“Tin hay không tin vào Thượng đế?”

trang 2Thưa quý độc giả,
Tôi vừa nhận được một lá thư từ một độc giả, liên quan đến câu hỏi có nên tin vào Thượng đế – Đấng Sáng tạo ra Vũ trụ – hay không. Tôi đặc biệt thích câu hỏi này, không phải vì nó mới, mà vì nó được nêu lên bởi một một cô gái còn rất trẻ: bạn Thùy Trang, sinh viên năm thứ nhất Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Khoa Quan hệ Quốc tế. Lâu nay tôi thường nghĩ tuổi trẻ bây giờ chỉ quan tâm tới những vấn đề thực dụng, kiếm tiền, không quan tâm tới triết học. Nhưng tôi đã lầm. Vì thế tôi đã xin phép bạn Thùy Trang được công bố cuộc trao đổi ý kiến giữa bạn ấy với tôi, và đã được bạn Trang đồng ý. Vậy PVHg’s Home xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc…
From: Thùy Trang to Bác Hưng

Dạ cháu chào Bác!
Bác Hưng ơi cháu xem một cái video clip tựa đề “God or Atheism-Which is more rational?”. Nhưng cháu không hiểu đoạn cuối Bác ạ. Bác giải thích giúp cháu được không Bác? Cháu cám ơn Bác nhiều lắm ạ! Và đây là script của video clip trên nha Bác.

“Many people think that faith and reason are opposites; that belief in God and tough minded logical reasoning are like oil and water. They are wrong. Belief in God is far more rational than atheism.
Logic can show there is a God. If you look at the universe with common sense and an open mind, it’s full of God’s fingerprints.
A good place to start is with an argument by Thomas Aquinas, the great 13th century philosopher and theologian.
The argument starts with not very startling observation that things move. But no thing moves for no reason. Something must cause that movement. And whatever caused that, must be caused by something else, and so on. But this causal chain cannot go backwards forever. It must have a beginning. There must be an Unmoved Mover to begin all the motion in the universe: a first domino to start the whole chain moving, since mere matter moves itself.
A modern objection to this argument is that some movements things in quantum mechanics — radioactive decay, for example — have no discernable cause. Hang on a second. Just because scientists don’t see a cause, doesn’t mean there isn’t one. It just means science hasn’t found it yet. Maybe some day they will. But then there will have to be a new cause to explain that one. And so on and so on. But science will never find the first cause. This is no knock on science. It simply means that a first cause lies outside the realm of science.
Another way to explain this argument is that everything that begins must have a cause. Nothing can come from nothing. So if there is no first cause, there can’t be a second causes. Or anything at all. In other words, if there is no creator, there can’t be a universe.
But, what if the universe were infinitely old, you might ask? All scientists agree that the universe is not infinitely old, that it had a beginning in the Big Bang.
If the universe had a beginning, then it didn’t have to exist. And things which don’t have to exist, must have a cause.
There’s confirmation of this argument from Big Bang Cosmology. We now know that all matter, that is, the whole universe, came into existence some 13.7 billion years ago and it’s been expanding and cooling ever since. No scientist doubts that anymore, even though before it was scientifically proved, atheists called in creationism in disguise.
Now add to this premise, a very logical second premise – the principal of causality that nothing begins without an adequate cause. And you get the conclusion that since there was a Big Bang, there must be a Big Banger.
But is this Big Banger God?
Why couldn’t it be just another universe? Because Einstein’s General Theory of Relativity says that all time is relative to matter and since all matter began 13.7 billion years ago, so did all time. There’s no time before the Big Bang.
Even if there is time before the Big Bang, even if there is a multi-verse, that is, many universes with many Big Bangs, as String Theory says is mathematically possible, that too must have a beginning. An absolute beginning is what most people mean by God.
Yet, some atheists find the existence of an infinite number of other universes more rational than the existence of a Creator. Never mind that there is no empirical evidence that any of these universes exists, let alone a thousand or a gazillion.
The conclusion that God exists doesn’t require faith. Atheism requires faith. It takes faith to believe in everything coming from nothing. It only takes reason to believe in everything coming from God.”

Thư bác Hưng trả lời Thùy Trang

Dear Trang,
Câu hỏi của cháu cũng như đoạn trích cái video clip của cháu rất hay!
Câu chuyện đại ý rằng chính khoa học, Lý thuyết Big Bang, cho thấy vũ trụ phải có sự khởi đầu. Trước Big Bang không có thời gian. Khái niệm thời gian vô hạn trước Big Bang là bất khả (impossible). Vậy nếu có khởi đầu Big Bang thì phải có một Big Banger (người tạo ra vụ nổ big bang đó). Đó chính là Thượng đễ, và do đó chính khoa học đã cho thấy rằng phải có Thượng đễ, và do đó niềm tin vào Thượng đế là hợp lý hơn là không tin, và người tin vào Thượng đế không cần phải tin một cách mơ hồ nữa, mà có thể chắc chắn rằng có Thượng đế – Đáng Sáng tạo ra Vũ trụ (nói một cách tế nhị, không cần phải cố tin, bởi vì sự sáng tạo của Thượng đế là điều hiển nhiên mà chính khoa học đã làm sáng tỏ).
Trong khi đó, người vô thần gặp phải bế tắc vì không thể giải thích sự tồn tại của thế giới trước Big Bang. Họ cũng đành phải TIN rằng vũ trụ sinh ra từ HƯ KHÔNG! Đó là một niềm tin áp đặt, trái với chính khoa học, bởi trong khoa học chẳng có cái gì tự nhiên sinh ra hoặc tự nhiên mất đi, nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
Nếu cháu không phiền thì bác có thể đưa câu hỏi của cháu lên trang PhamVietHung’s Home được chứ?
Bác không ngờ cháu quan tâm tới những vấn đề sâu sắc như thế đấy. Thật là tuyệt khi một cô bé trẻ trung lại có cùng mối quan tâm với những người lớn tuổi như bác về một chủ đề vừa mang tính khoa học + triết học + thần học như vậy.
Bác Hưng

Thùy Trang hồi âm

Cháu cám ơn Bác nhiều ạ! Vì trình độ tiếng Anh của cháu còn hạn chế nên nhiều khi đọc tài liệu đầu cháu hay bị rối tung lên. Sau khi Bác giải thích cháu đã hiểu rõ hơn rồi Bác ạ (cười mãn nguyện)
Đọc sách giúp cháu giải trí nhưng lạ là nhiều lúc mệt mỏi quá cháu lại mò tìm cái gì đó liên quan đến Triết học, Thần học mà đọc. Có điều đáng tiếc là gia đình, bạn bè thân thiết không ai quan tâm đến những mảng này (họ đều vô thần), có lúc cháu nghĩ mình đơn độc biết mấy. Việc ghé thăm trang web của Bác giống như đến nhà Bác chơi tay không mà lúc về còn được Bác tặng bao nhiêu bánh trái vậy. Thích ơi là thích!!
Cháu cũng rất vui được biết Bác có ý định mang câu hỏi thắc mắc của cháu lên trang của Bác. Cháu đón mong những bài viết bổ ích của Bác! Chúc Bác luôn khỏe mạnh ạ! Cháu Trang

Đôi lời nói thêm

Trao đổi với bạn Trang, tôi chợt nhận ra rằng tuổi trẻ suy nghĩ chẳng kém gì tuổi già nếu chịu học hỏi; ngược lại tuổi già chẳng khôn gì hơn tuổi trẻ nếu lười biếng.

Bạn đọc nào muốn tìm hiểu thêm về Đấng Sáng Tạo, có thể tìm đọc cuốn sách sau đây (đã có bản dịch tiếng Việt)

1998creator
Quý giá thay, đáng trân trọng thay những tâm hồn thích học hỏi!

Cám ơn bạn Trang vì câu hỏi của bạn. Cám ơn độc giả vì sự chia sẻ.

PVHg’s Home

20 thoughts on ““Tin hay không tin vào Thượng đế?”

  1. Có phải mọi người đang sợ ngoài con người, không có cái gì siêu việt cả, thế nên mọi sự đều được phép. Nếu không có một thượng đế cai quản thế giới thiện ác, tốt xấu, thánh thiện và tội lỗi thì mọi sự đều được phép. Nếu chỉ có những định luật vật lý thì thế giới con người sẽ hỗn loạn, cá lớn nuốt cá bé, không có trật tự, không có đạo đức , không có tội lỗi. Nếu không có cái gì nữa ngoài những định luật vật lý thì con người chẳng biết làm sao sống.

    Theo Phật giáo thì Tất cả vũ trụ vật lý và tâm lý đều theo định luật nhân quả, từ nhân quả sanh( duyên sanh), hiện hữu theo nhân quả và tiêu diệt theo nhân quả. Theo Phật giáo con người có tự do, nhưng phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Không đổ thừa cho một Thượng đế khi người ta gặp bất hạnh, chẳng thể oán trời trách đất nào cả.

    Nếu kẻ này gặp Thượng Đế thì kẻ này sẽ kiện: Tại sao ông tạo ra 1 thằng khuyết tật thiểu năng trí tuệ đần độn tội nghiệp đáng thương như tôi, tôi phải cám ơn ông vì món quà này à! Nếu như do nghiệp ác kiếp trước thì tôi đành chịu.

    Đã thích bởi 1 người

  2. Cháu có câu hỏi mong được Bác giải đáp. Tại sao lại có một cái gì đó được coi là Thượng đế mà không phải là một cái khác, Thượng đế có phải là duy nhất ? Và Thượng đế được sinh ra từ đâu.

    Thích

  3. Bạn Trang thân mến.
    Câu hỏi của bạn không phải là một câu hỏi mới, nhưng nó là một câu hỏi “nặng ký”, bao nhiêu nghìn năm nay người ta vẫn hỏi, và bây giờ vẫn tiếp tục hỏi.
    Nhưng, như một lần được chú Hưng nhắc đến trong bài viết đâu đó của chú “Đối với nhà khoa học sống bằng niềm tin vào lý lẽ, câu chuyện kết thúc giống như một giấc mơ buồn. Anh ta đã leo lên ngọn núi vô minh; sắp chinh phục được đỉnh cao nhất; nhưng khi trèo lên tảng đá cuối cùng, anh ta lại được chào đón bởi một nhóm các nhà thần học đã ngồi ở đó từ hàng bao thế kỷ nay”…
    Vâng, câu trả lời chính xác, nó đã tồn tại từ rất lâu, lâu như chính bản thân câu hỏi, và lâu như chính bản thân loài người.
    Lúc trước, bạn được mọi người cho biết rằng cuộc đời này là thật, một sự thật trần trụi bình thường và cũng lắm tầm thường. Nhưng khi bạn đọc triết, và có những suy tư triết học , bạn sẽ biết rằng – Cuộc đời này và giấc mộng, không khác gì nhau. Hay nói cách khác, về mặt triết học, cuộc đời là giấc mộng, hay giấc mộng là cuộc đời, khả năng là như nhau, vì không thể chứng minh được cái nào thực hơn cái nào.
    Xin tặng bạn hai câu thơ trong bài Nhớ Mộng của Tản Đà:

    “Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng,
    Tiếc mộng bao nhiêu dễ ngán đời.”

    Quay lại thực tại. Thế giới hiện tại có hơn bảy tỷ người. Sau 150 năm nữa, 7 tỷ người đó đều sẽ chết, không ai trong họ còn tồn tại, tất cả đều bốc hơi và biến mất, Như vậy 7 tỷ cái ý thức đó đã đi đâu? Phải chăng tất cả đã tỉnh mộng?
    Điều này đặt cho bạn một câu hỏi : Cuộc hiện hữu của bạn trên cõi đời này thật ra có ý nghĩa gì?? Mục đích của cuộc sống của bạn là gì? Bạn đang tìm kiếm điều gì? Vì thời gian là hữu hạn ???
    Nếu bạn có những suy tư triết học như vậy thì bạn sẽ thấy rằng : Thật là vô lý khi quá đau khổ vì tiền bạc, quá đau đớn vì hay danh vọng, hay vật chất, vì những thứ đó đều rồi sẽ hư nát và mau chóng qua đi. Và bạn cũng sẽ nhận thức được rằng : Dường như có ai đó đã cố ý đặt bạn ở thế giới này, vì bạn là một bản chính, và bạn không phải là bản photocopy nào trong 7 tỷ người kia , điều đó luôn thôi thúc bạn tìm kiếm một mục tiêu đích thực của cuộc đời mình.
    Cho đến khi, bạn đọc Kinh Thánh ( Kinh Thánh chính là lời Đức Chúa Trời), bạn sẽ được cho biết rằng cuộc đời này chỉ là cái bóng qua, và mục đích của chúng ta trong cuộc hiện sinh này là tìm kiếm đấng tạo dựng nên mình, để được Ngài sinh lại, sửa lại,tái sinh lại chúng ta.
    Chúa Giê-su đã nói “ Các ngươi sẽ biết LẼ THẬT, và LẼ THẬT sẽ buông tha cho các ngươi”
    Vâng, mục đích sống của con người là đi tìm kiếm Chân lý, tìm kiếm lẽ thật.
    Trong thế kỷ 21 này,trong thời đại chúng ta đang sống, có một chứng nhân cho Lẽ Thật vô cùng sống động, anh ta đã đi qua rất nhiều quốc gia và tiếp xúc với hàng triệu người để làm chứng cho Lẽ Thật- đó là NICK VUJICIC, anh chàng không tay, không chân nổi tiếng nhất thế giới. Hiện tại bây giờ anh ta đang ở Việt Nam.
    Rất nhiều người thắc mắc và muốn được anh ấy chia sẻ về nghị lực, sức mạnh nào giúp anh ấy có được cuộc sống hạnh phúc và nụ cười viên mãn như vậy, vì họ đã thấy nhiều những người khuyết tật khác, dù họ có nghị lực sống lớn như thế nào đi nữa vẫn không có được nụ cười hạnh phúc giống anh ta, đa phần chỉ là sự cố gắng vượt qua khó khăn, và họ tự hỏi đâu là nền tảng thực sự cho đời sống tinh thần của anh ta?
    Nếu bạn tìm hiểu, bạn sẽ biết rằng điều quan trọng và ưu tiên hàng đầu cho Nick là đời sống đức tin và sự cầu nguyện với Chúa Giê-su hàng ngày của anh . Nick đã được phục sinh lại, và anh đi khắp nơi trên thế giới để làm chứng cho sự tái sinh này, anh có thể tương giao và nói chuyện với Chúa hằng ngày, và đây là trải nghiệm cá nhân nên đa phần hàng triệu người mà anh tiếp xúc không thể cảm nhận được điều đó nên khi dùng lý trí họ sẽ không bao giờ hiểu được, họ cứ nghĩ là nghị lực bản thân anh ấy phi thường, nhưng họ không hiểu rằng sức mạnh phi thường này không đến từ bản thân Nick mà đến từ Thiên Chúa ban cho anh như là một phép lạ. Và mỗi người chúng ta đều có thể trở thành phép lạ nếu chúng ta chịu mở lòng ra và đón Ngài vào đời sống.
    Hãy nghe Nick Vujicic chia sẻ: “Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, diễn thuyết trước hàng triệu triệu người. Nhưng, niềm vui thực sự tôi nhìn thấy, đó là khiến cho ai đó biến đổi”.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nick-vujicic-su-so-hai-se-lam-nguoi-ta-te-liet-2993121.html
    Nhà triết học nổi tiếng thể kỷ 19 – Kierkegaard đã đưa ra ba cấp độ về cách sống trên đường đời, ông cho rằng có ba hình thức khác nhau của cuộc sống. Ông gọi đó là cấp độ Mỹ học, cấp độ Luân lý và cấp độ Tôn giáo ( Thiên Chúa Giáo). Ông dùng từ cấp độ để nhấn mạnh rằng người ta có thể sống tại một trong hai câp độ thấp hơn và có thể bất chợt vọt lên một cấp độ cao hơn. Nhiều người sống cả đời duy nhất tại một cấp độ. Bạn có thể quan sát những người xung quanh mình và tự kiểm chứng điều này.
    Người sống tại cấp độ Mỹ học, họ sống cho hiện tại và nắm bắt mọi cơ hội hưởng thụ, họ chạy theo những giá trị tiêu dùng thuần túy.Bất cứ gì đẹp đẽ, dễ chịu hay vừa ý đều là tốt. Những người này sống hoàn toàn trong thế giới của giác quan và là một nô lệ của ước muốn và tâm trạng của bản thân. Mọi thứ buồn tẻ đều xấu. Họ chỉ quan tâm đến vấn đề Thú vị hay Buồn tẻ, và họ rất sợ những gì nhàm chán, tẻ nhạt, họ sống bằng cách lướt qua hiện tại và đốt cháy thời gian, điều này cũng có nghĩa là họ đang đốt cuộc sống hữu hạn của mình một cách vô nghĩa.
    Một người sống ở cấp độ Mỹ học dễ gặp trạng thái angst, nghĩa là nỗi lo sợ và cảm giác trống rỗng. Nếu điều này xảy ra thì còn có hy vọng cứu vãn. Theo Kierkegaard, angst gần như là một trạng thái tích cực. Đó là một biểu hiện rằng cá thể đó đang trong trạng thái sinh tồn, và khi đó có thể thực hiện một bước nhảy vọt để lên cấp độ cao hơn. Nhưng điều này có thể xảy ra hay không. Ở trạng thái sắp nhảy vọt cũng không ích gì nếu ta không làm tới cùng. Không ai có thể làm cho ta. Đó là sự lựa chọn của bản thân. Đây là chuyện lựa chọn sinh tồn nảy sinh từ sự tuyệt vọng và nhu cầu nội tâm.
    Điều tốt nhất ta có thể làm là lựa chọn một hình thức khác của cuộc sống.
    Và khi đó ta sẽ bắt đầu sống tại cấp độ Luân lý. Cấp độ này đặc trưng bởi tính nghiêm túc và nhất quán trong các lựa chọn đạo đức.Ta phải cố gắng sống theo các quy tắc đạo đức. Cái mà ta cho là đúng hay sai không quan trọng. Điều đáng kể là ta chọn một quan niệm về cái gì đúng cái gì sai, ta luôn quan tâm là về vấn đều đạo đức. Mối quan tâm duy nhất của những người Duy mỹ về một cái gì đó là nó thú vị hay buổn tẻ.
    Nhưng, Kierkegaard chưa bao giờ cho rằng cấp độ Luân lý đem lại sự thỏa mãn, hay có thể lấp đầy được sự trống rỗng. Ngay cả một người có ý thức trách nhiệm cao cuối cùng cũng sẽ thấy mệt mỏi vì lúc nào cũng tận tụy, tỉ mỉ. Nhiều người cuối đời đã trải nghiệm cảm giác mệt mỏi đó. Một số rơi trở lại cuộc sống tại cấp độ Mỹ học của mình.
    Nhưng những người khác lại tạo một bước tiến mới tới cấp độ tôn giáo. Họ nhảy xuống vực sâu của đức tin. Họ chọn đức tin thay cho niềm vui Duy mỹ và lời kêu gọi trách nhiệm của lý tính. Đó là con đường duy nhất lấp đầy được sự trống rỗng trong tâm hồn, đúng ra là sự trống rỗng trong linh hồn họ.
    Dưới đây là một bài tự sự, của một học giả nổi tiếng : Lâm Ngữ Đường, xin được chia sẻ với bạn, qua cuộc đời ông ta, bạn sẽ thấy được sự chuyển biến từ những cấp độ sống theo đúng như những gì Kierkegaard đã nói.
    Xin lưu ý là từ “Cơ Đốc Nhân” không phải nói về một tôn giáo như Công giáo, hay Tin lành, mà là nói về một người Tin vào Chúa Giê-su và được Ngài tái sinh lại trong Đức Thánh Linh. Hay nói cách khác, người Cơ Đốc chân chính là người đã được phục sinh, họ không phải là người của bất cứ tôn giáo nào.

    ————

    Lâm Ngữ Đường (1895-1976) là một học giả, một nhà văn, và là một nhà tư tưởng nổi tiếng người Trung Hoa. Sinh ra trong một gia đình mục sư nghèo, đông con, Lâm Ngữ Đường may mắn hơn các anh em trong gia đình được theo học đại học. Sau khi tốt nghiệp tại St. John College, một trường đại học Tin Lành tại Thượng Hải, Lâm Ngữ Đường được một học bổng bán phần theo học tiến sĩ tại Đại Học Harvard (Hoa Kỳ). Sau một thời gian tại Harvard, vì không có khả năng trả nổi phần học phí còn lại, Lâm Ngữ Đường đã nghỉ học, làm việc cho Hiệp Hội Thanh Niên Cơ Đốc (Young Men’s Christian Association – YMCA), và được cử sang Pháp giúp những người Trung Hoa đang lao động tại đó. Năm 1921, nhờ tiền Đức mất giá, học phí rẻ hơn những nước khác, Lâm Ngữ Đường sang Đức hoàn thành việc học và tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại Học Leipzig (Đức).
    Sau khi tốt nghiệp, Lâm Ngữ Đường trở về nước. Ông từng làm giáo sư tại Đại Học Bắc Kinh, Giám Đốc Học Vụ tại Đại Học Hạ Môn, Viện Trưởng đầu tiên của Viện Đại Học Quốc Gia Nanyang (Singapore) và là Giám Đốc Phân Bộ Văn Hóa Nghệ Thuật (UNESCO) của Liên Hiệp Quốc.
    Là một học giả lỗi lạc của Trung Hoa, Lâm Ngữ Đường viết rất nhiều sách phân tích, phê bình, giới thiệu nghệ thuật, văn hóa và triết học Trung Hoa. Hơn 30 tác phẩm của ông đã được xuất bản trong tiếng Anh; một số ít đã được dịch sang tiếng Việt, trong đó có Sống Đẹp (1964), Tình Sử Võ Tắc Thiên (1981), Trung Hoa Đất Nước Con Người (2001), Hội Họa Trung Hoa Qua Lời Các Vĩ Nhân Và Danh Họa (2005). Lâm Ngữ Đường cũng là một nhà tư tưởng nổi tiếng. Ông là một trong số ít người hiểu rất rõ triết học của Đông Phương lẫn Tây Phương và có thể phân tích quan niệm của Lão Tử, Khổng Tử, Đức Phật tới Rene Descartes, Emmanuel Kant, Blaise Pascal, Baruch Spinoza một cách sâu sắc.
    Mặc dầu được sinh ra trong một gia đình theo Cơ Đốc giáo và cha là mục sư, khi lớn lên, Lâm Ngữ Đường chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân bản và tinh thần quốc gia dân tộc nên ông đã từ bỏ niềm tin Cơ Đốc, tìm đến với Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo. Trong thời gian đó, Lâm Ngữ Đường đã viết rất nhiều sách phổ biến những tư tưởng triết học Á Đông. Sau nhiều năm nghiên cứu, phân tích, cổ vũ tư tưởng của những tôn giáo này, Lâm Ngữ Đường cho biết ông không tìm thấy hướng đi cho cuộc đời mình. Sau đó Lâm Ngữ Đường đã trở lại với Kinh Thánh, quay lại với Cơ Đốc giáo, và đặt niềm tin của ông nơi Đức Chúa Giê-xu.
    Lâm Ngữ Đường thuật lại kinh nghiệm trở về với Chúa của mình trong bài viết Vì Sao Tôi Trở Lại Với Cơ Đốc Giáo, được đăng trong tờ Presbyterian Life xuất bản ngày 15-4-1959.
    Vì Sao Tôi Trở Lại Với Cơ Đốc Giáo
    Nhiều người đã hỏi tôi – có người hỏi với giọng vui sướng, có người với vẻ thất vọng – rằng, tại sao một người từng kể mình là người vô đạo như tôi lại trở về với Cơ Đốc giáo? Tôi trở về với đức tin Cơ Đốc và gia nhập Hội Thánh của Chúa là vì tôi muốn quay về với ý thức về Thượng Đế và tình yêu của Ngài mà Chúa Giê-xu đã mặc khải cho tôi cách đơn giản và rõ ràng.
    Câu hỏi quan trọng nhất trong đời sống là: Con người có thể sống mà không cần đến tôn giáo hay không? Trong hơn ba mươi năm, tôn giáo duy nhất của tôi là chủ nghĩa nhân bản (humanism), hay nói đúng hơn là quan niệm của Khổng giáo về cuộc đời. Quan niệm này cho rằng nhờ giáo dục, con người có thể làm cho mình trở nên người toàn thiện. Đây cũng là quan niệm chủ trương rằng con người thừa sức để giải quyết những vấn đề của chính mình.
    Bây giờ thì tôi tin rằng nếu không có tôn giáo, con người không thể nào sống còn. Con người không thể nào, và sẽ chẳng bao giờ có thể tự giải quyết vấn đề của chính mình, và tôn giáo nào dựa vào khả năng tự trở thành toàn thiện để cứu giúp người thì chưa thể kể là tôn giáo.
    Con người cần được nối kết với một Sức Mạnh ở bên ngoài và lớn hơn chính mình. Tôi tin rằng đức tin Cơ Đốc, qua sự mặc khải của Chúa Cứu Thế, đã cung ứng cho con người con đường duy nhất dẫn đến Thượng Đế. Và tôi cũng phải công nhận rằng, khi tinh thần vô tôn giáo và chủ nghĩa vật chất gia tăng, thì tinh thần của con người cũng băng hoại và yếu mòn. Chính tôi đã chứng kiến những hành động tệ hại của một quốc gia sống mà không kể gì đến Thượng Đế.
    Đến đây có lẽ tôi cũng nên nói qua về chính mình tôi để quý vị rõ. Gia đình tôi theo Cơ Đốc giáo đã ba đời. Cha tôi là mục sư của Hội Trưởng Lão. Ông làm mục sư tại một làng nằm trong miền núi hẻo lánh, gần cửa khẩu Hạ Môn, thuộc vùng biển Đông Nam của Trung Quốc. Nơi chúng tôi sống là một thung lũng có núi bao bọc chung quanh, cũng chính vì thế mà người ta gọi làng tôi là “cái hồ.”
    Thời thơ ấu của tôi thật tươi đẹp, tôi được sống gần với Chúa, bên cạnh thiên nhiên hùng vĩ mà Ngài đã tạo dựng. Tôi được thưởng thức vẻ đẹp của những đám mây phủ trên các đỉnh núi cao, đồng cỏ xanh ngát dưới ánh hoàng hôn, tiếng róc rách của dòng suối nhỏ. Những kỷ niệm này ảnh hưởng đến niềm tin của tôi rất nhiều, nó làm tôi chán ghét tất cả những gì giả tạo, phiền toái và nhỏ bé.
    Khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi sống đơn sơ, nhưng đầy tình thương. Anh chị em chúng tôi không được phép cãi nhau, và thật vậy, chúng tôi chẳng bao giờ cãi nhau. Trong nhà ai cũng ham học, ai cũng muốn học hành đến nơi đến chốn. Nhưng lúc đó, mới đầu thế kỷ hai mươi, Từ Hi Thái Hậu còn cầm quyền tại Trung Quốc. Cha tôi nói với chúng tôi giọng nửa đùa nửa thật rằng, ông hy vọng một ngày kia tôi sẽ được du học ở Đại Học Berlin hoặc Oxford. Gia đình chúng tôi thường hay mơ ước những chuyện viển vông như thế.
    Sau đó ít lâu, một biến cố xảy ra trong gia đình đã tạo ảnh hưởng sâu đậm trong đời tôi. Người chị thứ hai của tôi, rất thông minh và hiền hậu, muốn đi học đại học, nhưng ở Trung Hoa lúc đó việc học hành là của con trai chứ ít ai nghĩ đến cho con gái. Hơn nữa, cha tôi chỉ có thể lo cho một người ăn học mà thôi. Vì thế, năm 21 tuổi, chị tôi đi lấy chồng. Tôi còn nhớ ngày hôm đó, tôi và chị tôi cùng xuôi một chuyến đò: chị đi về nhà chồng, còn tôi lên Thượng Hải để vào đại học. Lúc chia tay, chị tôi lấy trong túi chiếc áo cưới bốn mươi đồng bạc, giúi vào tay tôi, vừa khóc vừa nói: “Chị là con gái, không được đi học, còn em, được đi học đại học, đừng lãng phí cơ hội. Em ráng học để mai kia trở nên một người tốt, hữu dụng và nổi tiếng.”
    Hai năm sau, chị tôi chết vì bệnh dịch hạch. Bốn mươi đồng chị cho tôi đã tiêu hết, nhưng những lời chị nhắn nhủ, tôi chẳng bao giờ quên! Lên Thượng Hải, tôi chọn ngành thần học để ra làm mục sư, nhưng chẳng biết vì sao, tôi cảm thấy môn thần học thật là vô nghĩa, và tôi đâm ra chán, không muốn học nữa. Nghĩ rằng nên thành thật với chính mình là hơn, nên tôi bỏ ý định làm mục sư. Và dù vẫn còn lòng tin nơi Chúa, tôi cũng bỏ, không đi nhà thờ nữa! Từ đó những ảnh hưởng chung quanh tôi đã khiến tôi trở thành người ngoại đạo.
    Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi lên Bắc Kinh để đi dạy. Cũng như bao nhiêu sinh viên khác ở trường thần học ra, tiếng Trung Hoa của tôi rất kém. Tôi cũng không biết nhiều về văn học dân gian, và là tín đồ Tin Lành lúc đó, tôi không được phép nghe nhạc đời. Mỗi khi đi ngang qua rạp hát, chúng tôi phải nhìn thẳng phía trước mà đi, không được lảng vảng gần những nơi ấy. Hồi nhỏ, tôi biết chuyện Giô-suê thổi kèn làm cho tường thành Giê-ri-cô sụp đổ, nhưng chẳng ai kể cho tôi nghe chuyện nước mắt của nàng Mạnh Khương làm trôi một góc Vạn Lý Trường Thành!
    Tiếp xúc với một xã hội Trung Hoa thật sự với tất cả những hào nhoáng của Bắc Kinh, tôi thấy xấu hổ trước sự dốt nát của mình nên tôi đã lao đầu vào việc nghiên cứu văn chương và triết học Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với người được trưởng dưỡng trong một gia đình “đạo dòng” như tôi, đó không phải là chuyện dễ. Tôi lo sợ khi phải bước ra khỏi thế giới có Chúa bao bọc để bước vào một thế giới hoàn toàn ngoại giáo.
    Nhưng rồi một người bạn của tôi, một nhà trí thức theo đường lối giáo dục mới đã thu hút tôi với chủ trương “nhân chi sơ tính bản thiện” của Nho giáo! Tôi biết rằng, Đức Khổng Tử đã dạy con người thà chết lành hơn sống dữ! Mạnh Tử cũng đã nói: “Tôi yêu đời sống nhưng cũng yêu lẽ phải, nếu không thể có cả hai, tôi sẽ sẵn sàng hy sinh đời sống để được lẽ phải.” Đó là căn bản của chủ nghĩa nhân bản: cậy vào sức mạnh và lý trí để nâng cao và cải thiện chính mình, rồi sau đó cải thiện cả thế giới! Đây cũng là chủ trương của những nhà duy lý trong thế kỷ 18 (theo tôi, chủ trương nầy cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều của Nho giáo) như Voltaire, Diderot, Leibnitz. Đây là thời đại mệnh danh là Thời Đại Khai Sáng. Chủ thuyết nầy đã làm thỏa mãn tâm hồn tôi suốt nhiều năm.
    Nhưng rồi qua kinh nghiệm và những phút suy tư, tôi thấy hình như có một cái gì bất an bắt đầu xâm chiếm tâm hồn. Tôi nhận thấy rằng Thời Đại Khai Sáng theo chủ nghĩa nhân bản đã nảy sinh ra chủ nghĩa vật chất. Niềm tin tưởng vào chính mình gia tăng, nhưng niềm tin đó không làm con người trở nên thánh thiện hơn. Con người có thể tài giỏi hơn, nhưng càng ngày con người càng mất đi tính mềm mại, khiêm tốn của một người đứng trước sự hiện diện của Thượng Đế. Lịch sử hiện đại chỉ cho tôi thấy rõ rằng, thiếu đức khiêm tốn ấy, con người dù rất tiến bộ về kỹ thuật và vật chất, đã trở nên những con người dã man và tàn ác.
    Vì càng ngày càng không thỏa lòng với chủ nghĩa nhân bản, tôi luôn luôn tự hỏi: “Có tôn giáo nào trên đời này có thể đáp ứng được niềm khao khát của những người văn minh học thức không?” Cũng giống như chủ nghĩa nhân bản, Nho giáo với tất cả những giáo huấn đạo đức cao siêu, vẫn không đủ để cải thiện con người vì đã nhiều lần, nhiều cách, con người chứng tỏ rằng mình không tốt đẹp chút nào. Phật giáo, là đạo từ bi, đặt căn bản trên triết lý cho rằng tất cả những gì có thể cảm biết được trên đời này chỉ là ảo ảnh. Điều hay nhất và điều duy nhất mà Phật giáo có thể cống hiến cho đời là cho con người biết rằng: “Đời là bể khổ!” Triết lý của Lão giáo thì rất gần với Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giê-xu. Tuy nhiên, chủ trương trở về với thiên nhiên và chữ “nhàn” của Lão giáo chẳng những không thích hợp với đời sống văn minh mà cũng không giải quyết được vấn đề của con người hiện đại.
    Có lẽ trong thời gian này, đức tin của thời thơ ấu đã sống lại trong tiềm thức tôi. Trong những năm đó, mỗi lần chúng tôi di chuyển đến nơi nào, vợ tôi cũng tìm đến nhà thờ để đi lễ. Thỉnh thoảng tôi cũng đi theo. Dầu vậy, mỗi lần ở nhà thờ về, tôi cảm thấy thất vọng hơn là phấn khởi. Tôi không thể nào chịu nổi khi phải nghe một bài giảng quá dở. Tôi khó chịu mỗi khi nghe vị mục sư nói về tội lỗi, địa ngục và diêm sinh trong hồ lửa. Cuối cùng tôi tự nhủ sẽ chẳng bao giờ trở lại nhà thờ nữa!
    Nhưng rồi một Chúa Nhật nọ, khi đang ở New York, vợ tôi lại rủ tôi đi nhà thờ. Vợ tôi thuyết phục tôi bằng cách nói rằng “Anh có thể không đồng ý với nội dung bài giảng, nhưng thế nào cũng phải cảm phục văn chương và tài hùng biện của vị mục sư này!” Lúc đầu tôi ngần ngừ nhưng cuối cùng tôi quyết định đi. Đó là nhà thờ Hội Trưởng Lão ở đường Madison, và vị mục sư là Tiến sĩ David Read.
    Văn chương của Tiến sĩ Read thật hay và cách ông trình bày bài giảng thật khéo, nhưng đó không phải là lý do chính khiến tôi thích bài thuyết giảng hôm ấy. Sáng hôm đó ông nói về sự sống vĩnh cửu và tôi chăm chú theo dõi từng lời từng tiếng. Đối với tôi, thiên đàng không có gì hấp dẫn nếu đó chỉ là nơi mà ta sẽ sống đời đời để ca tụng Chúa, là nơi mà mọi sự đều an lành, không còn đói khát, than khóc, và cứ như thế hết ngày này sang ngày khác. Hình ảnh cổng thiên đàng đầy ngọc quý đối với tôi chỉ là nơi mà các ông chủ tiệm cầm đồ mơ ước được đặt chân đến. Chỉ những người chưa được đặt chân đến Tiffanys (một tiệm bán nữ trang đắt tiền ở New York) trên đời này thì mới mơ ước được vào một nơi sang trọng như thế ở đời sau!
    Trong bài giảng, vị mục sư hỏi “Sống đời đời nghĩa là gì?” Và ông trả lời: “Sống đời đời không phải chỉ có nghĩa là sống mãi mãi. Sống đời đời là sống cao hơn đời sống thân xác: ăn, ngủ, sinh sản; có ý nghĩa hơn đời sống thế tục: đi làm, trả nợ, nuôi con ăn học.” Vị mục sư nói tiếp, “Có một sự sống cao quý hơn, trong đó con người hướng đến những giá trị tâm linh, đưa con người đến chỗ vị tha, sẵn sàng hy sinh cho người khác. Cuộc sống cao quý ấy liên quan đến những giá trị tâm linh, ý thức về huyền nhiệm của những giá trị đạo đức trong tâm hồn và thiên đàng chỉ là một phần của đời sống ấy. Đây là sự sống kéo dài mãi mãi và trên bình diện đó, đời đời nghĩa là đời đời thỏa mãn!”
    Tôi tiếp tục trở lại nhà thờ đó mỗi tuần. Tôi trở lại để nghiên cứu, để học những điều đẹp đẽ và đơn thuần nhưng tuyệt vời cao siêu trong lời dạy của Đức Chúa Giê-xu. Cũng như sứ đồ Phao-lô ngày xưa, những chiếc vảy cá bắt đầu rớt ra khỏi mắt tôi. Tôi khám phá nhiều điều mới lạ trong Kinh Thánh như thể là tôi chưa được đọc Kinh Thánh bao giờ.
    Tôi khám phá ra rằng, từ xưa đến giờ chưa có ai dám nói những lời như Chúa Giê-xu đã nói. Ngài nói Thượng Đế tức là Đức Chúa Cha, là Đấng biết rõ chính Ngài và hòa làm một với Ngài trong tình yêu và trong sự hiểu biết. Không một bậc thầy nào ở đời này hiểu biết và có mối quan hệ đặc biệt như thế đối với Thượng Đế. Chính vì sự hiểu biết và mối quan hệ mật thiết đó mà Chúa Giê-xu đã dám tuyên bố một cách mạnh mẽ rằng: “Ai thấy Ta là đã thấy Cha!”
    Một điều khác cũng làm tôi ngạc nhiên vô cùng, đó là Thượng Đế mà Chúa Giê-xu mặc khải khác hẳn với Thượng Đế trong ý niệm sai lầm của con người. Lời cầu nguyện của Chúa Giê-xu trên cây thập tự cho tôi thấy một tình yêu mới: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì!” Lời đó trong cả lịch sử loài người chưa có ai dám nói, và nó đã bày tỏ Thượng Đế là Đấng tha thứ, không phải trên lý thuyết, nhưng tha thứ qua sự hy sinh cụ thể, rõ ràng của Chúa Cứu Thế Giê-xu.
    Không một bậc thánh hiền nào có thể tuyên bố một câu đầy ý nghĩa như câu: “Nếu các ngươi làm việc này cho một người hèn mọn nhất của anh em ta, là đã làm cho chính mình Ta.” Chữ “Ta” trong câu này là hình ảnh của Thượng Đế ngồi ghế chánh án trong phiên tòa chung thẩm, nhưng lại đặc biệt lưu tâm đến những người nghèo đói, những góa phụ đáng thương và những trẻ mồ côi tàn tật. Tôi thầm nghĩ, Chúa Giê-xu nói câu này với tư cách của một bậc Thầy, một người có toàn quyền trên cõi sống và cõi chết. Bài học tình yêu, nhân từ, thương xót đã được cụ thể hóa trong chính cuộc đời của Ngài. Cũng vì thế bao nhiêu người đã đến với Ngài, không chỉ vì kính phục nhưng vì muốn tôn thờ Chúa. Cũng chính vì thế mà ánh sáng làm cho Thánh Phao-lô bị mù lòa trên đường đến thành Đa-mách đã tiếp tục soi đường dẫn lối cho con người qua bao nhiêu thế kỷ.
    Dĩ nhiên tôi biết rằng, khi nói Thượng Đế là tình thương và tình thương đó sẽ biến thế giới con người trở nên tốt đẹp, thì những người theo chủ nghĩa duy vật ngày nay sẽ chế nhạo, vì họ cho rằng thế giới này chẳng qua chỉ là một mớ những hạt nhân nguyên tử, chạy theo những định luật vật lý mù quáng. Phúc Âm và tình thương của Thượng Đế cũng bị những người theo chủ nghĩa Mác-xít coi thường, xen lẫn sợ hãi, vì họ luôn chủ trương hận thù và bạo động.
    Thật ra tôi nghĩ rằng, không có một lý thuyết nào trên đời này, kể cả thuyết nhân bản, có thể giúp con người chừa bỏ được tính thù ghét, bạo động, thủ đoạn và gian dối, ngoại trừ những lời dạy mạnh mẽ của Chúa Giê-xu. Cũng vì thế, nếu người Cộng Sản muốn tiến đến chỗ thành lập một xã hội vật chất vô thần, điều đầu tiên họ phải làm là phải tiêu diệt cho được lòng kính sợ Thượng Đế nơi con người! Do đó, Cơ Đốc nhân chân chính không thể là một người Cộng Sản, và ngược lại, một đảng viên Cộng Sản cũng không thể nào là môn đồ của Chúa Giê-xu được. Cho nên, tranh chấp giữa một xã hội vô thần với một xã hội đặt Thượng Đế làm chủ trong lòng người, là điều chắc chắn và dĩ nhiên.
    Tôi không còn đặt câu hỏi: “Có tôn giáo nào có thể làm thỏa mãn tâm hồn con người của thời đại tân tiến này không?” bởi vì tôi biết là có. Trở về với Thánh Kinh, tôi thấy Thánh Kinh không chỉ là quyển sách ghi lại những dữ kiện lịch sử, nhưng cũng ghi lại sự mặc khải chính xác, qua Chúa Giê-xu; chính sự mặc khải đó đã đem Thượng Đế xuống ngang tầm mắt của tôi, để tôi có thể biết Ngài.
    Tôi đi nhà thờ trở lại, và sung sướng được ngồi ở hàng ghế quen thuộc mỗi sáng Chúa Nhật. Tôi tin rằng chúng ta đi nhà thờ không phải vì chúng ta là người có tội; cũng không phải vì chúng ta là người đạo đức mẫu mực. Chúng ta đi nhà thờ vì ý thức được gia sản thiêng liêng của mình, vì nhận thức rõ giá trị cao quý của con người; cũng như vì biết rõ những thất bại và tính tự cao tự mãn cố hữu của con người. Nếu không nhờ vào một quyền lực mạnh mẽ từ bên ngoài, chúng ta có thể ngã trở lại vào cái hố tự cao tự mãn ấy một cách dễ dàng. Người nào muốn thấy được vẻ đẹp tuyệt vời và muốn kinh nghiệm được sức mạnh tinh thần trong lời dạy của Chúa Giê-xu, người ấy phải loại bỏ những sáo ngữ tôn giáo, là điều thường làm cho lời dạy của Chúa bị lu mờ.
    Chính Chúa Giê-xu đã đơn giản hóa và đã cô đọng tất cả tinh hoa của Cơ Đốc giáo trong hai điều luật: kính Chúa, yêu người. Hai điều luật này đầy đủ hơn tất cả những niềm tin khác và bao gồm đầy đủ tất cả luật pháp và lời tiên tri, tức là cả bộ Thánh Kinh. Cuộc đời của Chúa Giê-xu và Phúc Âm của Ngài đã đem lại thỏa mãn cho tâm hồn tôi, sự thỏa mãn ấy cứ được tươi mới hơn mỗi ngày. Cả thế giới này cũng sẽ không tìm được sự thỏa mãn hoàn toàn cho tâm hồn nếu thiếu Chúa Giê-xu và Phúc Âm của Ngài.
    Nhìn lại, tôi thấy suốt ba mươi năm qua tôi sống trên đời nầy như một trẻ mồ côi, nhưng bây giờ tôi không còn mồ côi nữa! Tôi bị trôi giạt đã lâu, nhưng nay tôi đã tìm được bến bờ.
    Buổi sáng Chúa Nhật tôi trở lại nhà thờ, cũng là ngày tôi trở về với mái nhà thân yêu.
    Lâm Ngữ Đường.
    — —–
    Và cuối cùng, đây là thái độ của một người theo thuyết bất khả tri nổi tiếng về cuối đời khi đối diện với cái chết : “Sự sống là cái màn thật mỏng giữa hai đỉnh núi lạnh lẽo hoang vu của cõi vĩnh hằng. Chúng ta nỗ lực uổng công khi cố nhìn ra xa hơn hai đỉnh núi này. Cất tiếng khóc, chúng ta chỉ nghe lời đáp duy nhất là những tiếng vang vọng thê thảm tiếng khóc của chính mình”
    Tương phản hẳn với những lời trên là một lời thật đẹp của Alfred Lord Tennyson trong bài thơ In Memorian của ông, “Ngón tay Chúa chạm vào, rồi anh ta ngủ”
    Bạn Trang thân mến.
    Bạn còn rất trẻ, thật vui mừng biết bao khi biết rằng bạn cũng đang đi tìm kiếm lẽ thật, hãy cố gắng và can đảm lên, bạn không bao giờ đơn độc vì trên thế giới có hàng tỷ người đi theo con đường của bạn,và hãy nhớ là khi đến với Chúa thì không bao giò là quá sớm và cũng không bao giờ là quá muộn.

    Đã thích bởi 2 người

    • Em chào anh Lamhoangau,
      Trước hết, em cám ơn anh rất nhiều. Thực sự mà nói, khi đọc những dòng chia sẻ của anh, em có cảm giác như đang đi giữa rừng thiêng vậy, khiến em không thể bỏ lỡ một cảnh sắc nào khi đang từ từ lướt chân qua. Nói thật với anh Lamhoangau là em chưa đủ sức để hiểu hết những gì anh viết đâu ạ, nhưng có cái gì đó rất thân thuộc và dễ chịu khiến em bị hút chặt vào từng câu chữ. Ngẫm và cảm nhận những thay đổi…có cảm giác gì đó rất kì lạ, khó hiểu. Những câu chuyện mà anh kể, những câu nói mà anh trích ra rất bổ ích đối với em. Em cũng cám ơn hai câu thơ của Tản Đà mà anh viết tặng, nó đúng là khiến em vỡ lẽ ra nhiều điều trong hiện thực, và có lẽ sẽ càng nhiều điều được vỡ lẽ sau này.
      Có người bạn Đại học Kinh tế TPHCM bảo em rằng:”Ừ thì nếu khi cậu mệt mỏi, buồn phiền trong cuộc sống, cậu muốn tin vào Chúa thì đó là tùy cậu, cậu muốn tin vào bất cứ điều gì cũng được”. Em nghe câu nói ấy không vui tẹo nào, bạn ấy không hiểu anh à. Có lẽ mọi người cho em yếu đuối chẳng biết tự đứng dậy nên cứ chờ Chúa ban phúc lành bằng cách cầu nguyện cho xong! Nhưng không phải vậy, em hoàn toàn vui sướng khi nghĩ đến Chúa, khi nghĩ đến mình là sự sáng tạo của Người. Hành trình em đi, em chưa bao giờ nghĩ ra một cái tên cho hành trình ấy, liệu có phải là hành trình “đi tìm lẽ thật” như anh nói chăng? Em nghĩ không cần thiết phải đi tìm anh ạ, vì em đã tìm thấy sự thật rồi. Hành trình còn lại là sống cùng “lẽ thật” mà thôi.
      Em sẽ không đơn độc phải không? Vì còn có Bác Hưng và anh Lamhoangau kia mà! Em chân thành cám ơn vì bài viết của anh.
      Cháu cũng cám ơn Bác Hưng nhiều lắm ạ!

      Đã thích bởi 2 người

  4. Giới trẻ hiện nay đang chạy theo lối sống thực dụng-vô thần. Như cháu, năm nay cháu học hết lớp 12 và chuẩn bị thi đại học, học về kinh tế, cháu thắc mắc là mặc dù giới trẻ có thể biết được lối sống đó là không đúng, nhưng làm sao chạy theo giá trị kia khi mà chưa có cuộc sống vật chất đầy đủ (chưa có tương lai, chưa kiếm được nhiều tiền để thỏa mãn nhu cầu về vật chất). Phải chăng tuổi trẻ cứ chạy theo lối sống đó, rồi đến độ tuổi nào đó mới nên suy nghẫm, tìm hiểu về giá trị tư tưởng(triết học, thần học, …). Xin mọi người cho chúng cháu 1 một lời khuyên, vì ngày nay không phải nghành nghề nào cũng liên hệ được với giá trị tinh thần ạ!

    Thích

    • Bạn LiFE thân mến.
      Câu hỏi của bạn tôi tin nó cũng là nan đề của hàng triệu người khác. Nhưng có một điều tôi vô cùng vui mừng, đó là việc bạn còn trẻ mà có thể trăn trở về điều này, chứng tỏ trong nội tâm bạn đang có sự khởi động theo một chiều hướng tốt.
      Bạn đã đưa ra một lập luận, nhưng trong lập luận đó cũng đã gợi ý cho câu trả lời, chỉ có điều bạn không biết sẽ xuất phát điểm từ đâu thôi.
      Bạn nói rằng bạn có thể biết lối sống thực dụng-vô thần, vô đạo là Sai. Bạn biết là sai mà còn chọn con đường sai để đi sao?
      Bạn đừng tự đốt đuốc mà đi nữa. Bạn có dám chắc là trong bóng đêm dày đặc, bạn cầm bó đuốc trong tay hươ qua hươ lại bạn có thể đi đến đích một cách an toàn không? Hay là bạn sẽ đi xuống hố, hay là bạn sẽ gặp cướp, hay sẽ gặp ma, hay là bó đuốc đó sẽ bị gió thổi tắt bất cứ lúc nào mà cuối cùng chỉ còn một mình bạn cô đơn tuyệt vọng giữa đêm tối.
      Tại sao bạn không chọn đi ban ngày ?
      Tôi tặng bạn một câu nói của Chúa Giê-su “ Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng con người không thích ánh sáng, họ lại ưa bóng tối vì việc làm của họ xấu xa…..Nhưng ai đi theo SỤ THẬT thì thích đến với ánh sáng, để ánh sáng bày tỏ rằng việc mình làm là do THƯỢNG ĐẾ HƯỚNG DẪN”.
      Như vậy, điều quan trọng là vấn đề chọn xuất phát điểm, bạn biết xuất phát điểm là Sai thì bạn không thể chọn xuất phát điểm đó để đi được, vậy bạn phải chọn xuất phát điểm Đúng, tức là Sự thật để bạn đi. Như vậy cuộc đời bạn mới có thể chuyển biến theo một chiều hướng mới tốt đẹp hơn được. Mà khi bạn chọn con đường ánh sáng này mà đi, bạn cũng không sợ phải đi lung tung mà bạn luôn được có sự hướng dẫn, mà đấng hướng dẫn chính là Cha của con người tức là Thượng Đế.
      Một câu hướng dẫn cụ thể , Ngài đã nói “ Các con không thể vừa là con của Đức Chúa Trời mà vừa là con của tiền tài, vật chất được”.
      Nếu bạn chọn Tiền tài trên hết, thì nó sẽ là ông Chủ của bạn và bạn làm nô lệ phục dịch cho nó. Nhưng nếu bạn đặt Thượng Đế lên trên, thì tiền tài sẽ rớt xuống dưới và lúc đó bạn sẽ là chủ của nó và tiền sẽ là nô lệ phục vụ cho bạn. Đó là chọn lựa của bạn. Bạn muốn làm Chủ hay làm Nô lệ.?
      Quay lại thực tế. Bạn có biết quyển sách Đắc Nhân Tâm không? Đây là tác phẩm có sức lan tỏa vô cùng rộng lớn – Dù bạn đi đến bất cứ đâu, bất cứ quốc gia nào cũng đều có thể nhìn thấy. Đây là quyển sách được đánh giá là có ảnh hưởng làm thay đổi cuộc đơì của hàng triệu người trên thế giới.
      Xoay quanh nội dung của tác phẩm Đắc Nhân Tâm là nghệ thuật thu phục lòng người, là làm cho tất cả mọi người yêu mến mình. Đắc Nhân Tâm trong ý nghĩa đó là sự hiểu rõ bản thân, thành thật với chình mình và người khác, hiểu biết và quan tâm đến những người xung quanh để nhình ra và khơi gợi những tiềm năng ẩn khuất nơi họ, giúp họ phát triển lên một tầm cao mới. Những người bạn gặp trên đường đời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống bạn. Dù tốt hay xấu họ cũng tặng cho bạn những kinh nghiệm sống hết sức tuyệt vời. Chính vì thế , sách dạy bạn không nên lên án, chỉ trích hay than phiền ai cả. Thậm chí nếu có ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn hay lợi dụng lòng tốt của bạn thì hãy tha thứ cho họ. Bởi vì chính nhờ họ mà bạn học được cách khoan dung.
      Bạn thân mến.
      Toàn bộ nội dung sách Đắc Nhân Tâm nói đến, là sự ứng dụng trong thực tế đúng hai câu nói của của Chúa Giê-su “ Hãy yêu người khác như yêu chính bản thân mình” và câu nói “ Ngươi chỉ thấy cái dằm trong mắt người khác mà không thấy cái đà trong mắt mình”
      Như vậy, lời dạy của Chúa Giê-su nếu ứng dụng vào thực tế thì bạn sẽ thấy tác dụng tốt đẹp như thế nào rồi đấy.
      Tuy nhiên, bạn sẽ không thể thực hành theo các điều dạy như trên vì lòng vị kỷ hay vì sự cố gắng gượng gạo để được mọi người yêu mến được. Hay nói cách khác, bạn làm với trong đầu mong muốn để được nhận lại thì bạn sẽ thất bại.
      Bản chất con người là cái tôi vị kỷ, lòng tham và tính kiêu ngạo cố hữu. Con người không bao giờ có thể tự mình dẹp bỏ được hết những tính này. Muốn làm được điều này, con người cần phải được kết nối với một Sức Mạnh vô biên bên ngoài con người.
      Điều này cũng giống như định lý bất toàn, con người không thể tự quy chiếu cho mình để trở nên tốt đẹp hơn được.
      Để giải quyết vấn đề này, chúng ta hãy tìm lời dạy của Chúa Giê-su “ Trước tiên, hãy tim kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, rồi mọi điều khác Ngài sẽ ban cho”
      Như vậy Ngài hướng dẫn bạn các thứ tự ưu tiên. Tiềm kiếm Ngài là việc đầu tiên, khi bạn tìm kiếm Ngài hết lòng hết mực thì bạn sẽ gặp được Ngài và sẽ được Ngài tái sinh lại bạn, lúc đó bạn sẽ là một con người mới với xuất phát điểm mới , cái tôi không còn là ông chủ dẫn dắt bạn nữa, lúc đó Ngài sẽ dẫn dắt bạn bằng tình yêu của Đức Thánh Linh. Bạn bây giờ bạn sẽ như đứa con ngoan được người Cha Thiên Thượng yêu thương chăm sóc , giúp đỡ về tinh thần và cả vật chất, Ngài sẽ ban mọi phước lành cho đứa con yêu dấu. Lúc đó Ngài sẽ hướng dẫn và cho bạn biết cần phải làm gì làm gì, từng nan đề trong cuộc sống của bạn sẽ được Ngài bẻ gẫy, những sợi xích trói buộc bạn bấy lâu nay sẽ từng cái bị ngài bứt đứt, những cái vảy cá che mắt bạn sẽ được Ngài gỡ ra , cuộc sống sau này của bạn sẽ vô cùng sống động hạnh phúc và bình an.
      Chúa Giê-su đã từng nói với con cái Ngài rằng “ Kẻ thù chỉ đến để cướp bóc và đốt phá. Còn ta, ta đến để cho chiên ta được sống, một sự sống dư dật”
      “…sự sống dư dật” . Điều này đã được ứng nghiệm trong thực tế một cách rõ ràng. Trong lịch sử loài người, những quốc gia Tây Phương với xuất phát bằng việc Thờ Phượng, đặt Thượng Đế ở trong lòng người dân đều là những quốc gia ấm no dư giả. Còn những quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc với dân số thuộc hàng cao nhất thế giới, bằng việc thực hiện các huyền thuật, chiêm tinh, bói toán, bốc quẻ, xin xăm, trù ếm, các pháp môn mờ ám… Bạn có thể nhình thấy, đều mất phước hết, người dân nghèo khổ, đói kém, bệnh tật.

      Đã thích bởi 1 người

    • Chào bạn,
      Mình cũng từng là một người trẻ như bạn với rất nhiều thắc mắc mà không biết hỏi ai…khi môi trường giáo dục và xã hội luôn là một môi trường thực tế vật chất mà không có một chút dính dáng gì đến tâm linh, tín ngưỡng và Thượng Đế.
      -hỏi: vũ trụ, trái đất, tạo hóa, tự nhiên có từ đâu?
      thưa: tự nhiên tự nó mà có.
      -hỏi: con người từ đâu mà có?
      thưa: từ loài khỉ kiếm ăn kiếm sống rồi biến thành con người.
      và đây là một vài trao đổi trong thực tế cuộc sống.
      -con người cần gì để hạnh phúc và sung sướng?
      thưa: cần xe máy xịn, điện thoại xịn, laptop xịn, bạn gái xịn, nhà xịn, xe hơi xịn…và càng nhiều thứ xịn thì cuộc sống càng thoải mái tiện nghi.
      -vậy làm gì để có được những thứ đó?
      thưa: cần 1 thứ duy nhất: TIỀN.
      -vậy tiền là gì:
      thưa: chỉ có đứa con nít ranh mới đưa ra câu hỏi ngớ ngẩn như thế, tiền là tiền chứ là gì, và nếu có tiền trong tay ta sẽ mua được tất cả.
      có một câu cửa miệng nói rằng: “cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền” thực ra đó chỉ là câu nói ví von, bởi nói chính xác hơn sẽ là: cái gì cũng có thể mua được bằng tiền.
      -vậy tiền từ đâu mà có và làm sao đề có tiền?
      thưa: thì chắc chắn nó phải được in ra từ một nơi nào đó, nhưng bạn không cần biết nơi đó làm gì, bởi tiền có đầy rẫy trong xã hội, vấn đề là bạn có đủ năng lực, ranh mãnh để dành lấy nó hay không.
      mà thôi, bạn hỏi quá nhiều rồi, tôi không cần biết bạn làm gì, miễn là bạn có đầy tiên trong túi, trong két sắt là bạn sẽ hạnh phúc, muốn gì có đó. vậy đi
      …..
      những phát hiện di tích vẽ trên đá cho thấy từ thời cổ đại con người đã hướng tới thần linh.
      trong cuộc đời của mỗi con người dù vô thần hay hữu thần, sẽ có giây phút họ tự hướng về Thượng Đế
      lịch sử xã hội loài người đã có quá nhiều những tranh cãi, những chiến tranh…liên quan đến chủ đề Thượng Đế.
      Thượng Đế sẽ là một đề tài kéo dài đến vô cực dù có lúc thịnh suy trong từng thời khắc từng bối cảnh của con người cũng như cuộc sống xã hội.

      vậy đó, cho dù những lúc tôi và bạn thấy có sự tách bạch nhưng thực ra đó là một điều không thể tách rời dù ta có muốn hay có nhận thức được hay không.
      Chẳng có ai có một lời khuyên đầy đủ về Thượng Đế, bạn là một con người trong xã hội, bạn phải lao vào vòng đua của nó, nhất là khi tuổi đời còn trẻ, nhưng nếu bạn có được những phút giây hướng về Thượng Đế bạn sẽ có cơ hội nếm trải những khoảng khắc dịu ngọt trong tận tâm can.

      Thích

  5. Bạn Trang thân mến.
    Tôi rất vui và rất xúc động khi đọc những dòng chân tình của bạn. Và tôi biết trằng, Thiên Chúa đang ở cùng bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng Ngài sẽ từ từ chuyển hóa và tái sinh lại bạn, đây sẽ là trải nghiệm cá nhân vô cùng sống động mà bạn sẽ thấy. Bạn đã hòa giải với Ngài, mọi lỗi lầm của bạn đã được tha thứ. Những tư duy của bạn hướng về chân trời mới và đó là những viễn cảnh mới của cuộc đời bạn. Thế giới quan của bạn hoàn toàn thay đổi. Bạn khởi sự nhìn người khác qua cặp mắt của Chúa Giê-su. Những lý tưởng cũ và những ý tưởng cũ cũng lần lần được đổi thay. Lòng ích kỷ trước đây từng là đặc điểm cá tính bạn ở nhiều lĩnh vực đời sống nay sẽ từ từ biến mất. Bây giờ tấm lòng bạn sẽ có xu hướng hướng thiện, bạn sẽ nhìn mọi người với cặp mắt của tình yêu thương, lòng nhân từ và sự tha thứ bao dung, là bản tính của Thiên Chúa mà ngài đã ban cho bạn.
    Bạn sẽ được tái sinh thành một con người mới. Nhưng, sẽ như một đứa trẻ mới chập chững biết đi, bạn sẽ có những lúc vấp ngã, nhưng những lần ngã đó bạn sẽ được Ngài nâng đỡ dậy. Thế là từng bước đi mới của bạn sẽ càng vững vàng hơn ,và Ngài sẽ nắm tay dẫn dắt, che chở bạn suốt cuộc đời này. Bạn sẽ luôn luôn có được sự bình anh trong Chúa
    Bạn Trang thân mến.
    Đặc điểm của của một người được sinh lại là tâm hồn họ luôn hướng thiện, họ sẽ có những biểu hiện ra bên ngoài mà mọi người sẽ thấy được. Bây giờ họ sẽ không hành động theo bản năng vị kỷ cố hữu nữa, mà thay vào đó họ sẽ hành động theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh bên trong, tức là sẽ sống theo lời dạy của Chúa. Đó sẽ là kim chỉ nam cho đời sống của họ.
    Với lời Chúa, bạn hãy yêu thương những người xung quanh mình. Đầu tiên là ba mẹ và anh em trong nhà, là những người thân cận với bạn nhất. Bạn có biết tại sao Chúa lại ban cho con người có ba mẹ, anh em, rồi sau này không ở với ba mẹ nữa thì lại có chồng hay vợ không? Vì đó là những người thân cận với bạn hằng giờ hằng phút, và Ngài muốn bạn thực hành tình yêu thương từng giờ từng phút, bắt đầu nơi những người gần gũi nhất đó.
    Bây giờ bạn hãy quan tâm đến bàn tay chai sạn và làn da rám nắng đen đúa của ba mình, tuổi ba cũng đã cao, mà lâu nay bạn không để ý, bạn hãy hỏi han về sức khỏe của mẹ mình, bạn hãy ngắm nhìn bà thật kỹ để thấy những nét thời gian tàn phá lên cơ thể gầy gò của mẹ. Bạn hãy quan tâm, hỏi han, chăm sóc đến anh em mình, những người ruột thịt, từ bé đã ăn chung, ngủ chung, có những tiếng cười chung mà bây giờ càng lớn bạn đã càng xa cách họ.
    Rồi bạn cũng hay quan tâm, để ý đến những người hàng xóm khó khăn, bạn bè bạn, những người lúc nào cũng tất bật khổ sở mà trong lòng lại mệt mỏi thiếu vắng niềm vui và sự bình an, hãy an ủi họ. Hãy cho những người đang thiếu thốn những thứ bạn đang dư thừa mà chẳng bao bạn giờ dùng đến.
    Khi bạn sống theo Lời Chúa bằng sự công chính, tình yêu và lòng vị tha, bạn sẽ thấy cuộc đời đang u tối trở nên tươi sáng vô cùng, bạn sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc, bình an, và mọi phước hạnh ,may mắn Chúa sẽ ban cho bạn vì Ngài luôn ở cùng bạn.
    Bạn Trang thân mến.
    Thượng Đế, đem đến cuộc sống đời đời, như là một món quà tặng cho tất cả mọi người, và quyền nhận hay khước từ món quà là sự lựa chọn của chúng ta. Ngài đã nói “ Này, ta đứng ngoài cửa mà gõ, nếu ai nghe tiếng mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, và ăn tối với họ.”
    Vâng, Ngài đến gõ cửa từng người từng nhà và đem theo món quà. Nếu ta nhận, thì ta có thêm được món quà, không nhận thì không có quà, thế thôi.
    Tôi lại liên tưởng đến nhà toán học Pascal, ông đã làm một lập luận logic như sau :
    Có hai người, một người tin Thiên Đàng và người kia thì không tin Thiên Đàng. Sau khi hai người chết. Đối với người tin, nếu không có Thiên Đàng ,thì người đó cũng không mất gì cả, nhưng nếu có Thiên Đàng, thì người sẽ được tất cả,
    Đối với người không tin, nếu không có Thiên Đàng, người đó cũng không mất gì cả,
    nhưng nếu có Thiên Đàng, thì người đó sẽ mất tất cả.
    Hai ngàn năm trước, Chúa Giê-su đã nói “ Ai có sẽ được cho thêm. Còn ai không có, sẽ mất luôn cái tưởng rằng mình sẽ có”.
    Điều này vô cùng đáng suy nghĩ “….sẽ mất luôn cái TƯỞNG RẰNG MÌNH SẼ CÓ”
    Thật đáng tiếc, chỉ vì tính tự phụ mà nhiều người đánh mất món quà tặng quý giá này.
    Bạn Trang thân mến.
    Bạn có biết mối quan hệ giữa Thượng Đế và Con Người là mối quan hệ gì không?
    Đó không phải là mối quan hệ giữa Chủ và tôi tớ như nhiều người lầm tưởng, cũng không phải là mối quan hệ giữa Chủ và nô lệ, cũng không phải là mối quan hệ giữa Chủ và món đồ vật muốn xài thì xài không thích thì bỏ.
    Thượng Đế tạo ra con người mang hình ảnh của Ngài, thở Thánh Linh của Ngài vào và con người có sự sống. Ngài gọi con người là CON CÁI của Ngài. Đây là mối quan hệ yêu thương khắng khít : Cha và Con cái.
    Thượng Đế là Cha của chúng ta, nên tình yêu và lòng tha thứ của Ngài là vô bờ bến. Bất kỳ lúc nào chúng ta quay về với Ngài, Ngài đều dang rộng vòng tay yêu thương chào đón. Chỉ có con cái bỏ cha mẹ, chứ cha mẹ không bao giờ bỏ con cái.
    Kinh Thánh đã ghi “ Nhưng hễ ai nhận Ngài, Ngài đều ban cho quyền năng trở thành con cái Đức Chúa Trời”
    Vì là con cái Chúa , nên con người trên tất cả các tạo vật khác của Thiên Chúa, trên cả các Thiên Sứ, chính điều này làm cho Satan là thiên sứ trưởng chống nghich và thù ghét con người, vì Thiên Chúa bắt nó phải cuí đầu trước con người trong khi nó cho rằng mình mới là tạo vật đầu tiên.
    Vì là con cái Thiên Chúa nên con người trên hết thảy mọi tạo vật khác, trên cả mặt trăng, mặt trời, các vì tinh tú, trên cả Vũ trụ. Vì vậy, mà Ngài cấm con người quỳ lạy bất kỳ thứ gì khác vì tất cả thứ đó đều dưới con người, những thứ đó phải cúi đầu trước con người. Ngài đã cảnh báo rất rõ ràng trong Kinh Thánh:
    “ Và hãy giữ, kẻo ngươi ngước mắt lên trời thấy mặt trời mặt trăng, các ngôi sao, tất là toàn cả thiên binh, thì ngươi bị quyến dụ quỳ xuống trước các vì đó, và thờ lạy các tinh tú này mà Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu ngươi đã chia phân cho muôn dân dưới trời chăng” ( Phục Truyền Luật Lệ Ký 4:19)
    Vũ trụ được tạo ra là vì Trái đất, và trái đất được tạo ra là vì con người.
    Chúa đã cảnh báo như vậy mà Einstein không nghe, đã đi theo bước của Spinoza, xem Vũ trụ là Thượng Đế Hoàn Hảo để đi tìm kiếm lý thuyết thống nhất cả nửa cuối đời rồi chuốc lấy thất bại.
    Chúa Giê-su đã nói “ Người mù mà dắt người mù, cả hai chỉ đi xuống hố”
    Bạn Trang thân mến.
    Mối quan hệ của chúng ta đối với Chúa cũng y như đứa bé trong vòng tay của cha mẹ nó vậy. Chúng ta cố đi bằng đôi chân của mình, nhưng khi khó khăn, thất bại chúng ta lại quay về tựa đầu nơi cha mẹ, là những người chúng ta luôn đặt niềm tin tuyệt đối, những người luôn che chở bảo bọc hy sinh cho con cái.
    Cho nên, bạn hãy ý thức được rằng, khi bạn cầu nguyện cũng như khóc lóc van xin nơi Chúa, là lời cầu xin, của đứa con bé nhỏ đang tuyệt vọng khóc lóc, xin sự che chở và bảo bọc của người Cha thương yêu và uy quyền. Và Ngài sẽ ban cho bạn.
    Đây hoàn toàn không phải là lời xin xỏ như kiều ăn xin xin ngoài đường.
    Ngài đã khẳng đinh rõ ràng với con cái Ngài.
    “ Và ta bảo các ngươi : Hãy xin, thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì cửa sẽ mở cho.Vì phàm ai xin thì lĩnh, ai tìm thì gặp, và ai gõ thì cửa sẽ mở cho. Trong các ngươi ai là cha, có con xin cá, há lại lấy rắn thay cá mà cho ư? Hay là: Nó xin trứng, há lại cho nó bò cạp ư? Vậy nếu các ngươi, tuy là ác, còn biết lấy của lành làm quà cho con, thì huống hồ là Cha các ngươi, tự trời, Người sẽ ban Thánh Linh cho những ai xin Người” ( Phúc âm Luca)
    Bạn biết không, khi tôi đọc phúc âm Thánh Gioan, tới đoạn Chúa Giê-su trước ngày chịu đóng đinh, Ngài đã ăn tối, và sau đó rửa chân cho các môn đồ của Ngài, Kinh Thánh miêu tả đoạn này rất xúc động. Ngài cởi áo ra, cuối mình xuống, cẩn thận rửa từng bàn chân đã chai sạn, ghét bẩn của từng người, rồi người lấy khăn ngay thắt lưng của mình lau khô cẩn thận. Lúc Ngài rửa chân cho ông Phê rô thì ông nói với Chúa Giê-su rằng :” sẵn rửa chân, thì Chúa rửa tay và gội đầu cho con luôn đi”
    Ôi, những đứa con nhỏ bé, ngốc nghếch và khờ khạo. Khi đọc tới đây, tôi đã xúc động đến rớt nước mắt . Chỉ có tình yêu của người Cha dành cho con của mình mới có thể thực hiện những hành động này, và cũng chỉ có con cái mới xin cha mẹ những điều ngốc nghếch đáng yêu như ông Phê rô xin.
    Tôi nhận ra tình yêu của Ngài bấy lâu nay dành cho tôi vô bờ bến biết bao. Và tôi tin, bạn cũng có cảm nhận về tình yêu của Ngài dành cho bạn cũng giống như vậy.
    Thân tặng bạn Trang bài nhạc thánh ca – Chúa giàu lòng xót thương, ca sỹ Phan Đinh Tùng trình bày.
    http://nhacso.net/nghe-nhac/chua-giau-long-xot-thuong.X1pXVUJeag==.html

    Đã thích bởi 2 người

  6. Bác Hưng ơi,cuốn sách của bác giới thiệu ,cháu có thể tìm mua ở đâu? Các hiệu sách quanh nhà cháu không thấy bày cuốn này?

    Thích

      • Cháu ở Sài Gòn thưa bác. Nếu khi nào bác có dịp vào Sài Gòn cháu rất hân hạnh được gặp bác.Thú thật với bác,trình độ học vấn của cháu thua xa bác và các bạn ở trên,nhưng cháu thật sự rất thích các bài viết của bác,mặc dù đọc nhiều chỗ cháu còn chưa hiểu hết.Cháu thích nhất là bài viết về “Life of Pi”,cháu đã rất tiếc nuối vì tìm đọc cuốn sách ấy quá muộn,họ không còn xuất bản nữa, mà phim thì không truyền tải hết ý nghĩa cũng như nội dung.Cháu rất quý và biết ơn việc bác chia sẽ kiến thức và những hiểu biết của mình một cách cởi mở,chân thành qua các bài viết của mình cho cháu cũng như mọi người có cái nhìn mới và đúng đắn hơn về cuộc sống. Một lần nữa, cháu cảm ơn bác,nhờ bác cháu đã nhìn thấy Người, Thượng Đế của chúng ta, Người Cha Nhân Từ .

        Thích

    • Bạn Huynh thân mến,
      Rất tiếc tôi chỉ có thừa 1 cuốn và đã hứa tặng bạn Khánh Linh. Tôi không có thêm để tặng bạn. Nhưng tôi sẽ tìm cách scan cuốn sách này rồi post lên PVHg’s Home. Khi đó bạn có thể đọc qua mạng. PVHg

      Thích

  7. Trong lịch sử, có một con người mà linh hồn ông từ bé đã được trao cho Thượng Đế nắm giữ, suốt cuộc đời ông đã sống, hành động theo sự dẫn dắt của Thượng Đế, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng bao dung, một tình yêu mãnh liệt dành cho những con người khốn khổ., và với tính cách quá hiền lành như vậy, đến nỗi từ bé Cha của ông đã lo lắng sợ rằng ông không thể tự bảo vệ được mình, nhưng thực sự thì ngược lại—Đó là Abraham Lincoln – Vị tổng thống vĩ đại nhất, tài ba nhất và được yêu mến nhất trong lịch sử các đời tổng thống của Hoa Kỳ theo sự bình chọn của các học giả và công chúng, ông là người đã xóa bỏ chế độ nô lệ, đem lại tự do, bình đẳng, quyền làm người cho người da đen trên đất Mỹ. Chế độ nô lệ được ông xem là một vết nhơ, và là một sự nhục nhã nhưng không phải cho người da đen mà là cho người da trắng, vì Thiên Chúa tạo ra mọi người bình đẳng như nhau, và ông tin rằng sứ mệnh của mình là phải xóa bỏ chế độ nhục nhã này theo Thánh ý Chúa.
    Cuộc đời ông còn kỳ diệu hơn cả chuyện cổ tích, và còn hơn thế nữa, đó lại là sự thật.
    Thuở bé, ông bắt đầu học chữ bằng việc học Kinh Thánh, sau đó là Thánh ca, đây là hai quyển sách đầu tiên ông học, và Kinh Thánh là quyển sách theo ông đến suốt cuộc đời luôn luôn có trên bàn làm việc của ông. Câu nói mà ông thường trích trong Kinh Thánh là câu nói của Chúa Giê xu “ Đừng phán xét kẻ khác để khỏi bị phán xét”
    Năm 1864, khi được những cựu nô lệ ở Maryland gởi tặng một quyển Kinh Thánh, Lincoln trả lời: “Về quyển sách vĩ đại này, tôi phải nói rằng, đây là món quà quý nhất Thiên Chúa ban tặng cho loài người. Tất cả những điều tốt nhất Chúa Cứu Thế ban cho thế gian đều được chuyển tải qua quyển sách này. Song chúng ta không thể gạn đục khơi trong. Mọi sự đáng mong đợi nhất cho phúc lợi của con người, ngay bây giờ và về sau, đều được miêu tả trong quyển sách này.”
    Có một câu chuyện cảm động về Abraham Lincoln khi còn bé đó là vào năm 9 tuổi, ông đã đánh nhau với những những đứa bạn trong lớp để giải cứu một chú rùa con đang bị đám trẻ con châm lửa đốt, Abraham đã thắng và đã cứu được chú rùa nhưng hôm sau thì chú rùa đó đã chết, Abraham chôn chú rùa, chú bé khóc và nói với người chị rằng “ Chú rùa này còn tốt hơn biết bao nhiêu người vì nó không có những thủ đoạn độc ác như vậy, và nó thật đáng yêu vì lúc nào, đi đến đâu cũng cõng trên lưng mình một mái nhà để che mưa che nắng, và mái nhà này không bao giờ bị dột”
    Dưới dây là link sách nói về cuộc đời Abraham Lincoln, xin giới thiệu với các bạn, rất hay và cảm động, như truyện cổ tích, một linh hồn thuộc về Thượng Đế.
    http://isach.info/audio.php?audio=abrahamlincoln__tran_thu_pham

    Thích

  8. Chào anh Hưng (xin được phép kêu bằng anh vì nhìn trên ảnh anh vẫn còn trẻ)!

    Xin tự giới thiệu em tên là Trần Anh Tuấn, hiện đang là giảng viên của trường Đại học Khoa học Huế. Em là giảng viên Công Giáo duy nhất tại trường nên vấn đề Khoa học và Đức tin phải đối mặt hầu như hàng ngày.

    Anh cho biết em có thể tìm mua cuốn sách anh đề cập trên đây ở đâu? Em cần bản tiếng Việt để giới thiệu cho sinh viên đại học lẫn học viên cao học. Ngoài ra, trước đây em cũng đã từng đọc cuốn “Giải quyết vấn đề nhân sinh” của F Lelotte (hình như là 1 linh mục người Đức); cuốn này rất hay nhưng hiện em đã bị thất lạc. Không biết ở đâu tái bản để đặt mua. Nếu anh có thông tin thì báo giúp cho em với nhé.

    Trân trọng cám ơn anh.

    TRẦN ANH TUÂN

    Thích

Bình luận về bài viết này