạnh nhau.

    Bấy giờ là thời đại suy thái của kịch nghệ. Kịch nghệ đã trở thành dâm ô, tục tỉu và đồi trụy. Nhưng nó còn trở thành một cái gì tồi tệ hơn thế nữa. Nó đã trở thành tàn bạo. Nhiều vở kịch chỉ đề cập một nhân vật tội phạm và sự nghiệp của hắn ta. Trong nhiều trường hợp, tên tội phạm trong vở kịch thật sự diễn xuất một cảnh giết người. Rồi vở kịch kết thúc bằng màn kẻ phạm tội bị đóng đinh câu rút, hoặc bị tùng xẻo trước sự chứng kiến trọn vẹn của khán giả.
    Đó là kỷ nguyên vĩ đại của trò đua xe ngựa, Diễn trường lớn nhất là diễn trường Circus Maximus, dài khoảng hai trăm mét và rộng khoảng sáu chục mét; nó có chỗ cho 385.000 khán giả. Cuộc đua thường gồm bảy đoạn (vòng). Các xe có thể có đến tám hoặc mười con ngực kéo. Điều này có nghĩa là các xe đua phải chạy mười bốn lần quanh những trụ ở khúc quanh, và tại đó, điều mà một nhà văn từng gọi là “cuộc đắm tàu đẫm máu” có thể xảy ra, vì những người đánh xe đứng trên xe đua để điều khiển chiếc xe với các dây cương buộc quanh thân thể, còn các bánh xe chạy như bay và những vó ngựa có thể giày xéo lên người tại các khúc quanh đã gây ra nhiều cảnh tàn hại. Công chúng và cả các hoàng đế đều là những cổ động viên cuồng nhiệt cho những con ngựa bạch, ngựa xanh, ngựa xám hay ngựa hồng. Người điều khiển đua có thể kết thúc cuộc đời bằng cách trở thành triệu phú. Diocles đã tham sự 4.257 cuộc đua và thắng 1.462 trận để về hưu với 375.000 Anh kim. Chẳng những chỉ có viễn ảnh của một tai họa mới hấp dẫn được các đám đông; mà đó còn là việc nhà triệu phú đem bạc ngàn ra để đánh cá, còn những người sống bằng sự bố thí của người khác cũng đánh cuộc đến đến đồng xu cuối cùng của mình. Cũng có cả một hệ thống thay đổi kết quả các cuộc đua do các tay điều kiển xe lừng danh bị lôi kéo để từ Phi này chạy theo một Phi khác. Đua xe ngựa tại Rô-ma và các cuộc thi tài thể thao vĩ đại ngày nay vốn rất giống nhau không ít ở điểm là các giải thưởng bằng tiền về mặt thể thao vốn hoàn toàn vô nghĩa so với các giá trị đích thực.

    Bấy giờ, như cả thế giới đều biết, là kỷ nguyên của các trò giác đấu đẫm máu, tàn bạo và man rợ. Chính trong những cuộc đấu này mà thiên hạ có được những rung động vĩ đại nhất. Con người rách rưới trong câu chuyện của Petronius chờ đợi những cuộc đấu mà Titus sắp tổ chức. “Hoàng đế sắp ban cho chúng ta chất thép lạnh mà không hề nao núng, một trò chơi vĩ đại của lò sát sinh được phơi bày trọn vẹn trong đấu trường”. Cuộc ‘lễ hội máu’ này có sức hấp dẫn lạ lùng. Alypius, bạn thân của Augustine khi trở thành Ki tô hữu, đã từ bỏ các trò chơi này, nhưng có lần các bạn bè đã lôi ông ta đến đấu trường với họ. Thoạt tiên, ông ta lấy tay che mặt lại mà không chịu nhìn, nhưng rồi bầu không khí đã lôi cuốn ông ta và chẳng bao lâu, ông ta cũng hò hét, hoa tay múa chân và gầm rú như số người còn lại. Có những người Samnites chiến đấu với một chiếc khiên to và một thanh gươm ngắn; có những người Thracians chiến đấu với một chiếc khiên nhỏ và một thanh gươm dài mà cong; có những ‘người cá’ mang khí giới nặng nề, sở dĩ gọi như vậy vì dấu hiệu con cá trên mũ sắt của họ; có người retiaric, người lưới, vì họ chiến đấu bằng lưới và chĩa ba; có những kỵ sĩ cầm những cây giáo dài và những người đánh xe ngựa, với các bánh xe được thiết kế với những cái giống như lưỡi hái.
    Con số các chiến sĩ giác đấu cứ ngày càng tăng. Julius Caesar (Xê da đại đế) có 320 cặp giác đấu; Trong trận đấu Dacian của Trajan, có đến 4.941 cặp giác đấu đánh nhau suốt 120 ngày. Có khi họ đánh tay đôi với nhau. Có khi họ đánh với thú dữ. Lúc Titus khánh thành đại hí trường của mình vào năm 80 SCN, có 5.000 thú vật được đem triễn lãm và hơn 9.000 con bị giết. Và trong chiến thắng Jacia của Trajan năm 107 SCN, có 11.000 con thú đã bị giết.
    Nhiều khi các chiến sĩ giác đấu là nô lệ; có khi là các tội phạm; lắm khi là những tù binh và có khi là những người thích chiến đấu như thế, nhiều khi một chiến sĩ giác đấu đánh nhau nhiều năm như vậy về hưu, được giàu có và danh vọng. Tham vọng lớn lao của một chiến sĩ giác đấu là có ngày được ban thưởng thanh gươm bằng gỗ, có nghĩa là được nghỉ hưu thật vẻ vang. Rồi người ấy sẽ treo toàn bộ binh giáp của mình tại đền thờ Hercule, và có lẽ được về hưu ở một thôn ấp để sống và thấy con trai mình trở thành công dân – và có khi người ấy lại trở ra đấu trường, vì có nhiều chiến sĩ giác đấu đã phải chiến đấu cho đến khi đổ máu mới thôi.
    Cũng có những trận hải chiến nhân tạo nữa. Có những cái hồ nhân tạo, lắm khi dài 600 mét, rộng 700 mét, được đáo và làm cho ngập nước; rồi có những trận hải chiến trong đó có đến 19.000 thủy quân tham dự.
    Ki tô giáo đã xuất hiện,và đã đến với một xã hội háo hức giết người nhân danh thể thao như vậy. Và với ảnh hưởng của Ki tô giáo, ấy là trong lúc nạn cờ bạc, tham ăn và dâm dục vẫn còn, thì sự tàn bạo khát máu đã cáo chung.

    Có thể bảo rằng vị giáo sư dạy đạo đức vĩ đại nhất của người Hi-lạp là Plato; nhưng cũng có thể mô tả đạo đức học của Plato chỉ là một nền đạo đức học quan tâm. Ông ta thấy cuộc đời chỉ như sản phẩm của các nhà vua triết gia, vốn là những con người ngay lành ngự trị trên tột đỉnh của một kim tự tháp gồm toàn thể nhân loại; và những con người tầm thường chỉ hiện hữu chỉ để cho một số ít người có thể được nổi bật hẳn lên và chiếm những địa vị cao cả huy hoàng. Nền văn hóa Hy lạp vốn do các nô lệ xây dựng lên, và kẻ nô lệ chỉ là một công cụ sống mà thôi.
    Trong thời Hy La cổ xưa, sự sống con người ít có giá trị. Người Spartan để con chết đói trên đồi. Tục giết trẻ sơ sinh thì phổ thông, mà vẫn còn thấy ở nhiều nơi trên thế giới ngày nay. Các người cha muốn có con trai thì họ không áy náy trấn nước con gái sơ sinh. Người ta thường bị đánh đập cho đến chết hay bị xâu xé bởi súc vật trong các đấu trường của La Mã. Các nhà tư tưởng lớn thời xưa, từ Seneca cho đến Cicero, đều không thấy gì sai lầm trong thông lệ này. Kitô Giáo cấm đoán các việc ấy, và Kitô Giáo khiến chúng ta cảm thấy rùng rợn khi nghe nói về các điều đó.
    Thế giới đã phải chờ đến khoảng 1800 năm mới bắt đầu khám phá được thành phần này của đạo đức Ki tô. Khoảng đến năm 1895, Hội Cứu thế quân mới bắt đầu công tác tại Ấn độ và sống giữa người Ấn độ. Một sĩ quan người Anh đã nói với các chiến sĩ Cứu thế quân ‘Tôi không hiểu nổi tại sao các ông lại có thể sống được giữa đám người này. Đối với chúng tôi, họ là thú vật, chỉ là súc vật mà thôi’.
    Đó là nước Ấn độ.Mãi đến năm 1895, tại xứ ấy, chỉ có một trên hai mươi bốn người đàn ông là được quyền bầu cử mà thôi. Mãi đến cuối thế kỷ thứ mười tám, bắt đầu sang thế kỷ mười chín, từ ngữ dân chủ vẫn là một danh từ rất xấu

    Phụ nữ thì có địa vị rất thấp kém trong xã hội Hy La cổ xưa, cũng như ngày nay trong nhiều nền văn hóa,. Aristotle nói lên quan điểm của nhiều người khi ông viết rằng lý trí trong người đàn ông được bày tỏ trọn vẹn. Trong trẻ em, theo Aristotle, lý trí hiện diện nhưng chưa phát triển. Trong phụ nữ, ông viết: lý trí hiện diện nhưng vô dụng. Những quan điểm như thế thì rất phổ thông trong các văn hóa phụ hệ. Và, dĩ nhiên, chúng cũng phổ biến trong xã hội Do Thái xưa. Nhưng khi chúa Jesus xuất hiện,Người lập tức phá vỡ điều cấm kỵ này. Từ quan điểm xã hội và ngay cả từ quan điểm của các môn đệ, Chúa Jesus đã gây xôn xao dư luận khi cho phép phụ nữ (ngay cả người thấp kém trong xã hội) được du hành với Người và thuộc về vòng bạn hữu của Người.
    Kitô Giáo không chống đối phụ hệ, nhưng nâng thân phận của người phụ nữ lên. Vì thế phẩm cách cao qúy là vị thế của phụ nữ trong hôn nhân Kitô Giáo mà người nữ chiếm ưu thế trong giáo hội Kitô Giáo thời tiên khởi, cũng như trong một số sự tôn trọng ngày nay. Một trong những hậu quả là người La Mã khinh miệt Kitô Giáo, cho đó là tôn giáo của phụ nữ.

    Thích

  19. Dân tộc Do Thái họ rất nhấn mạnh và rất tin tưởng rằng sự thịnh vượng của một quốc gia có tỷ lệ thuận trực tiếp với việc quốc gia ấy vâng lời Thượng Đế hay không, như chính dân tộc họ đã nhiều lần tan rã là một ví dụ sống động. Họ không hề sợ hãi, động cơ ban thưởng chút nào. Hễ dân tộc nào vâng lời Thượng Đế thì sẽ được mưa thuận gió hòa, sẽ chắc chắn có được mùa gặt hái, sẽ chiến thắng kẻ thù. Còn nếu không vâng lời Thượng Đế, thì sinh hoạt quốc gia sẽ bị tan rã (Le 26 Phu 28 Le 5:18,19 Phu 7:12-16 11:13-17). Và họ quan niệm rằng. Điều vốn rất đúng, ấy là vấn đề về luân lý đạo đức là vấn đề sống còn của quốc gia,dân tộc chứ không phải vấn đề về tri thức hay kinh tế. Chẳng hạn ngày nay, sự bất ổn định về công kỹ nghệ, về cơ bản không phải chỉ là một vấn đề kinh tế. Họ dám nói rằng đó là một vấn đề luân lý đạo đức — xuất phát từ sự kiện tất cả mọi người chúng ta – chỉ muốn càng ít phải cố gắng càng hay, nhưng lại muốn thu lợi được càng nhiều càng tốt – thế thì kẻ gian ác nhất sẽ lên chiếm lấy nhiều nhất! Bạn không tài nào vá víu nổi một vấn đề kinh tế một khi thái độ sống của phần đông thiên hạ đều khiến cho nó trở thành bất khả giải quyết.
    Do-thái giáo nhấn mạnh rằng không thể có tôn giáo nếu không có đạo đức. Và muốn phục vụ Thượng Đế, thì chúng ta phải phục vụ đồng loại mình. Như Mi-chê nói, bạn có thể đến với Thượng Đế để dâng cho Ngài những bò con tuổi giáp niên; bạn có thể dâng cho Ngài nhiều ngàn dê đực hoặc dâng cho Ngài cả chục ngàn con suối dầu; bạn có thể đem cả chính con mình là kết quả của chính thân thể mình để dâng cho Ngài nữa. Nhưng Thượng Đế không cần một vật nào trong số những vật đó – của lễ đích thực duy nhất là hành động công bằng, là lòng thương xót, và bước đi khiêm nhường trước mặt Thượng Đế (Mich 6:6-8 Os 6:6). Cựu ước đã kết hợp một lần dứt khoát tôn giáo với đạo đức, và công việc ấy đã hoàn tất thật mỹ mãn và vĩnh viễn đến nỗi ngày hôm nay, chẳng hề có ai dám xem tôn giáo là tôn giáo, trừ phi nó kết hợp việc phục vụ con người.
    Do-thái giáo nhấn mạnh là những nghi lễ trau chuốt nhất với những buổi thờ phượng uy nghiêm nhất trong nhà thờ cũng không thể thế chỗ cho việc phải phục vụ đồng loại mình. Nhà tiên tri của họ đặt câu hỏi: Thượng Đế muốn gì? Và câu trả lời là không phải những buổi thờ phượng, nhưng là chia cơm xẻ áo cho kẻ nghèo, tiếp đãi những kẻ vô gia cư, nuôi dưỡng kẻ trần truồng. Điều Thượng Đế muốn cho chúng ta làm là làm sự công bình và tỏ lòng thương xót (Es 1:12-17 58:6-12 Gie 7:8-10 Am 5:21-24). Đó là những điều Thượng Đế muốn họ làm.

    Một trong nhiều điều lạ lùng nhất trong luật pháp Do-thái là cách thức theo đó phần đạo đức và nghi lễ, phần luân lý và phần hình thức được đặt bên cạnh nhau. Hai sự việc được đặt sát cạnh nhau, mà một việc thì dường như vô cùng quan trọng nhưng việc kia lại chẳng có vẻ gì quan trọng cả, nhưng dường như cả hai đều được xem là quan trọng ngang nhau. Xin nêu ra một thí dụ, ở đây là một khúc sách trong Lê-vi ký:

    “Chớ có lòng ghen ghét anh em mình; hãy sữa soạn dạy kẻ lân cận mình, đừng vì cớ họ mà phải mắc tội. Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu thương kẻ lân cận ngươi như mình, ta là Đức Giê-hô-va.’

    ‘Các ngươi hãy giữ các mạng lịnh ta. Chớ để loài vật khác giống phủ lẫn nhau; chớ gieo ruộng ngươi hai thứ giống; và chớ mặc mình bằng áo dệt nhiều thứ chỉ” (Le 19:17-19).

    Khúc sách này bắt đầu bằng một trong số những nguyên lý đạo đức quan trọng nhất từng được đưa ra: hãy yêu thương kẻ lân cận như bản thân, rồi lại kết thúc bằng việc cấm mặc một vài loại y phục mà lý do lại hết sức khó hiểu. Phần đạo đức và phần nghi lễ được hoàn toàn trộn lẫn vào nhau.
    Hiện nay, nhiều người chỉ trích người Do-thái là chú trọng vào nhữngt việc làm có tính cách, hình thức như phép cắt bì, vào các luật lệ về thực phẩm và những điều giống như vậy. Nhưng, thật là rõ ràng như pha lê là nếu không có các luật lệ ấy thì người Do-thái không thể nào tồn tại được. Điều khiến cho người Do-thái nổi bật hẳn lên, khiến cho người ấy khác hẳn đi, chính là phần luật lệ về lễ nghi của Do-thái giáo. Bạn có thể nói anh ta là người Do-thái căn cứ vào những gì anh ta ăn và những gì anh ta không ăn.
    Một điều lưu ý nữa, các nhà tiên tri Do Thái vốn là những chính trị gia. Họ không phải chỉ là những kẻ nói suông; mà là những con người hành động. Họ nhận thấy hết sức rõ ràng phương pháp duy nhất để biến khải tượng thành sự kiện là bằng hành động chính trị. Các nhà tiên tri vốn là những người bạn thân thiết nhất của kẻ nghèo khổ xưa nay, và là những ngọn roi giáng những đòn đau nhất mà kẻ giàu có từng gặp. Triết gia Pégry nói ‘Mọi sự đều bắt đầu với thần bí học và kết thúc bằng chính trị’
    Trong luật pháp Do-thái, có một điều rất đẹp, đáng cho chúng ta chú ý, đó la có một Bộ luật đặc biệt được soạn thảo nhằm bảo vệ kẻ nghèo, vì Thượng Đế đặc biệt yêu mến họ (Phu 10:18 1:17 16:19 Le 19:15). Nhưng – đây là điểm đặc biệt – trong khi họ đòi hỏi phải chỉ có một bộ luật duy nhất cho tất cả mọi người giống nhau cả cho người Do-thái lẫn cho khách lạ trú ngụ trong xứ họ (Le 24:22). Nơi người Do-thái có hai điều tạo nghịch lý đáng ngạc nhiên. Một người Do-thái chẳng bao giờ sống pha trộn, lẫn lộn hay bị đồng hóa với người ngoại quốc; nhưng đồng thời, không hề có dân tộc nào lại cương quyết bài trừ tệ nạn kỳ thị chủng tộc khỏi xã hội của họ cho bằng người Do-thái. Bất chấp một người có là ai đi chăng nữa, công lý vẫn thuộc về người ấy, vì đối với họ, Thượng Đế là Đấng chăm sóc cho người ấy.
    Đối với người Do-thái, đạo đức trong việc làm ăn kinh doanh là vô cùng quan trọng. Có một điểm phi thường nhất trong đạo đức Cựu ước, là việc bắt buộc phải cân lường thật chính xác đã được quy định không dưới bảy lần (Le 19:35,36 Phu 25:13-16 Ch 16:11 Ex 45:10-12 Am 8:4-6 Mi 6:10,11). Như một trước giả sách Châm ngôn viết :

    ‘Trái cân và vá cân công bình thuộc về Đức Giê-hô-va. Các trái cân trong bao là công việc của Ngài’.

    Thượng Đế của họ không phải chỉ có mặt tại đền thờ và trong nhà thờ mà thôi, nhưng cũng là Thượng Đế của người làm kế toán và luôn bán tạp hóa nữa. Việc cân đong của bà nội trợ cũng như việc đo lường giữa các bạn hàng buôn bán với nhau đều bị đòi hỏi phải trở thành một hành động thờ phượng đối với người Do-thái, tức là phải công bình, chánh trực. Và chính vì lý do đó mà chúng ta có thể an tâm rằng, không có một người Do Thái sùng đạo nào mà lại là một tên kinh doanh bất lương cả. Người Do Thái làm từ thiện nhiều nhât, không có một người Do Thái giàu có nào mà không có quỹ từ thiện riêng để giúp người nghèo.
    Có một nét nổi bật trong luật pháp Do-thái, là nó nhấn mạnh trên trách nhiệm. Một người không phải chỉ có trách nhiệm về việc mình làm mà thôi; anh ta còn có trách nhiệm đối với việc sai trái mà đáng lý ra mình phải ngăn chận, và về sự thiệt hại mình đã gây ra vì sự bất cẩn hay vô tâm của mình. Nếu một con bò báng một ai đó, nếu chủ bò vốn không biết nó nguy hiểm như vậy, thì con vật bị xử tử, còn chủ nó thì trắng án; nhưng nếu chủ bò biết rõ con bò vốn nguy hiểm, thì chẳng những chỉ một mình con bò bị giết đi, mà chủ nó cũng bị xử luôn – vì đáng lẽ anh ta phải ngăn chận trước tấn thảm kịch ấy (Xu 21:28-32). Các ngôi nhà trong xứ Palestine đều có nóc bằng, và nóc bằng ấy thường được dùng làm nơi để nghỉ ngơi hoặc suy gẫm. Do đó mà luật pháp quy định rằng

    ‘Khi ngươi cất một cái nhà mới thì phải làm câu lơn nơi mái nhà, kẻo người nào ở trên đó té xuống, ngươi gây cho nhà mình can đến tội làm đổ huyết chăng’ (Phu 22:8).

    Cựu ước bảo đảm rằng tôi phải là người bảo vệ cho anh em mình; sách ấy đoan quyết rằng tôi không phải chỉ phải chịu trách nhiệm về điều thiệt hại mà chính mình đã gây ra mà thôi, nhưng tôi cũng có trách nhiệm về điều thiệt hại mà tôi có thể ngăn chận nữa.
    Cuối cùng, Luật pháp Do-thái có một thái độ tử tế hết sức đáng yêu. Người Do-thái chỉ có hai cái áo; một áo trong giống như một áo ngắn và một áo khoác ngoài, như một áo choàng vậy. người ấy mặc áo choàng ban ngày, còn ban đêm dùng làm mền để đắp ngủ. Luật pháp quy định rằng nếu người ấy đưa chiếc áo choàng đi cầm, thì tối đến, nếu vì cớ gì đó mà người ấy không chuộc lại được, thì người chủ cầm đồ phải đi kiếm và trả chiếc áo ấy lại để anh ta đắp mà ngủ. Người ban hành luật pháp nghe Thượng Đế phán rằng:

    ‘Nếu người đến kêu van ta, tất ta sẽ nghe lời người, vì ta là Đấng hay thương xót’ (Xu 22:26,27 Phu 24:12,13).

    Luật pháp phải quan tâm bởi vì Thượng Đế vốn quan tâm đến việc một người phải được ngủ ấm ban đêm, cả khi người ấy đang lâm cảnh nghèo khó.
    Tiền lương của một công nhân Do-thái không cao hơn một đồng mỗi ngày. Chẳng ai nhờ vào đó mà mập lên được, cũng chẳng tiết kiệm được gì. Cho nên luật pháp quy định rằng người chủ phải trả tiền công ngày hôm đó cho anh ta –

    ‘bằng không, người sẽ kêu đến Đức Giê-hô-va về ngươi, và ngươi sẽ mắc tội'(Le 19:15 Phu 24:14,15 Ma 3:5).

    Thượng Đế của họ quan tâm đến cả việc người làm công phải được trả lương, mà phải trả sòng phằng hàng ngày. ( Ở nước Australia hiện nay thì họ trả lương hàng tuần. )
    Một con bò hay con lừa đi lạc phải được trả về cho chủ nó, hoặc giữ lại cho đến khi chủ nó đến xác nhận. Một con vật kiệt sức té quỵ, phải được giúp đỡ bằng cách cho ăn uống thêm (Xu 23:4,5 Phu 22:1-4 21:1-9). Phải luôn luôn tha mạng cho con chim mẹ đang giữ tổ (Phu 22:6,7). Không nên gặt hết một cánh đồng từ đầu nọ chí đầu kia, cũng đừng mót lại những bông lúa đã bị bỏ sót; không nên hái trái của một cây ô-liu đến hai lần; không nên hái sạch cả vườn nho, còn những trái nho rơi rụng thì đừng mót lại, vì phải chừa một chút gì đó cho những kẻ nghèo khó và khách lạ (Le 19:9,10 23:22 Phu 24:20,21); không bao giờ được rủa sả một người điếc và để một vật chi trước người mù để làm cho người vấp té (Le 19:14). Một người mới cưới vợ phải được cho nghỉ việc và được miễn trừ quân dịch một năm để ‘người sẽ được thong thả ở nhà trong một năm, vui vẻ cùng người vợ mình đã cưới’ (Phu 20:5-7 24:5).
    Có rất ít nền đạo đức nào lại tuyệt diệu hơn nền đạo đức của Do Thái, Tuy nó có phần nào khắc nghiệt, nghiêm ngặt, nhưng cũng có sự khoan dung, cởi mở và đầy tình thương, nó văn minh và khác biệt hoàn toàn với nền đạo đức Hi Lạp-La mã. Đây chính là nền móng của đạo đức học Ki tô, và đạo đức học Ki tô đã không thể nào có được một nền móng nào vững chắc hay một chiếc nôi nào tốt đẹp hơn thế, và ta nên nhớ, nền luân lý đạo đức, luật pháp tuyệt diệu như vậy đã được áp dụng cho dân Do Thái cách đây mấy ngàn năm, khi còn thời kỳ bộ lạc, và sự tuyệt diệu của nó ngày nay nhìn lại ta cũng thây sững sờ, không hề cũ và lạc hậu. Kinh Thánh là quyển sách kỳ lạ, càng đào sâu càng thấy kho báu, và người ta thi nhau áp dụng. Ở Úc, hay các nước Phương Tây, hệ thống Centerlink, trợ cấp thất nghiệp, Medicare khám bệnh miễn phí, bệnh viện công cho người nghèo chữa bệnh miễn phí, trường học công đóng rất ít tiền, họ quan tâm nhiều đến người nghèo khó,có thể hiểu được đã phần nào ảnh hưởng nền đạo đức Ki tô, trên nền của luật pháp, đạo đức Do Thái.

    Đã thích bởi 1 người

    • Cái anh lamhoangau này, nếu anh có một chủ thuyết, và muốn chứng minh, lập luận cho chủ thuyết ấy, thì hãy viết riêng một bài, có đầu đề, dẫn luận và xử lý. Chứ cứ viết kể lể con cà con kê, thỉnh thoảng lại trích dẫn một điều kinh điển trong sách nào đấy, chả hiểu anh định chứng minh cho cái gì. Có vẻ đọc nhiều, thuộc nhiều sử sách, nhưng cứ lòng vòng như người mộng du.

      Chủ đề của anh Hưng ở đây rất rõ ràng: bác bỏ quan niêm của thuyết tiến hoá Đác-uyn, và cho rằng vạn vật sinh giớ là được sinh ra có chủ đích, thuyết tiến hoá các ý nghĩa rất phụ. Sau khi chứng minh bằng lập luận của mình, có kết luận hẳn hoi. Còn anh, nếu có luận điểm gì, thì nói rõ ra, đừng tỏ ra thông kinh vạn quyển như thế nữa.

      Thích

  20. Bạn Nguyễn Xuân thân mến.
    Cám ơn những góp ý chân thành rất thông minh và chính xác của bạn. Tôi rất xin lỗi bạn, và các bạn vì những điều tôi chia sẻ có lan man dài dòng và không hệ thống gây rối rắm , vì tôi quá ít thời gian nên không tổng hợp thành một chủ đề được, chú Hưng thì dạo này cũng đang quá bận. Tôi không có một chủ thuyết riêng nào cả, tôi chỉ muốn chia sẻ những điều mình biết cho những ai đang có lòng khao khát tìm kiếm chân lý một cách khiêm nhường. Chân lý thì đã tồn tại, đang tồn tại và mãi mãi tồn tại chỉ vì con người quá cao ngạo mà không nhận thấy thôi, “ Ngài kín dấu điều đó cho những con người cao ngạo và bày tỏ ra cho những tâm hồn trẻ thơ” , những điều tôi trích dẫn không phải trong sách nào đấy mà là trong Kinh Thánh. Thượng Đế vẫn đang thực hiện công việc của Ngài thông qua lịch sử , như nhà thơ người Đức Goethe có lần đã nói rằng “Kẻ nào không biết rút ra những bài học của lịch sử , kẻ đó chỉ sống lần hồi qua ngày”

    Đã thích bởi 1 người

  21. Có một tiểu phẩm của Hamvas Béla, mới được dịch giả Nguyễn Hồng Nhung dịch trong tháng vừa qua, xin trích đoạn chia xẻ cùng Quý vị.

    “Thiên chúa giáo dạy gì?

    Thiên chúa giáo không phải tôn giáo. Tôn giáo mang nguồn gốc lịch sử và xã hội và tinh thần, cùng với sự giáo điều, với tổ chức tăng lữ và với các nghi thức. Còn Con đường Thiên chúa là sự dạy dỗ về hành vi trong sự sống bình thường.

    Có một cách đối thoại biện chứng. Như thể các hệ thống khép kín nói chuyện với nhau. Phần lớn là tranh cãi, bởi không hệ thống nào biết từ bỏ sự khép kín của mình. Tranh cãi về các vấn đề. Các lý thuyết chất chồng và các hệ thống muốn loại trừ lẫn nhau. Chứng minh và dẫn chứng. Con người bồi đắp bản thân trong các lý thuyết và trong các hệ thống. Ngôn ngữ trở thành logos biện chứng, thực chất đứng ngoài con người. Không phải con người nói chuyện với nhau mà là các lý thuyết trừu tượng vật lộn với nhau.

    Có một cách đối thoại hiện sinh, trong đó không có hệ thống, không có các vấn đề lẫn sự chứng minh, và cũng không có cả các câu hỏi lý thuyết. Tôi đứng đối diện với con người. Ngôn ngữ ở đây là logos hiện sinh. Chúng ta đối diện với nhau, chúng ta mở và hiểu được lẫn nhau. Chúng ta mở, bằng ngôn từ của chúng ta soi sáng lẫn cho nhau. Cùng nhau.

    Jezus không bao giờ đối thoại với ai một cách biện chứng và nói về các vấn đề lý thuyết, Jezus không tranh luận, không chứng minh, mà luôn luôn tiếp cận đến bản chất của con người. Không phải các lý thuyết. Các hệ thống phòng thủ. Không phải các vấn đề; không, không phạm tội hay vô tội. Ta đang nói chuyện với mi, ta mở lòng với mi, và mi hãy mở lòng với ta. Hãy tiếp nhận ta vào với mi, như ta tiếp nhận mi vào với ta.

    Kinh Thánh là Lời (logos) mang tính hiện sinh, không dạy về các lý thuyết mà đối thoại với con người, gọi con người.

    Con người mở và đơn giản và thẳng, trả lời tiếng gọi, và từ lúc đó sự khép kín phòng thủ bị tan chảy. Kinh Thánh gọi logos hiện sinh là alétheia, hay còn gọi là sự thật, bởi alétheia cùng lúc có nghĩa là sự thật và sự lật tẩy. Kẻ nào mở, không bị bao phủ, hay đã thức tỉnh, sau cùng kẻ đó cũng là sự thật đúng. Kẻ nào khóa mình lại trước sự thức tỉnh, kẻ đó không đối thoại mở và thẳng, thay vào đó các lý thuyết bắt đầu lên tiếng, quan điểm, vấn đề, câu hỏi, và bắt đầu tranh cãi, đó là kẻ biện chứng.

    Thực thể hoàn toàn được chiếu sáng, đã thức tỉnh, Kinh Thánh gọi là con trẻ. Còn hành vi biện chứng của sự khép kín là kẻ đạo đức giả, kẻ nghe tiếng gọi thì giả vờ lặng im trốn tránh, và trả lời bằng các lý thuyết, các điều kiện, kẻ chỉ tranh luận và bảo vệ, và tách biệt, bởi từ farizeus (perusim) tiếng Héber có nghĩa là sự tách biệt.

    Kẻ tách biệt đạo đức giả luôn luôn tìm ra cớ để tách mình ra, để không cần cùng với bất kỳ ai, để xây dựng hệ thống, hay đúng hơn là nhà tù, dù là một tòa nhà hay một nhà nước hoặc một lý thuyết, và khóa mình vào trong đó.

    Kinh Thánh mời gọi con người trong hiện sinh của con người, trong cái mang tính chất con trẻ của nó, một sự trong trắng trong tất cả mọi người, luôn luôn và giữa mọi hoàn cảnh. Người nào mở, và trả lời, người đó là aléthes, hay là người không che đậy, là người đúng. Kẻ nào khóa bản thân mình lại, kẻ biện chứng, trong sự dối lừa đời sống và còn lại một cách tách biệt, một mình, cho bản thân, từ chối lời mời gọi. Kẻ nào trốn tránh trước lời gọi mời, đến Jezus Christ cũng chẳng thể nào làm cho nó mở.”

    Trân trọng.
    Cư sĩ Minh Đạt

    Thích

    • Kính thưa TIn Cậy Tình Yêu, chính trong kinh thánh trích lời rằng ” ai tin vào ta sẽ được sống muôn đời” vậy bn nghĩ ” tin ” ở đây là gì và ” sống muôn đời ở đây là sao”?

      Thích

  22. Đã nhiều lần muốn nói…nhưng không biết bắt đầu như thế nào…thì nay Cư sĩ Minh Đạt đã làm…những lời hay đẹp và sáng rõ tựa như một bầu trời buổi ban mai nắng đẹp!

    Thanks a lot!

    Thích

  23. vậy hiện nay “Đáng Sáng Tạo” làm gì? có tiếp tục sáng tạo nữa hay không? mà sao lại sáng tạo ra một loài phá hoại như loài người? đã một lần có ý định sửa lỗi rồi nhưng sửa không triệt để nên loài người lại phát triển và còn xấu xa hơn . Bạn có tin loài người sẽ tốt hơn không?

    Thích

    • chào bn nguyengiao, mình xin trả lời vì ” Đấng sáng tạo” nếu không tiếp tục sáng tạo thì quy luật tự nhiên của nó sẽ dừng lại và thế giới không thể xin con nảy nở và phá hoại ở đây là do con người tự làm vì thiên chúa đã cho tự do của con người nên ko thể quyết định con người chọn cái nào (trừ khi mình có đức tin và câu nguyện thì chúa mới giúp) những người có niềm tin vào thiên chúa và ít xa vào tội lỗi sẽ được thiên chúa cứu rỗi khi chết đi.

      Thích

Bình luận về bài viết này