9 LÝ DO CHỨNG MINH THUYẾT TIẾN HÓA CỦA DARWIN SAI
Lời Giới Thiệu: Từ lâu tôi đã không tin Học thuyết Darwin. Đối với tôi, Darwinism is not a scientific theory, but only an ideology. Nhưng khi chia sẻ với bạn bè điều này, tôi thường nhận được sự lãnh đạm, hoặc phản đối. Rất may, bạn Kẻ Tầm Đạo, trong khi comment bài “Phép Mầu” trên PhamVietHung’s Home, đã giới thiệu cho tôi biết một bài báo trên New Scientist phê phán Darwinism, đã được dịch ra tiếng Việt và đăng trên trang Huyền học. Tôi xin đặc biệt cảm ơn bạn Kẻ Tầm Đạo và trang Huyền học. Xin trân trọng giới thiệu bài báo trên với bạn đọc (với một chút sửa chữa biên tập của tôi). PVHg’s Home.
CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA (bao gồm Thuyết Tiến hóa) trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đầy đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:
True Biology: Nền Sinh học chân chính
1. Quy luật Tạo Sinh (the Law of Biogenesis) của Louis Pasteur
Louis Pasteur (27 tháng 12, 1822 – 28 tháng 9, 1895), nhà khoa học nổi tiếng người Pháp, là người tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học, tuyên bố: Sự sống phải bắt nguồn tự sự sống. Nói 1 cách đơn giản, con cái phải có bố mẹ sinh ra. Một sinh vật có ý thức dù là một tế bào nhỏ nhất, đơn giản nhất cũng không thể được tạo ra từ sự kết hợp ngẫu nhiên của những nguyên tử hóa học vô thức. Đây là một định luật đã được Pasteur chứng minh bằng thực nghiệm, được gọi là Định luật Tạo sinh (Biogenesis). Đến nay câu hỏi nguồn gốc sự sống bắt nguồn như thế nào vẫn tiếp tục là một câu hỏi chưa có lời giải đáp đối với khoa học chính thống. Muốn cho Darwin đúng thì Định luật Tạo sinh – một trong những định luật nền tảng và vững chắc nhất của sinh học – phải sai. Sau thí nghiệm không thể tranh cãi, Pasteur tuyên bố dứt khoát:
“Học thuyết sự sống tự phát (spontaneous generation) sẽ không bao giờ có thể hồi phục lại được từ cú đấm như trời giáng của thí nghiệm đơn giản này. Không, không có một trường hợp nào được biết để có thể khẳng định rằng vi sinh vật có thể có mặt mà không có vi trùng, không có cha mẹ giống chúng.”
2. Tế bào nhân sơ không tiến hóa lên tế bào nhân chuẩn qua đột biến
Tế bào nhân sơ không tiến hóa lên tế bào nhân chuẩn qua đột biến, mà qua dị hợp cộng sinh (symbiosis). Sự kiện các vi khuẩn đơn bào tiến hóa thành những tế bào lớn hơn và phức tạp chúng gấp trăm lần là một câu chuyện bị bỏ trống hoàn toàn trong thuyết tiến hóa.
Tế bào nhân sơ thật ra có cấu trúc phức tạp hơn Darwin tưởng tượng rất nhiều.
“Đúng là tế bào nhân chuẩn là những tế bào phức tạp nhất mà chúng ta biết. Nhưng các dạng sống đơn giản nhất mà chúng ta biết, các tế bào nhân sơ, bản thân chúng cũng cực kì phức tạp. Nếu nhân chuẩn là một chiếp laptop thì nhân sơ cũng là một chiếc điện thoại di động. Không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy có những dạng sống đơn giản hơn mà từ nó nhân sơ tiến hóa thành.” – Jonatthan Wells (nhà sinh học) và William Dembski (nhà toán học)
3. Sự bùng nổ sự sống trong kỷ Cambri (Cambrian explosion)
Đó là sự xuất hiện một cách đột ngột của hầu hết các nhánh ngành động vật chính cách đây khoảng 530 triệu năm như các lưu trữ hóa thạch đã chứng minh. Trước đó, hầu hết các sinh vật chỉ là những cá thể đơn giản. Chỉ trong vòng 70-80 triệu năm tốc độ tiến hóa đã gia tăng với một tốc độc ngạc nhiên đến bí ẩn. Chính Darwin đã ghi chú trong cuốn sách Nguồn Gốc Các Loài của ông rằng, sự xuất hiện đột ngột các động vật chân đốt trong các lưu trữ hóa thạch trong kỷ Cambri nêu lên một khúc mắc cho học thuyết tiến hóa. (Thuyết Darwin nói sự tiến hóa diễn ra từ từ từng tí một và trải qua thời gian vô cùng dài, nhưng sự bùng nổ sự sống trong kỷ Cambri trái ngược hoàn toàn với tưởng tượng của Darwin. PVHg)
4. Không có các mắt xích nối kết trung gian.
“Số lượng các hình thái trung gian, đã phải từng tồn tại trên trái đất, phải là rất lớn. Vậy mà tại sao các nối kết trung gian này lại không thể được tìm thấy trong các lớp địa tầng? Đây có lẽ là sự phản đối rõ ràng và mạnh mẽ nhất có thể được nêu lên để chống lại giả thuyết của tôi.” – Charles Darwin, Nguồn Gốc Các Loài
“Mọi nhà cổ sinh vật học đều biết rằng các lưu trữ hóa thạch chứa đựng rất ít các dạng sinh vật trung gian; quá trình chuyển đổi giữa các nhóm chính có thể nói là xảy ra một cách đột ngột.” – Stephen J. Gould, giáo sư đại học Harvard
5. Tính cố định, không thay đổi, của sinh vật.
“Tính cố định (statis) của hầu hết các giống loài hóa thạch xuyên suốt quá trình tồn tại lâu dài của nó như được thấy trong địa chất đã được tất cả các nhà cổ sinh vật học công nhận một cách hiển nhiên, nhưng hầu như chưa bao giờ được nghiên cứu chi tiết vì cái giả thuyết thịnh hành xem nó như là một phản-bằng chứng không thú vị cho phi-tiến hóa. Sự đại trà áp đảo của tính cố định trong các tàn tích hóa thạch trở thành một đặc điểm đáng xấu hổ, nhưng đã bị bỏ lơ đi như là không có gì cả.” – Stephen J. Gould
6. Thông tin trong DNA
“Thông tin là thông tin, thông tin không phải là vật chất hay năng lượng. Chủ nghĩa vật chất nào thất bại trong việc nhận thức điều này sẽ không sống sót nổi một ngày.” – Norbert Weiner (giáo sư toán học tại đại học MIT, được xem là cha đẻ của ngành điều khiển học, cybernetics)
Thông tin không phải là vật chất, nhưng nó có thể được chuyển tải thông qua vật chất. Chưa có một bằng chứng nào cho thấy thông tin có thể tiến hóa hay cải tiến thông qua đột biến.
Lỗi sao chép, còn gọi là đột biến điểm, xảy ra 1 lần trong 10 tỉ ký tự. Và mỗi chuỗi DNA con người chứa khoảng 3 tỉ kí tự di truyền.
“DNA cũng giống như một chương trình điện toán, nhưng cao cấp hơn nhiều, rất nhiều bất cứ một phần mềm nào đã từng được tạo ra.” – Bill Gates
“Số lượng thông tin có thể chứa trong DNA trên một đầu kim tương đương với một chồng sách bìa mỏng 500 lần độ dài từ trái đất đến mặt trời, với nội dung riêng biệt không lặp lại.” – Jonathan Sarfati, nhà vật lý học và hóa học.
Nói cách khác nếu chúng ta có một ổ cứng 40 G, một đầu kim DNA có thể chứa một lượng thông tin lớn gấp 100 triệu lần ổ cứng đó.
Do đó không thể nào tin rằng có thể xẩy ra sự tiến hóa ngẫu nhiên và mù quáng.
“Kiến thức về DNA đã cho thấy, bởi độ phức tạp hầu như là không thể tin được về sự sắp xếp cần thiết để có thể sản sinh ra sự sống, rằng một ý thức thông minh phải có dính líu để có thể làm cho các nguyên tố cực kì đa dạng này vận hành được.” – Antony Flew, nhà vô thần nổi tiếng người Anh.
7. Đấu tranh sinh tồn không phải là động lực chính cho tiến hóa.
Các nhà khoa học tại Đại học Bristol cho rằng “không gian sinh sống” mới chính là động lực chính.
“Các nghiên cứu mới nêu ra rằng những thay đổi lớn trong tiến hóa xảy ra khi động vật di chuyển đến một không gian sinh sống mới, chưa bị chiếm cứ bởi những động vật khác.” – BBC News
8. Cây Sự Sống của Darwin không diễn tả đúng thực tế.
“Một mô hình diễn tả sự liên kết giữa các giống loài đúng hơn nên là một bụi rậm không phải một cái cây. “Chúng ta không có bằng chứng nào chứng minh cái cây sự sống là một hiện thực.” – Eric Bapteste, nhà sinh vật học tại Đại Học Pierre and Marie Curie của Pháp.
Những thí nghiệm di truyền trên vi khuẩn, cây cối và động vật càng ngày càng tiết lộ rằng các loài khác nhau lai hợp nhiều hơn là chúng ta từng nghĩ. Có nghĩa là thay vì các giống loài chỉ đơn giản truyền thừa xuống giống nòi riêng rẽ của nó, nó còn trao đổi, lai tạp với những nhánh tiến hóa khác. Dẫn đến kết quả là một bụi rậm sự sống phức tạp hơn nhiều cái gọi là cây sự sống.
“Cây sự sống đang được chôn vùi một cách tế nhị. Điều ít được chấp nhận hơn là cái nhìn nền tảng về sinh học cần phải được thay đổi” – Michael Rose, nhà sinh học tại đại học UCI
9. Người không tiến hóa từ vượn.
Quan niệm cho rằng DNA của vượn giống DNA của người đến 99% không còn đúng nữa. Các nghiên cứu mới nhất cho thấy con số này chỉ còn 93%. Khác biệt lớn xảy ra ở cấu trúc cơ thể, não bộ, trí khôn, và hành vi….(“How Much DNA Do We Share With Chimps?” Softpedia, Nov. 20, 2006, p. 1)
[LX tổng hợp và chuyển dịch]
Nguồn:
http://huyenhoc.wordpress.com/2012/09/22/9-ly-do-chung-minh-thuyet-tien-hoa-cua-darwin-la-sai/
Tôi rất vui, sung sướng khi đọc bài này. Đã từ lâu, tôi đã nghĩ Học thuyết Đác uyn không phải là chìa khóa cho mọi vấn đề tiến hóa, biến đổi của muôn loài trên trái đất này. Nhưng tôi chưa đủ thời gian và năng lực phân tích để có thể viết thành một bài luận văn khoa học. Tôi mới chỉ nghĩ được một vài ý phản biện với học thuyết này. Đác uyn có đúng nhưng trong một phạm vi rất hep của môi trường tiến hóa. Cảm ơn tác giả đã cấp cho mọi người quan tâm một cách nghĩ để chúng ta có thể hoàn thiện hơn tư duy của mình về sự sống và phát triển của sự sống trên trái đất.
ThíchĐã thích bởi 2 người
Về thuyết Darwin xin có mấy nhận xét sau:
– Chỉ giải thích được quá trình bị tiêu diệt của các giống loài không thích nghi được với môi trường sống (điều mà một đứa trẻ cũng có thể hiểu được).
– Không giải thích được sự sinh ra các giống loài mới theo hướng tiến hóa, đặc biệt là sự tiến hóa đến con người trong một khoảng thời gian quá ngắn của lịch sử hình thành vũ trụ và trái đất.
– Cấu tạo và chức năng của ADN, của tế bào, của các cơ thể sống, đặc biệt là con người là quá phức tạp và kỳ diệu đến mức không thể tưởng tượng nổi và không thể giải thích bằng quá trình đột biến chậm chạp của Darwin. Hơn nữa xác xuất hình thành con người gần như bằng không. Có thể khẳng định việc hình thành giống người là không thể qua con đường tiến hóa của Darwin.
– Vậy chúng ta phải tin vào việc đã có một bàn tay vô hình đã tạo nên vũ trụ và con người. Đây là cơ sở của các tôn giáo và các đức tin.
– Khoa học (của con người) dù có hiện đại đến mấy cũng không thể là chiếc chìa khóa duy nhất dùng để mở cánh cổng nhận thức của loài người.
– Nên phát triển cả khoa học và đức tin.
ThíchĐã thích bởi 1 người
Liệu các bằng chứng về thuyết Big Bang đã là đầy đủ? Hay vẫn còn chỗ cho lỗ hổng tồn tại, giống với 9 lỗ hổng của Thuyết Tiến hoá Darwin.
ThíchThích
Darwin cũng như Stepen Hawking – đều là những người theo chủ nghĩa Duy Vật Phụ thuộc mô hình, theo đó mô hình là những thứ hoàn toàn chỉ có trong trí óc con người , và người ta dựa vào những quan sát trong thực tế để kiểm nghiệm lại mô hình đó. Và do đó, không có một mô hình nào gọi là duy nhất mà mang tính đầy đủ và không mâu thuẫn cả. Thuyết tiến hóa của Darwin có đúng nhưng chỉ trong một phạm vi, môi trường tiến hóa của những sinh vật đơn giản và ta có thể quan sát được quá trình tiến hày bằng mắt thường, nhưng nếu xem nó như là một thuyết duy nhất, chính xác, để giải thích toàn bộ sự sống trên hành tinh này và đặc biệt là sự phức tạp đến mức kỳ diệu của con người thì đúng là ngây thơ và ấu trĩ.
Ta hãy xem Hawking kết hợp thuyết của Darwin sẽ đưa con người tiếp tục tiến hóa đến đâu? Tức là con người khi tiếp tục tiến hóa nữa thì sẽ thành con gì? ( Hawking là người theo chủ nghĩa Darwinism, ông xem thuyết tiến hóa là cơ chế duy nhất giải thích sự sống trên quả đất này)
Trước tiên ta hãy điểm sơ lược qua về lý thuyết của Darwin:
Nếu tôi có ba con bò sữa, nhưng chỉ có đủ cỏ để nuôi hai con. Tôi sẽ làm gì?
Đương nhiên tôi sẽ giết thịt một con, và đương nhiên là tôi sẽ giết con ít sữa nhất. Điều đó rất hợp lý, Vâng, đó là điều mà hàng nghìn năm nay con người đã làm.
Tiếp tục, Giả sử tôi muốn một trong hai con bò đẻ con, tôi sẽ chọn con nào? Đương nhiên tôi sẽ chọn con nào có nhiều sữa nhất vì nó sẽ dễ nuôi con hơn và con nó có thể sau này cũng sẽ cho nhiều sữa, điều này rất hợp lý.
Tiếp tục, Giả sử tôi có hai con chó săn, nhưng tôi phải bỏ một trong hai con, tôi sẽ giữ lại con nào? Dĩ nhiên là con nào giỏi săn mồi hơn sẽ được giữ lại.
Đấy chính là cách mà con người đã gây giống vật nuôi trong hơn mười nghìn năm qua. Những người nhân giống đã thực hiện một sự chọn lọc nhân tạo để bây giờ gà có thể đẻ trăm trứng một tuần, ngựa đã có thể chạy nhanh và mạnh mẽ hơn, cừu đã cho nhiều len hơn.
Darwin chỉ ra rằng không có hai con bò, hai con chó, hai con cừu nào là hoàn toàn giống nhau. Vậy là Darwin đã tự hỏi : Liệu trong thiên nhiên có cơ chế tương tự nào như vậy để thực hiện quá trình chọn lọc của mình?
Darwin vẫn chưa hình dung được sự chọn lọc đó xảy ra như thế nào. Trong cơ chế chọn lọc nhân tạo thì có thể thấy được chính con người thực hiện quá trình đó, nhưng trong tự nhiên thì Darwin vẫn đang mơ hồ về chơ chế này.
Cho đến khi ông đọc được một cuốn sách nhỏ của Thomas Malthus, một chuyên gia về dân số đã chỉ ra rằng “ Nếu không có những yếu tố hạn chế trong thiên nhiên thì một loài thực vật hoặc động vật duy nhất sẽ phát triển tràn ngập toàn bộ địa cầu. Nhưng vì có nhiều loài, nên chúng kìm giữ nhau trong trạng thái cân bằng sinh thái”. Ông tin rằng một số lớn sẽ phải chết trong cuộc đấu tranh sinh tồn.Do đó số sống sót để trưởng thành và duy trì nòi giống sẽ là những ai tỏ ra trội hơn trong cuộc đấu tranh sinh tồn.
Và đây là cơ chế mà Darwin đang tìm kiếm trong thiên nhiên. Chính là lời giải thích về sự tiến hóa sẽ xảy ra như thế nào. Đó là sự chọn lọc tự nhiên trong sự đấu tranh sinh tồn để cuối cùng hệ sinh thái sẽ được cân bằng.
Một cặp cá thể cha mẹ không bao giờ cho ra hai đứa con giống hệt nhau, luôn có một chút khác biệt. Hơn nữa, có những loài động vật và thực vật sinh sản bằng cách này chồi hoặc phân bào đơn giản.
Về căn bàn mọi sự sống và sự sinh sản là quá trình phân chia tế bào. Khi một tế bào phân đôi, hai tế bào giống hệt được tạo ra với các yếu tố di truyền y hệt tế bào ban đầu. Như vậy, ta nói rằng, khi phân bào, một tế bào sao chép chính mình.
Đôi khi những lỗi cực nhỏ xảy ra trong quá trình phân bào, do đó tế bào thu được sau khi sao chép không hoàn toàn giống tế bào mẹ. Theo thuật ngữ hiện đại, đây là một sự đột biến. Những đột biến có thể dẫn tới những thay đổi thể hiện trong hành vi cá thể. Trong thực tế, nhiều căn bệnh có nguyên nhân từ sự đột biến. Nhưng đôi khi đột biến có thể đem lại co cá thể một tính trạng tốt hơn bình thường, cần thiết để tự vệ trong cuộc đấu tranh sinh tồn.
Ví dụ như một cái cổ dài hơn, và cái cổ này lại thích hợp để ăn lá cây ở trên cao khi mà lá cây ở dưới thấp đã không còn nhiều, đây là một lợi thế sống sót.
Một ví dụ về sự can thiệp của con người vào môi trường tự nhiên , quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên lập tức sẽ xảy ra và có thể quan sát được.- Ví dụ người ta cố tiêu diệt sâu phá hoại bằng các loại thuốc trừ sâu. Ban đầu điều này cho kết quả tuyệt vời. Nhưng khi phun thuốc trừ sâu lên một cánh đồng, thực chất là ta đã gây ra một thảm họa môi trường đối với những con sâu bọ mà ta muốn diệt. Do những đột biến liên tục, một loại sâu bệnh mới có sức đề kháng với loại thuốc trừ sâu đó sẽ phát triển. Giờ thì những kẻ chiến thắng đó mặc sức hoành hành. Vậy là cuộc chiến chống sâu bệnh lại càng khó khăn hơn, mà lý do lại chính là sự cố gắng diệt trừ chúng của con người. Rõ ràng, những biến thể có sức đề kháng tốt nhất là những cá thể sống sót.
Nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ, còn một chuyện khác đáng suy nghĩ hơn. Ta cũng đang cố gắng chống lại những con vi khuẩn ăn bám trên cơ thể ta. Ta dùng penicillin hay các loại thuốc kháng sinh, và penicillin cũng là một loại thảm họa môi trường đối với những con vi khuẩn ăn bám này, ta đang làm cho một số con vi khuẩn có khả năng đề kháng, và do đó tạo ra một nhóm vi khuẩn mới khó chống lại hơn trước. Ta phải sử dụng loại thuốc kháng sinh mạnh hơn, mạnh hơn nữa, cho đến khi….có lẽ chúng sẽ chui ra từ miệng ta.
Rõ ràng sự tác động của con người vào tự nhiên đã tạo ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan rất nghiêm trọng, những con vi khuẩn càng trở nên hiểm độc hơn. Thời xưa, có nhiều trẻ em chết vì nhiều loại bệnh tật. Đôi khỉ chỉ một sô ít sống sót, nhưng đó là những đứa rất khỏe mạnh và miễn nhiễm.Còn ngày nay, theo một nghĩa nào đó, sự chọn lọc tự nhiên đã bị miễn nhiễm bởi y học hiện đại.Về lâu dài,cái đã giúp cá thể qua khỏi căn bệnh nặng có thể góp phần làm yếu đi sức đề kháng của cả loài người đối với một số căn bệnh nhất định. Tiềm năng đề kháng của con người càng ngày sẽ càng yếu đi, hay nói cách khác, loài người đang bị suy thoái đi về mặt thể chất, càng lúc càng trở nên yếu ớt trong khi dân số thì càng lúc càng tăng.
Trong khi y học đang đứng trước thế tiến thoái lưỡng nan như vậy, khoa học kỹ thuật lại phát triển như vũ bão kéo theo một loạt các hệ lụy về thiên tai, môi trường, đạo đức băng hoại…. Việc đặt con người lên vị trí cao nhất có thể sẽ dẫn đến sự hủy diệt cả quả đất này.
Trong 200 năm qua dân số phát triển theo hàm mũ, cứ 40 năm dân số lại tăng gấp đôi, các số đo khác về khoa học công nghệ và mức tiêu thụ điện cũng tăng theo hàm mũ nhưng nhanh hơn. Nếu như mọi thứ cứ tiếp tục tăng nhanh như hiện nay thì chỉ khoảng 600 năm nữa chúng ta sẽ không còn đất để mà nằm, mọi người đều phải đứng san sát, chen lấn nhau như trong một cuộc biểu tình vậy, và mức tiêu thụ điện lúc đó sẽ làm cho trái đất trông như một quả cầu lửa đỏ rực.
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra? Có thể chưa đến lúc đó loài người đã tự hủy diệt mình bởi những cuộc chiến tranh hạt nhân, hay thiên tai do sự mất cân bằng sinh thái, hoặc môi trường sống đã xuống cấp đến mức hàng loạt dịch bệnh xảy ra với cơ thể yếu ớt của con người đã không còn khả năng đề kháng sẽ giết chết toàn bộ nhân loại này. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra vì khi văn minh con người phát triển đến mức đó thì nó sẽ không ổn định và tự hủy diệt, cũng giống như trong vật lý có một câu phát biểu là “ mọi vật đều có xu hướng trở về mức năng lượng thấp hơn” – Vật ở trên cao ( thế năng cao) sẽ không ổn định và có xu hướng sẽ rơi xuống (thế năng thấp) để trở về mức năng lượng thấp hơn. Hay nói theo lý thuyết hỗn độn là mọi vật sẽ có xu hướng kém trật tự hơn.
Đứng trước tình hình này một nhà khoa học như Hawking sẽ nghĩ như thế nào? Và giải pháp của ông ta đề xuất sẽ như thế nào? Chúng ta hãy xem, khá là rùng rợn.( Những ý tưởng này trong quyển “The universe in anutshell” của ông)
Thay vì dừng lại và suy nghĩ, thì Hawking tiếp tục chọn con đường phóng lao là phải theo lao, đã trên thế cưỡi hổ rồi là chơi tới cùng, ông chọn con đường tiếp tục tiến hóa cho con người theo thuyết của Darwin để thích nghi với môi trường sống.
Ông thấy bằng cách nào đó, loài người cần hoàn thiện các năng lực trí tuệ và thể chất nếu phải đối phó với một thế giới xung quanh ngày càng phức tạp, và phải đáp ứng với những thách thức mới như du hành vũ trụ để tìm kiếm hành tinh phù hợp cho con người sinh sống trong tương lai.Con người cũng cần tăng độ phưc tạp của bản thân nếu muốn giữ cho hệ sinh học luôn đi trước các hệ điện tử.
Trước một thế giới ngày càng phức tạp như vậy mà quá trình tiến hóa sinh học của con người để thích nghi môi trường lại quá chậm chạp ( hoặc là chẳng có tiến hóa nào cả), chuỗi ADN của con người trong 10.000 năm qua không thấy có sự thay đổi nào. Với tình hình như vậy thì trước khi con người kịp đột biến được gì thì đã bị diệt vong toàn bộ. Hawking đề nghị chúng ta phải can thiệp vào quá trình tiến hóa sinh học chậm chạp này bằng quá trình tiến hóa nhân tạo. Ông thấy trí tuệ, sự hiểu biết của con người là chìa khóa của sự tồn tại của họ, hiện nay con người vẫn còn hiểu biết quá ít, bằng cách nào đó nếu có thể tạo ra những con người có bộ não thông minh, siêu việt thì lúc đó con người có thể quay ngược, thiết kế lại bản thân mình để thích nghi được với môi trường sống. ( Hiểu theo một cách nào đó ông muốn trở thành Chúa Trời)
Về mặt sinh học, Hawking cho rằng,giới hạn thông minh của loài người cho đến bây giờ vẫn được quyết định bởi kích thước của bộ não gói gọn bên trong một hộp sọ nhỏ bé có thể chui lọt lòng mẹ. Nhìn những đứa trẻ mới sinh ta thấy chúng phải khó khăn như thế nào để cái đầu nhỏ bé mới nhô ra được. Ông đề xuất phá bỏ giới hạn này trong 100 năm nữa bằng việc sinh sản những đứa trẻ bên ngoài cơ thể người, việc nuôi dưỡng những phôi thai bên ngoài cơ thể người sẽ cho phép con người có bộ não lớn hơn và thông minh hơn.
Tuy nhiên việc tăng kích thước não người bằng kỹ thuật di truyền cũng sẽ gặp vấn đề khó khăn là các chất hóa học truyền thông tin chịu trách nhiệm về hoạt động tinh thần lại chuyển động tương đối chậm. Nghĩa là, việc tăng hơn nữa độ phức tạp của bộ não sẽ bù lại bằng việc giảm tốc độ. Chúng ta hoặc sẽ nhanh trí, hoặc sẽ rất thông minh nhưng không thể cả hai.
Các mạch điện tử cũng gặp vấn đề y như bộ não người, tức là độ phức tạp tăng nhưng tốc độ cũng sẽ giảm, nhưng trong trường hợp này các tin hiệu là điện chuyển động với tốc độ ánh sáng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ các phân tử hóa học.
Một cách khác để tăng độ phức tạp cho bộ não mà vẫn duy trì được tốc độ là các mạch điện tử sẽ sao chép bộ não người. Tức bộ não người bây giờ sẽ là giao diện sinh học-điện tử, trong đó con người vừa thông minh, vừa sáng tạo mà vừa tính toán nhanh như một cái máy tính. Các nơtron được cấy ghép sẽ làm tăng trí nhớ và dung lượng thông tin trọn gói, bây giờ con người có thể nhớ nội dung cả một cuốn sách chỉ với một lần đọc qua hoặc sẽ nắm bắt được đầy đủ một ngôn ngữ chỉ sau vài phút học. Hay nói cách khác, bộ não bấy giờ sẽ là bộ não siêu việt.
Với bộ não siêu việt như vậy, con người lúc đó sẽ quay trở lại thiết kế lại chuỗi phân ADN của chính bản thân mình mà không cần đến quá trình tiến hóa sinh học chậm chạp. Các đột biến ADN làm cho con người có thể thích nghi hoặc sống thoải mái với môi trường đầy tia X, môi trường chất độc hoặc có thể sống trong bóng đêm mà không cần ánh sáng…
Một loài người mới sẽ được chính con người thiết kế lại và những vấn đề đạo đưc mới sẽ được đặt ra.
Một viễn cảnh khá rùng rợn cho nhân loại ( Nhưng Hawking xem đây sẽ là quá trình tất yếu và bình thường ), cá nhân tôi không xem đây là tiến hóa mà là thoái hóa của loài người.
Cuối cùng, đối với tôi thuyết Darwin có đúng, nhưng chỉ trong những môi trường tiến hóa nhất định những sinh vật với bộ não đơn giản hơn nhiều so với con người, không thể áp dụng cho toàn bộ sự sống trên hành tinh này như là một lý thuyết tối hậu về sự sống được, đặc biệt là con người với sự phức tạp kỳ diệu như thế. Điều này cũng giống như cơ học Newton chỉ áp dụng được cho những quy luật thường ngày, những vật vĩ mô và chuyển động chậm hơn nhiều so với ánh sáng, Khi vật chuyển động với vận tốc gần ánh sáng phải dùng thuyết của Enstein , và đối với thế giới vi mô lại phải dùng thuyết lượng tử vậy. Và giả sử tiến hóa có xảy ra như những người Darwinism tin tưởng, thì cũng dễ thấy rằng quá trình tiến hóa này diễn ra có định hướng. Suốt dọc thời gian, các loài động vật đã tiến hóa về phía các hệ thồng thần kinh ngày càng phức tạp để cuối cùng hoàn thiện đến mức có thể nhận thức được bản thân và sự tồn tại của mình, hàng đêm nhìn lên bầu trời để tìm kiếm lại nguồn gốc của mình. Cá nhân tôi không nghĩ rằng chuyện đó chỉ là ngẫu nhiên.
Sẽ là ấu trĩ và vô đạo đức nếu như xem Thuyết tiến hóa như là lý thuyết tối hậu về sự sống, và ép buộc con người phải tiến hóa theo thuyết này, nếu không tiến hóa được thì cũng phải ép cho nó tiến hóa như những ý tưởng lệch lạc của Hawking bên trên. Nếu ta tìm hiểu thêm ,Hawking còn vẽ ra một viễn cảnh trường sinh bất tử cho con người nữa kìa.
Bản thân tôi cũng rất nể phục trí thông minh của Stephen Hawking (nhưng đối với tôi ông đã có sự nhầm lẫn) , nếu ai có xem qua các sách của ông đã xuất bản đều thấy rằng ông có một niềm tin sâu sắc vào sự không tồn tại một Đức Chúa Trời, chính điều này làm cho tôi cố tìm hiểu ông. Không như những nhà bác học tiền bối như Đề các, Newton..- những người không thấy có sự mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học, những khám phá khoa học mới đều làm sáng danh cho sự tồn tại một Thiên Chúa. Stephen Hawking không tin Thiên Chúa. Theo tôi, điều này là do một cú sốc tâm lý quá nặng ảnh hưởng đến ông thời còn trẻ, vào năm 21 tuổi ,khi tuổi trẻ đang tràn trề sức sống, sắp sửa kết hôn ,tương lai sáng lạng thì tại họa bỗng ập xuống đầu khi bác sỹ thông báo ông bị một chứng bệnh nan y và chỉ sống được khoảng 3 năm nữa. Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí ông ta để cảm nhận nó như thế nào? Bầu trời sụp đổ, mọi niềm tin đều sẽ mất hết, nếu Thiên Chúa tồn tại ,sao lại giáng tai họa này xuống đầu ông? Điều này quá bất công, ông thật sự đã suy sụp toàn bộ ,nhưng khi nhìn thấy một đứa trẻ trong bệnh viện đang chống chọi với căn bệnh ung thư máu, ông cảm thấy mình còn may mắn hơn rất nhiều, và nghị lực của ông đã chiến thắng bệnh tật , ông nghĩ rằng chẳng có Thiên Chúa nào giúp ông mà chỉ có ý chí của ông giúp vượt qua vực thẳm.- Cá nhân tôi xem đây là lúc ông nhầm lẫn. Nếu như Hawking có đọc Kinh Thánh hẳn ông sẽ hiểu trường hợp của mình cũng đã được chúa Jesus nhắc đến. Trong Kinh Thánh chúa Jesus đã nhiều lần làm phép lạ chữa khỏi nhiều bệnh, và mỗi khi chữa lành bệnh, Chúa không bao giờ khẳng định là mình chữa bệnh, những lần đó Chúa đều nói một câu rất rõ ràng “ CHÍNH NIỀM TIN CỦA ANH ĐÃ CỨU LẤY ANH” ( Đây chính là phép lạ mà chúa đã ban cho con người). Đây cũng chính là phép lạ trong Y học, khi mà mọi thứ ở trần gian nãy đã bó tay thì chỉ có Niềm tin mãnh liệt chiến thắng bệnh tật, nghị lực vượt qua vực thẳm của chính bệnh bệnh nhân là cứu sống được bệnh nhân.
Stephen Hawking cũng giống như một người con hoang đàng bị thất lạc trong Kinh Thánh nhắc đến, người cha luôn ngày đêm mong chờ đứa con sẽ quay trở về, lúc đó sẽ là tin mừng, là niềm vui tràn ngập. Nếu ai là là những người tín hữu công giáo chân chính, hãy cùng nhau cầu nguyện cho ông ấy mau tỉnh ngộ, nhận ra được Thiên Chúa là chân của sự sống, là người cha luôn dang rộng vòng tay chờ đợi đứa con quay về.
Và cá nhân tôi cũng có một niềm tin sâu sắc rằng chẳng bao lâu nữa Stephen Hawking sẽ giác ngộ được.
Có một câu hỏi cũng là lý do mà những người vô thần không tin Thiên Chúa hay hỏi đó là : “Nếu Thiên Chúa là đấng toàn năng và bác ái tồn tại, thế thì tại sao thế gian này lại có quá nhiều điều ác, có quá nhiều sự bất hạnh và bất công xảy ra ở khắp nơi ?” và do đó họ khẳng định “ Không có Thiên Chúa”
Trước khi trả lời tôi xin hỏi lại một câu “ Có bao giờ bạn xem một quyển tiểu thuyết, một bộ phim trong đó tác giả xây dựng nhiều lớp nhân vật, một xã hội trong tiểu thuyết cũng lắm bất công, lắm cái ác, lắm bất hạnh, lắm âm mưu và thủ đoạn đến mức người đọc cũng phải đồng cảm rung động và rớt nước mắt chưa? Tôi chắc hẳn chúng ta ai cũng đã ít nhất một lần như vậy. Nhưng khi kết thúc, xếp sách lại mọi thứ lại được phơi bày ra chỉ là hư cấu.
Có ai đã từng thấy trong tiểu thuyết, nhân vật lại trách ngược lại tác giả, tại sao để tôi bất hạnh thế này ? lại để lắm bất công xảy ra cho tôi như vậy chưa? Đương nhiên là không, vì tất cả chỉ là hư cấu, tác giả muốn viết như thế nào thì viết, tùy ý theo định hướng và mục đích của tác giả hoặc đạo diễn.
Cuộc đời này cũng vậy, nếu chỉ gói gọn trong bốn chứ Sinh, Lão, Bệnh, Tử rồi kết thúc thì lắm bất công ở cuộc đời này rồi sẽ đi đâu? Làm sao chúng ta biết chắc rằng mình không phải chỉ là ý tưởng, ý niệm hay chỉ là những nhân vật hư cấu của ai đó?
Nên nhớ về mặt triết học thực chứng, không thể chứng minh cuộc đời này là thật hay là ảo ( Tức là xác suất cuộc đời này là thật và ảo là như nhau), cũng như không thể chứng minh được cuộc sống trong giấc mơ và cuộc sống trong đời thực cái nào thực hơn.
Có thể những câu khẳng định của những người vô thần bây giờ đã trở thành những câu nghi vấn, nhưng những câu nghi vấn này đối những nhà thần học từ lâu đã được giải quyết bằng sự thấu hiểu và giác ngộ, bằng sự soi sáng của Chúa Thánh Linh. Hãy tin tưởng vào cuộc sống đời sau vì kiếp này chỉ vài lần chớp mắt, khi quay lại thì đời mình đã xanh rêu, chỉ là ảo ảnh.
ThíchThích
lamhoangau:( Có ai đã từng thấy trong tiểu thuyết, nhân vật lại trách ngược lại tác giả, tại sao để tôi bất hạnh thế này ? lại để lắm bất công xảy ra cho tôi như vậy chưa? Đương nhiên là không, vì tất cả chỉ là hư cấu, tác giả muốn viết như thế nào thì viết, tùy ý theo định hướng và mục đích của tác giả hoặc đạo diễn.)
Tất cả nhân vật chỉ là hư cấu ư? (đó là chỉ đối với Ông Tác giả thôi). Còn với nhân vật trong Tiểu thuyết thì mọi bất hạnh, đau khổ đều là thật cả. (thật là trớ trêu, mặc cho tạo hoá xoay vần…(chỉ muốn khóc thôi, hu hu….!!!!))
ThíchThích
Đúng như bạn nói, chúng ta (con người, các nhân vật…) là có ý chí tự do đối với nhau, họ nói, hành động độc lập đối với nhau và không ai đoán trước được họ sẽ nói gì, làm gì, mọi việc sẽ ra sao. Nhưng, đối với Thượng Đế ( tạo hóa, tác giả..) thì tương lai chúng ta như thế nào thì Ngài đã biết trước cả rồi, đều nằm trong chương trình của Ngài cả rồi. Thời gian tồn tại đối với chúng ta nhưng chưa chắc đã tồn tại đối với Thượng Đế, một tháng, một năm, một tỷ năm chúng ta đã trải qua nhưng Ngài không cần trải qua khoảng thời gian đó.
Toàn bộ là một câu chuyện về vũ trụ, về loài người mà Thượng Đế là đấng Sáng tạo. Nhưng với mục đích là gì? Qua câu chuyện này Ngài muốn dạy chúng ta một bài học vô cùng lớn và tối hậu. Tại sao Thượng Đế lại phải hạ thấp mình vì loài người? Ngài đã rửa chân cho các môn đệ của mình như một người tôi tớ, tại sao Thượng Đế lại phải bị lột trần truồng, lôi xềnh xệch ngoài đường để người ta quất roi, hành hạ, sỉ nhục, chịu khổ hình, đóng đinh câu rút trên thập tự? Tại sao? Tại sao lại như vậy? Ngài muốn chúng ta phải học được bài học gì về hành động này? Chỉ một điều duy nhất Đó là TÌNH YÊU.
Là Thượng Đế, vì Tình yêu con người mà Ngài đã làm như vậy. ( Chúng ta không tự xóa tội cho mình được “Người Êthiôbi có thể đổi được da mình, hay là con beo đổi được vằn nó chăng?” ( Giêrêmi 13:23).nói theo toán học là con người không thể tự quy chiếu cho mình được). Ngài đã yêu thương con người như vậy, vậy con người chúng ta phải biết yêu thương nhau. Đó là Tình Yêu.- Đó là bài học tối hậu.
Vậy, sự phục sinh, cuộc sống đời sau sẽ với xuất phát điểm là sẽ là Tình Yêu, không phải xuất phát điểm là tội lỗi như đời này nữa. Ai đã ngộ bài học này, tình yêu đã ngấm vào máu sẽ phục sinh cùng với tình yêu là khởi điểm, đó sẽ là những người Chúa chọn đi tiếp với Ngài với quyển sách mới với tựa đề là “Thiên Đường”, khi quyển sách “Loài người” kết thúc vào ngày phán xét.
ThíchThích
Ngày phán xét theo của bạn, theo như kinh thánh thì nó đã xảy ra khi thánh Phêdro còn sống cơ, hay là 1 ngày khác?
ThíchThích
Bài viết hay. Thuyết tiến hóa của Darwin chỉ là viết theo lối tư duy,duy vật của ông và không có gì xác thực là đúng vì chỉ có Thượng Đế Đấng Toàn Năng an bày,sắp đặt mọi sự,vì ý tưởng của Ngài cao siêu ,vượt xa hơn con người trăm ngàn lần
ThíchThích
theo thuyết cạnh tranh sinh tồn thì cái ác thắng cái thiện, thật khó mà chấp nhận.
ThíchĐã thích bởi 1 người
Cảm ơn bạn Trần Nguyên đã thể hiện một thái độ rõ ràng đối với tính phi nhân bản và phản văn hóa của học thuyết Darwin bằng một ý kiến ngắn gọn nhưng rất chính xác: “theo thuyết cạnh tranh sinh tồn thì cái ác thắng cái thiện, thật khó mà chấp nhận”.
Vậy mà những người ủng hộ thuyết tiến hóa tảng lờ chỗ kém đó. Họ không dám đụng đến vấn đề này, không bình luận, vì càng bình luận càng nguy. Họ hướng tâm sự chú ý của mọi người vào những vấn đề rắm rối phức tạp với những chữ nghĩa lủng củng hàn lâm làm cho những người yếu bóng vía tưởng họ có trình độ khoa học cao siêu lắm. Thế là cái gọi là “tiến hóa” này tiếp tục được dịp lòe bịp mọi người. Đó là một thảm họa của khoa học và của nhận thức, thể hiện chính xác nhận định của Einstein rằng “cái ngu của con người là vô hạn”.
Thực ra ý kiến của bạn Trần Nguyên hoàn toàn phù hợp với ý kiến của Lý Tôn Ngô, một học giả Trung Hoa đầu thế kỷ 20 (xem bài “Một học giả Đông phương phê phán Darwin” trên PVHg’s Home ngày 12/08/2015).
Darwin rất kém về nhận thức khi chỉ nhìn thấy cạnh tranh để sinh tồn mà không thấy hợp tác để sinh tồn, và đặc biệt không thấy tính đa dạng và cân bằng sinh thái là một quy luật của sự phát triển. Nếu chỉ có cạnh tranh để sinh tồn theo quy luật mạnh được yếu thua thì thế giới sinh học ắt phải thu hẹp dần và cuối cùng chỉ còn một con vật khỏe nhất. Vậy có thể thấy thuyết tiến hóa là nhảm nhí tột độ, và thực tế đã bị chủ nghĩa quốc xã Đức tận dụng triệt để để thực hiện những hành vi diệt chủng.
Nhưng những người mê thuyết tiến hóa cố tình nhắm mắt trước sự thật quá rõ ràng này. Họ đổ tội cho những kẻ ứng dụng sai học thuyết Darwin, thay vì chính học thuyết Darwin sai.
Học thuyết này còn khó chấp nhận ở nhiều điểm khác. Chẳng hạn như nhận định cho rằng phụ nữ kém tiến hóa hơn so với nam giới. Gần đây họ còn cố chứng minh điều này bằng sinh học phân tử. Vậy mà có rất nhiều “nhà khoa học” tin vào những quan điểm rẻ tiền như thế đấy.
Đó là lý do tôi phải cám ơn bạn Trần Nguyên.
PVHg
ThíchThích
Pingback: 9 lý do chứng minh thuyết tiến hóa của Darwin sai - Trí Thức Việt Nam
Pingback: 9 lý do chứng minh thuyết tiến hóa của Darwin sai « Hòa Minh Tân
Pingback: 9 lý do chứng minh thuyết tiến hóa của Darwin sai | Nhận thức là một quá trình...
Pingback: Hawking kết hợp thuyết của Darwin sẽ đưa con người tiếp tục tiến hóa đến đâu? – Triết Học Đường Phố 2.0
Cái thuyết tiến hóa này là suy diễn bậy bạ linh tinh tuyệt đối không có bằng chứng (ngoài đồ dỏm) và người ta áp dụng nó vào xã hội gây ra bao nhiêu thống khổ cho mọi người.
ThíchĐã thích bởi 1 người
Tôi không theo đạo Thiên Chúa, nhưng cũng muốn dẫn lời 1 câu mà tôi đã đọc được , “một chút khoa học làm người ta rời xa Chúa, nhưng nhiều khoa học làm con người ta quay về bên Chúa” . Điều bạn yêu cầu tác giả giải thích xem Chúa từ đâu đến, bản chất của Chúa là gì … nó ngô nghê như câu hỏi vô tri của 1 đứa trẻ. Chắc bạn không biết gì về về nguyên lý bất toàn của Godel ! Bạn chỉ là người thường thuộc tầng thứ này, thì bạn có những giới hạn về nhận thức mà không bao giờ vượt qua được. Bạn đã dẫn giáo lý của Phật pháp, thì tôi cũng dẫn tiếp lời của Đức Phật, đó là những gì ta biết nhiều như lá trong rừng, nhưng những điều ta giảng chỉ trong lòng bàn tay này mà thôi. Điều bạn hỏi về Chúa, tôi và Đức Phật đều biết, nhưng giảng ra cho bạn làm gì, bởi điều đó là vô nghĩa, bạn đâu có thể hiểu được. Vô nghĩa giống như việc bạn đi giảng kinh Phật cho 1 con kiến nghe vậy ? Thân ái !
ThíchThích
Pingback: 9 lý do chứng minh thuyết tiến hóa của Darwin sai – AB Blog