Time Illusion / Ảo ảnh thời gian

Có một lực bí ẩn nào đó đã buộc chặt tâm lý của chúng ta vào chiều thời gian nên làm cho chúng ta cảm thấy chiều này khác biệt với 3 chiều kia của không-thời-gian 4 chiều: trong khi trên 3 chiều kia ta có thể di chuyển theo các hướng tuỳ ý thì trên chiều thứ tư ta chỉ có thể di chuyển theo một hướng nhất định. Nhưng thực ra chiều thứ tư chẳng khác gì 3 chiều kia, vấn đề là làm sao thoát khỏi cái lực tâm lý bí ẩn trói buộc ta vào đó… thực ra ngay cả những chiều không gian cũng bị cản trở, chẳng hạn lực hấp dẫn cản trở chúng ta di chuyển lên trên cao. Muốn lên cao, ta phải thắng lực hấp dẫn của trái đất. Vậy hoàn toàn tương tự, nếu có cách nào đó thắng được lực tâm lý bí ẩn trói buộc ta vào chiều thứ tư thì ta cũng có thể tự do di chuyển ngược hoặc xuôi trên chiều này, tức là có thể trở về quá khứ hoặc vượt tới tương lai.

Việc khó nhất trong mọi việc là tìm con mèo đen trong buồng tối, đặc biệt nếu trong căn buồng chẳng có con mèo nào cả”. Đó là lời của Khổng tử mà Julian Barbour đã dẫn trong cuốn “Sự cáo chung của thời gian[1], nhằm gửi đến chúng ta một thông điệp mới của khoa học: Thời gian thật ra chỉ là một ảo ảnh. Thời gian không tồn tại. Vũ trụ là phi thời gian (universe is timeless). Vì thế trả lời câu hỏi thời gian là gì cũng khó như đi tìm con mèo trong câu nói của vị thánh nhân đông phương !

Nói là mới nhưng thực ra điều này đã được Albert Einstein nói đến từ lâu. Vả lại, một lý thuyết về vũ trụ do nhà toán học trứ danh Kurt Godel công bố từ năm 1948 cũng đã cho thấy khả năng thời gian trôi ngược có thể là một hiện thực! Dù cho những tư tưởng mới lạ này có vẻ kỳ quặc đến mấy đi chăng nữa thì nó đã và đang là một đề tài nghiên cứu lớn của khoa học.

Nhưng thưa bạn đọc, thật là thích thú để nói với bạn rằng không phải khoa học, mà chính văn học đã sáng tạo ra đề tài đó:

Năm 1895, lần đầu tiên trong lịch sử nhận thức tây phương, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Chiếc máy thời gian” (The Time Machine) của Herbert George Wells đã phá bỏ cái khung thời gian từ hàng ngàn đời nay để cho phép con người du hành xuyên thời gian đến bất kỳ một thời điểm nào trong quá khứ hoặc tương lai. Kể từ đó, khả năng Du Hành Xuyên Thời Gian (Time Travel) trở thành một đề tài ngày càng thu hút sự chú ý của cả khoa học lẫn văn chương nghệ thuật.

Chính trong sự chú ý đó, người tây phương đã giật mình sửng sốt khi biết rằng từ hàng ngàn năm trước, bằng con đường trực giác thông qua phép tu thiền, các nhà đạo học đông phương cũng đã từng khám phá ra chính những bí ẩn của thời gian mà hôm nay nền văn minh tây phương mới đang bắt đầu.

Kể lại câu chuyện ảo ảnh thời gian, tôi muốn cùng bạn đọc chiêm nghiệm câu ngạn ngữ “Tư tưởng lớn gặp nhau” (Les grands esprits se rencontrent). Nhưng đặc biệt để cùng suy ngẫm về một nhận định mà Henri Bergson, một triết gia nổi tiếng từng đoạt Giải Nobel văn chương năm 1927, từ lâu đã lưu ý : “Chính trực giác có sẵn nơi lương tri của bạn giúp bạn nhận thức được sự thật chứ không phải hệ thống các lý thuyết uyên bác”.

1-Từ Mr Why đến lý thuyết thời gian trôi ngược :

Kurt Godel sinh năm 1906 tại Moravia thuộc Đế quốc Áo-Hung, nay là thành phố Brno thuộc Cộng Hoà Tiệp. Lúc nhỏ, cậu bé Godel được thầy giáo và bạn bè gọi bằng biệt danh “Mr Why”, vì cậu có quá nhiều câu hỏi “tại sao”. Năm 26 tuổi, “Ông Tại Sao” làm rung chuyển thế giới vì công bố Định Lý Bất Toàn (Theorem of Incompleteness) – một định lý khẳng định rằng tồn tại những chân lý toán học không thể bác bỏ nhưng cũng không thể chứng minh. Định lý này cùng với Thuyết Tương Đối của Einstein và Cơ Học Lượng Tử của Heisenberg được coi là ba phát minh vĩ đại nhất trong thế kỷ 20 vì chúng đều chứng tỏ nhận thức khoa học mang tính tương đối và có giới hạn. Từ đó tiếng tăm của Godel nổi như cồn và trở thành lý do để năm 1940 người Mỹ mời ông đảm nhiệm một ghế giáo sư toán học tại Viện Nghiên Cứu Cao Cấp (Institute of Advanced Study) thuộc Đại học Princeton, nơi Albert Einstein cũng đang giữ một ghế giáo sư vật lý.

Bất chấp chênh lệch lớn về tuổi tác, Einstein hơn Godel  27 tuổi, hai nhân vật kiệt xuất này đã nhanh chóng trở thành đôi bạn tri kỷ vong niên. Tạp chí Discover tháng 03.2002 viết: “Tầm vóc vĩ đại trong công trình nghiên cứu của cả Einstein lẫn Godel làm cho cả hai trở nên cô đơn, vì thế họ đã nhanh chóng tìm đến nhau để trao đổi những điều mà họ không thể chia sẻ với bất kỳ ai khác được”. Einstein một lần nói với Oskar Morgenstern, một trong hai đồng tác giả của Lý Thuyết Trò Chơi (Game Theory) rằng ông đến trường đại học chỉ cốt để gặp Godel (!). Ngược lại, Godel viết thư cho mẹ khoe rằng đã đến thăm Einstein tại nhà riêng, một điều rất trái với thói quen của Einstein xưa nay chẳng tiếp ai ở nhà bao giờ. Tình bạn thân thiết ấy kéo dài mãi cho đến khi Einstein mất (1955), và đem lại kết quả là một lý thuyết lớn trong khoa học: Lý thuyết Vũ trụ Quay tròn (Theory of Rotating Universe) được Godel công bố năm 1948.

Khi tập trung vào nghiên cứu Thuyết Tương đối, bản chất tò mò của “Mr Why” đã giúp Godel nhận thấy có điều gì đó chưa ổn. Theo Thuyết Tương đối Hẹp, thời gian là tương đối, phụ thuộc vào tốc độ của chuyển động, chuyển động càng nhanh thời gian trôi càng chậm. Nhưng từ Thuyết Tương đối Tổng quát, các nhà vật lý lại có thể xây dựng nên một mô hình vũ trụ dãn nở (sau này trở thành Lý thuyết Big Bang), trong đó có thể tính được tuổi của vũ trụ (khoảng 14 tỷ năm, theo số liệu hiện nay). Tuổi vũ trụ là một thời gian tuyệt đối, không phụ thuộc vào bạn hay vào tôi. Điều này không ăn khớp với tính tương đối của thời gian trong Thuyết Tương đối Hẹp. Để tìm một mô hình vũ trụ trong đó thời gian của toàn bộ vũ trụ cũng mang tính tương đối, Godel quyết định giải lại phương trình trường của Thuyết Tương đối Tổng quát. Kết quả thật bất ngờ: Nghiệm tìm được tương ứng với một vũ trụ quay tròn xung quanh trục, trong đó thời gian có thể trôi ngược! Thật vậy, khi vũ trụ này quay, nó kéo theo sự chuyển động của toàn bộ không-thời-gian 4 chiều, tạo ra những vòng xoáy thời gian khép kín. Trong tiểu sử của Godel do Marshall Cavendish xuất bản năm 1998, có đoạn viết: “Một đặc trưng đặc biệt của các nghiệm của Godel là ở chỗ chúng cho thấy những vòng xoáy thời gian khép kín là có thể có”. Nếu thời gian biến thiên trên một vòng tròn khép kín thì có nghĩa là một lúc nào đó nó có thể trở lại điểm ban đầu, có nghĩa là trở về quá khứ !

Liệu vũ trụ của Godel có phải là vũ trụ của chúng ta hay không? Điều này đến nay vẫn là một ẩn số lớn của khoa học. Có điều là chưa ai bác bỏ được các suy diễn và chứng minh của Godel. Đến nay lý thuyết này vẫn đứng sừng sững trong khoa học như một thách đố.

Bản thân Einstein nghĩ gì về kết quả này? Hãy nghe Oskar Morgenstern tiết lộ năm 1972: “Einstein nói với tôi rằng công trình của Godel là công trình quan trọng nhất về lý thuyết tương đối kể từ sau khi các thuyết tương đối của chính ông được công bố”. Điều này không làm mấy ai ngạc nhiên. Có thể tin rằng Einstein đã gây ảnh hưởng nhiều lên Godel trong mối quan hệ tri kỷ kéo dài trong nhiều năm giữa hai người. Thậm chí có thể nghĩ rằng tư tưởng trong công trình của Godel chính là tư tưởng của Einstein. Điều này có thể nhận thấy trong những trang viết triết học của Einstein vào cuối đời: “Đối với những nhà vật lý có niềm tin như chúng tôi, sự phân biệt quá khứ, hiện tại, tương lai chỉ là một ảo ảnh”.

Nhưng dù tin tưởng vào thiên tài của Einstein và Godel, tôi (người viết bài này) vẫn không sao hình dung nổi khái niệm ảo ảnh thời gian một cách cụ thể bằng trực giác. Chính lúc khó khăn đó tôi “vớ” được “Chiếc máy thời gian” của Herbert George Wells. Không ngờ một cuốn sách văn học lại giúp tôi hiểu được một vấn đề khoa học cao siêu trừu tượng một cách sinh động dễ hiểu đến như thế.

2-Du Hành Xuyên Thời Gian:

Theo Wells, khi ta nói trở về quá khứ, hay đi tới tương lai thì chẳng qua là ta sử dụng một lối nói quen thuộc để diễn tả sự di chuyển từ điểm này đến điểm khác theo chiều thư tư của không-thời-gian 4 chiều mà thôi. Wells cho rằng có một lực bí ẩn nào đó đã buộc chặt tâm lý của chúng ta vào chiều thứ tư này nên làm cho chúng ta cảm thấy chiều này khác biệt với 3 chiều kia: trong khi trên 3 chiều kia ta có thể di chuyển theo các hướng tuỳ ý thì trên chiều thứ tư ta chỉ có thể di chuyển theo một hướng nhất định. Nhưng thực ra chiều thứ tư chẳng khác gì 3 chiều kia, Wells nói, vấn đề là làm sao thoát khỏi cái lực tâm lý bí ẩn trói buộc ta vào đó. Wells tỏ ra rất sắc sảo khi lưu ý rằng thực ra ngay cả những chiều không gian cũng bị cản trở, chẳng hạn lực hấp dẫn cản trở chúng ta di chuyển lên trên cao. Muốn lên cao, ta phải thắng lực hấp dẫn của trái đất. Vậy hoàn toàn tương tự, nếu có cách nào đó thắng được lực tâm lý bí ẩn trói buộc ta vào chiều thứ tư thì ta cũng có thể tự do di chuyển ngược hoặc xuôi trên chiều này, tức là có thể trở về quá khứ hoặc vượt tới tương lai.

Đối với cảm giác thông thường, quá khứ đã trôi qua là cái gì đó đã biến mất khỏi thế gian này, chỉ còn lưu lại trong ký ức và kỷ niệm để các nhạc sĩ viết những bản nhạc hoài cảm hay các nhà thơ viết những vần thơ lưu luyến mà thôi. Điều này không đúng! Với Wells, cái đã xẩy ra và cái sẽ xẩy ra luôn luôn tồn tại đồng thời với cái đang xẩy ra. Giống như bạn đang đi trên đường từ Hànội đến Sydney, trong khi bạn chưa tới Sydney thì Sydney vẫn cứ tồn tại. Vậy nếu bạn có thể đi từ hiện tại về quá khứ, thì dù bạn có tới quá khứ hay không, quá khứ vẫn cứ đang tồn tại! Có nghĩa là ông bà tổ tiên chúng ta vẫn đang ngồi chơi ở đâu đó, ta có thể đến chỗ đó để thăm các cụ, vấn đề là phải biết rõ các cụ đang ngồi ở đâu, và quan trọng hơn, phải có cách nào để thắng được cái lực tâm lý bí ẩn trói buộc chúng ta vào hiện tại. Để phơi bầy toàn bộ hiện tại, quá khứ, tương lai ra cùng một lúc, làm rõ sự hiện hữu đồng thời của cả quá khứ, hiện tại, tương lai, Wells đã đưa ra một cách mô tả vô cùng sinh động như sau:

Giả sử bạn có hàng vạn tấm hình chụp vũ trụ trong hàng vạn thời điểm khác nhau. Nếu các tấm hình đó nối liền liên tiếp với nhau như một cuộn phim và  đem chiếu lên màn ảnh, bạn sẽ thấy vũ trụ biến đổi theo thời gian, đúng như các cuốn phim khoa học vũ trụ mà chúng ta vẫn xem. Trong khi xem phim, bạn chỉ nhìn thấy vũ trụ trong từng thời điểm. Hình đang nhìn thấy được gọi là vũ trụ hiện tại. Hình đã thấy là vũ trụ quá khứ. Hình chưa thấy là vũ trụ tương lai. Nhưng nếu bây giờ không xếp các tấm hình nối liền với nhau thành cuộn phim, mà xếp tất cả chúng lên mặt bàn, không quan tâm đến thứ tự trước sau của các tấm hình đó. Khi đó tập hợp toàn bộ các tấm hình trên mặt bàn sẽ tạo nên một bức tranh mà ta gọi là vũ trụ tổng thể, trong đó vũ trụ quá khứ, hiện tại, tương lai đều hiện hữu cùng một lúc. Nói cách khác, vũ trụ tổng thể không có thời gian!

Từ đó đi đến kết luận quan trọng sau đây:

Vũ trụ tổng thể là vũ trụ thật, còn vũ trụ mà ta nhìn thấy chỉ là vũ trụ tức thời, hoặc có thể gọi là một mặt cắt của vũ trụ thật mà thôi.

Liệu loài người có thể thắng được lực tâm lý bí ẩn trói buộc ta vào chiều thời gian để chứng kiến vũ trụ tổng thể  hay  không? Wells tuyên bố: Có, có thể, một ngày nào đó khoa học sẽ làm được điều này!

Cái mà Wells nói là khoa học sẽ làm thì Đạo học Đông phương đã làm rồi. Từ xa xưa, bằng con đường trực giác thiền định, các nhà đạo học đông phương đã đạt tới linh ảnh (vision), cho phép chứng kiến vũ trụ tổng thể phi thời gian.

3-Từ trực giác đến Đạo học Đông phương :

Trong cuốn “Đạo của vật lý”[2], Fritjof Capra viết:

Mặt khác, các nhà đạo học đông phương khẳng định rằng họ có thể thực sự chứng thực quy mô toàn thể của không-thời-gian, trong đó thời gian không còn trôi chẩy nữa. Vì thế, thiền sư Dogen nói: “Đa số mọi người tin rằng thời gian trôi đi; nhưng thật ra nó đứng nguyên ở đó. Quan niệm về sự trôi chẩy này có thể được gọi là thời gian, nhưng đó là một quan niệm không chính xác…”. Nhiều bậc thầy đông phương nhấn mạnh rằng tư tưởng phải sinh ra trong thời gian nhưng linh ảnh có thể vượt thời gian. Linh ảnh, Govinda nói, nhẩy lên một không gian nhiều chiều hơn và do đó nó phi thời gian”.

Nói một cách dễ hiểu, các nhà Đạo học Đông phương, khi tu luyện để đạt tới trạng thái “ngộ”, các vị ấy có được cái nhìn tổng thể xuyên suốt đối với không-thời-gian 4 chiều, y như chúng ta nhìn thấy bức tranh toàn bộ các tấm hình bầy trên mặt bàn như Wells đã mô tả. Với tư duy đông phương, mỗi tấm hình là một vi trần, tức một khoảnh khắc (moment), nhưng tích tụ hàng tỷ tỷ các vi trần sẽ tạo nên thế giới, thế giới ấy không bận tâm đến từng vi trần nữa. Điều này giống như tổng vô hạn các vi phân làm nên một tích phân trong toán học. Trong tích phân ấy, thứ tự trước sau của các vi phân không còn có ý nghĩa nữa.

Ngày xưa, khi mới tiếp xúc với các nguyên lý đông học, nhiều lúc tôi không hiểu, thậm chí nghi ngờ. Tôi coi đó là một khoa học “mờ”, thiếu chính xác, không thuyết phục, vì thiếu sự chứng minh logic chặt chẽ. Nhưng dần dà tôi vỡ nhẽ ra rằng đó là nhận thức ấu trĩ. Nguyên nhân một phần vì thiếu kinh nghiệm, phần khác do chịu ảnh hưởng quá nặng tinh thần của chủ nghĩa duy lý (rationalism) Descartes và tất định luận (determinism) Laplace. Những học thuyết này đòi hỏi luận lý logic như là điều ắt phải có của một khoa học, và cho rằng đó là con đường duy nhất đúng và bách chiến bách thắng để khám phá sự thật. Nhưng Cơ học Lượng tử và Định lý Bất toàn đã giáng một đòn chỉ tử vào các chủ nghĩa này, chứng minh rằng nhận thức khoa học không đủ để khám phá mọi sự thật. Điều đó làm sáng tỏ vai trò và ý nghĩa của trực giác như một phương tiện định hướng khám phá sự thật, như một chiếc máy cảm ứng dò tìm tuyệt vời mà tạo hoá đã lắp vào bộ óc chúng ta. Riêng tôi, tôi quan niệm trực giác như là “đồng vốn” mà cha mẹ chúng ta đã cấp cho chúng ta lúc chúng ta ra đời. Ta phải biết trân trọng “đồng vốn” ấy, và phải biết vun vén tích luỹ để làm cho “đồng vốn” đó sinh sổi nẩy nở thêm lên càng nhiều càng tốt. Trong Tam quốc chí diễn nghĩa, Hạ Hầu Đôn bị tên bắn trúng mắt, bèn rút bật tên ra kéo theo cả con mắt. Đôn bỏ ngay con mắt vào miệng nuốt chửng rồi kêu to: “Của cha sinh mẹ đẻ chớ nên bỏ!”. Trực giác cũng quý như con mắt, có lẽ còn quý hơn !

4-Nghịch Lý Ông Nội:

Những người chống đối lý thuyết du hành xuyên thời gian đã đưa ra một nghịch lý được gọi là Nghịch lý Ông nội (Grandfather Paradoxe), nội dung như sau: Nếu việc du hành xuyên thời gian là hiện thực thì một tên chuyên giết người có thể sẽ trở về quá khứ để gặp ông nội hắn lúc ông nội còn bé chưa lấy vợ. Chứng nào tật ấy, hắn sẽ giết ông nội. Nếu vậy thì chẳng có ai để đẻ ra bố hắn, và do đó sẽ không có hắn! Đó là Nghịch lý Ông nội.

Tuy nhiên Nghịch lý Ông nội bị nhiều nhà khoa học bác bỏ. Bởi lẽ, tên giết người có thể trở về quá khứ nhưng không chắc gì hắn có thể trở về đúng cái toạ độ của quá khứ mà hắn muốn. Hơn nữa cuộc hành trình trở về quá khứ có thể sẽ là một quá trình biến đổi vật chất ghê gớm biến hắn thành một cái gì đó không còn là hắn hiện nay nữa. Vì thế, Nghịch lý Ông nội không ngăn cản được khoa học và văn học nghệ thuật tiếp tục nghiên cứu và khai thác đề tài du hành xuyên thời gian. Nhiều tác phẩm nghệ thuật đã ra đời với đề tài này. Cuốn phim Back to the Future (Ngược tới tương lai) ra đời năm 1985 là một trong số đó, được khán giả khắp thế giới hoan nghênh.

5-Thay lời kết:

Hết sức tình cờ, trước khi viết những dòng kết này, tôi đảo qua các quầy sách báo tại quận Parramatta ở Sydney. Và tôi giật mình khi nhìn thấy trang bìa của tạp chí Scientific American tháng 09.2002 với tiêu đề nổi bật: “A matter of TIME” (Vấn đề thời gian). Mở ra xem hoá ra đây là số chuyên đề nói về bí mật của thời gian, trong đó câu chuyện ảo ảnh thời gian nằm “ở giữa trái tim” của vật lý, theo như tờ tạp chí nói. Ngay sau đó tôi lại trông thấy cuốn “How to Build a Time Machine” (Làm thế nào để chế tạo chiếc máy thời gian) do Penguin Books vừa xuất bản năm 2002. Tác giả cuốn sách này, Paul Davies, giáo sư Học viện Hoàng gia London có ý biến giấc mơ của Herbert George Wells thành hiện thực, bằng việc nêu lên một số thiết kế lý thuyết cho việc chế tạo chiếc máy thời gian trong tương lai!

Trên đường về, tôi nghĩ mung lung về Wells, về vai trò của văn chương. Thì ra trí tưởng tượng và trực giác vượt thời gian của Wells đã tạo ra cả một đề tài rộng lớn làm nguồn cảm hứng sáng tạo cho cả một thời đại.

Cám ơn Wells, cám ơn văn chương!

Viết ngày 18.10.2002, đã đăng trên Văn Nghệ Trẻ ngày 24.10.2002

          Bổ sung thông tin mới:

Scientific American May 24, 2010

Is Time an Illusion? [Preview]

The concepts of time and change may emerge from a universe that, at root, is utterly static

By Craig Callender

In Brief:

Time is an especially hot topic right now in physics. The search for a unified theory is forcing physicists to reexamine very basic assumptions, and few things are more basic than time.

Some physicists argue that there is no such thing as time. Others think time ought to be promoted rather than demoted. In between these two positions is the fascinating idea that time exists but is not fundamental. A static world somehow gives rise to the time we perceive.

Philosophers have debated such ideas since before the time of Socrates, but physicists are now making them concrete. According to one, time may arise from the way that the universe is partitioned; what we perceive as time reflects the relations among its pieces.

As you read this sentence, you probably think that this moment—right now—is what is happening. The present moment feels special. It is real. However much you may remember the past or anticipate the future, you live in the present. Of course, the moment during which you read that sentence is no longer happening. This one is. In other words, it feels as though time flows, in the sense that the present is constantly updating itself. We have a deep intuition that the future is open until it becomes present and that the past is fixed. As time flows, this structure of fixed past, immediate present and open future gets carried forward in time. This structure is built into our language, thought and behavior. How we live our lives hangs on it.

Yet as natural as this way of thinking is, you will not find it reflected in science. The equations of physics do not tell us which events are occurring right now—they are like a map without the “you are here” symbol. The present moment does not exist in them, and therefore neither does the flow of time. Additionally, Albert Einstein’s theories of relativity suggest not only that there is no single special present but also that all moments are equally real [see “That Mysterious Flow,” by Paul Davies; Scientific American, September 2002]. Fundamentally, the future is no more open than the past.

Is Time an Illusion?

http://www.in5d.com/is-time-an-illusion.html

Plato argued that time is constant – it’s life that’s the illusion. Galileo shrugged over the philosophy of time and figured out how to plot it on a graph so he could get on with the important physics. Albert Einstein said that time is just another dimension, a fourth one to go along with the up-down, side-side, forward-back we move through every day. Our understanding of time, Einstein said, is based on its relationship to our environment. Weirdly, the faster you travel, the slower time moves. The most radical interpretation of his theory: Past, present, and future are merely figments of our imagination, constructs built by our brains so that everything doesn’t seem to happen at once.

Einstein’s conception of unified spacetime works better on graph paper than in the real world. Time isn’t like other dimensions – for one thing, we move only one way within it. “What’s needed is not to make the notion of time and general relativity work or to go back to the notion of absolute time, but to invent something radically new,” says Lee Smolin, a physicist at the Perimeter Institute in Waterloo, Ontario.

Others, including famed astrophysicist Stephen Hawking, note that time is defined by entropy. That is, the universe, in its current expanding direction, is becoming more and more disordered- entropy is increasing and always has been since the inception of the universe, as is time. Thus, time can represented as a measure of entropy in the universe.

Somebody is going to get it right eventually. It’ll just take time.

The Fabric of the Cosmos: The Illusion of Time

http://physicsforme.wordpress.com/2011/11/14/the-fabric-of-the-cosmos-the-illusion-of-time/

Time. We waste it, save it, kill it, make it. The world runs on it. Yet ask physicists what time actually is, and the answer might shock you: They have no idea. Even more surprising, the deep sense we have of time passing from present to past may be nothing more than an illusion. How can our understanding of something so familiar be so wrong? In search of answers, Brian Greene takes us on the ultimate time-traveling adventure, hurtling 50 years into the future before stepping into a wormhole to travel back to the past. Along the way, he will reveal a new way of thinking about time in which moments past, present, and future—from the reign of T. rex to the birth of your great-great-grandchildren—exist all at once. This journey will bring us all the way back to the Big Bang, where physicists think the ultimate secrets of time may be hidden. You’ll never look at your wristwatch the same way again


[1] The End of Time, Julian Barbour, NXB Weidenfeld & Nicolson 1999, Phoenix 2000. Nguyên văn lời Khổng Tử được dẫn bằng tiếng Anh: “The hardest thing of all is to find a black cat in a dark room, especially if there is no cat”.

[2] The Tao of Physics, Fritjof Capra, NXB Flamingo (Harper Collins) 1976. Bản dịch tiếng Việt do NXB Trẻ 2001, Nguyễn Tường Bách biên dịch.

24 thoughts on “Time Illusion / Ảo ảnh thời gian

  1. Thời gian luôn là suối nguồn cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật. Thời gian là một khái niệm của loài người, do đó thực sự là một ảo ảnh. Năng lượng chuyển hóa thành không gian. Năng lượng và không gian như hai mặt của một đồng xu, như đối ngẫu âm-dương trong Đạo học. Không gian làm xuất hiện khái niệm thời gian ở loài người. Thời gian là một sản phẩm tuyệt hảo của loài người. Thật sự không tồn tại cái gọi là thời gian.

    Thích

  2. Khi đọc xong thì trong đầu cháu lại có một loạt câu hỏi mà chắc vĩnh viễn không có câu trả lời.Làm sao người xưa biết đến thiền ,yoga,khí công,y học cổ truyền để tu luyện bản thân mà ngộ đạo?Ai chỉ họ? Chúng ta biết rằng phật thích ca thông qua thiền mà ngộ đạo.Mà trước ông lại có các đạo khác cũng biết đến thiền.Thậm chí họ tin rằng thông qua nó có thể ngộ đạo.Làm sao họ biết? Nếu theo thuyết tiến hóa thì chúng ta tiến hóa từ khỉ.Nhưng lẽ nào khỉ có thể ngẫu nhiên biết đc thiền,yoga,khí công mà ngộ đạo?
    Cháu biết rằng nó lạc đề so với bài viết của chú nhưng thực tình đó là những cảm xúc của cháu khi đọc bài viết này.Xin cám ơn chú vì bài viết .Thời gian là ảo ảnh của nhận thức!

    Thích

  3. Cám ơn bạn Kẻ tầm đạo. Bạn không lạc đề chút nào. Ngược lại, ý kiến của bạn rất lý thú. Tôi không nghĩ tổ tiên của người là khỉ. Lý thuyết coi khỉ là tổ tiên của người là một lý thuyết nhảm nhí nhất, vì nó không bao giờ có thể giải thích được sự hình thành của ý thức. Ý thức là một sản phẩm kỳ lạ của Tự Nhiên mà cho đến nay không có một lý thuyết khoa học nào đủ tin cậy đưa ra lời giải thích thoả đáng. PVHg

    Thích

  4. Cần xem xét lại thuyết tiến hóa của Darwin về nguồn gốc của loài người. Có khả năng loài khỉ là sự thoái hóa của loài người. Theo bà Helena Blavatsky (1831-1891) – Nhà tâm linh học người Đức gốc Nga thì loài người hiện nay là dạng cô đặc của các thể trí tuệ dạng sóng.

    Thích

    • Cám ơn anh Phan Chí Thanh, đặc biệt về thông tin “thể trí tuệ dạng sóng”. Tôi không chỉ bác bỏ Darwin trong việc giải thích nguồn gốc loài người, mà còn bác bỏ toàn bộ tư tưởng của học thuyết này. Với những gì tôi biết (chiêm nghiệm + những tài liệu đã nghiên cứu), tôi thấy Học thuyết Darwin không phải là học thuyết khoa học (vì không thể kiểm chứng), mà đó chỉ là một hệ tư tưởng (ideology), một thứ tưởng tượng gán ghép tuỳ tiện – một mô hình được dựng nên nhằm giải thích toàn bộ thế giới sinh vật cực kỳ phức tạp và đa dạng bằng một vài nguyên lý tối thiểu. Nhưng chính tính đa dạng và phức tạp của thế giới sinh học càng ngày càng cho thấy “mô hình Darwin” là một mô hình méo mó, khiên cưỡng, thậm chí là nhảm nhí. Sự sùng bái Học thuyết Darwin là một trong những biểu hiện của tính ngây thơ cả tin rất ấu trĩ của con người. PVHg

      Đã thích bởi 1 người

  5. Kính Giáo Sư,
    Bao năm nay em cũng có thắc mắc cùng vấn đề như của Kẻ Tầm đạo nêu ra vậy, ngoài những điều mà KTĐ đã nói, chúng ta có thể càng thắc mắc hơn về hệ thống huyệt đạo của con người chẳng hạn, người xưa đã lấy phương tiện gì? kiến thức gì để phát hiện một hệ thống phức tạp và chính xác đến vậy? Ý kiến của GS cũng rất thú vị và càng làm cho em tạm suy luận rằng ý thức có sẵn trong không gian…

    Thích

  6. Bạn Lê Viết Vinh thân mến. Quả thật có rất nhiều bí mật mà khoa học ngày nay không thể giải thích được, thậm chí có thể không bao giờ giải thích được. Vấn đề hệ kinh lạc như bạn nói, hay rộng hơn, bao trùm hơn như Kinh Dịch, là những khoa học vĩ đại mà con người đã biết từ cổ xưa, rất cổ xưa, khi mà khoa học tự nhiên hầu như chưa có gì. Điều đó nói lên rằng cái gọi là khoa học như ngày nay ta chứng kiến, chỉ là một mảnh nhỏ, rất nhỏ của tri thức. Thậm chí trong mảnh nhỏ ấy chứa đựng đầy dẫy sai lầm, chẳng hạn như việc giải thích con người xuất thân từ khỉ. Tại sao vậy? Vì khoa học dựa trên những quan sát trực tiếp kết hợp với hệ thống duy lý. Cái gì không quan sát được và không giải thích duy lý được thì bác bỏ, tức là tự chặt bớt cái ăng-ten Trời cho là nhận thức trực giác. Trực giác mới thực sự là ngọn đèn dẫn ta tới chân lý. Khoa học Đông phương tiếp cận tới chân lý chủ yếu bằng trực giác. Vì thế số môn đệ của khoa học Đông phương không đông đúc, nhưng ai đã thấu hiểu nó thì đều là những người thực sự thông thái, trác việt. PVHg

    Thích

  7. Khoa học đông phương là phải tu tâm dưỡng tính kết hợp với thiền,yoga,khí công,y học cổ truyền thì mới ngộ đạo được.Tuy vậy tu tâm dưỡng tính mới là quan trọng nhất.Điều này chúng ta có thể thấy trong văn hóa phương đông luôn đặt lên hàng đầu như Phật thích ca, Lão tử,Khổng tử,…Không phải ai cũng ngộ đạo được(CÓ DUYÊN THÌ MỚI ĐẮC ĐẠO ) cho nên số người “thực sự” thấu hiểu được khoa học đông phương ngày nay là rất ít hay không còn nữa.Những kiến thức thâm thúy như thế mà càng khao khát nắm bắt thì càng không hiểu được và vĩnh viễn không hiểu được.Chính vì vậy mà khoa học phương đông thường bị xem là huyền bí hay thậm chí là mê tín,lừa đảo.Mặc dù ngày nay đã có một số học giả phương tây nghiên cứu nhưng so với ý nghĩ chân chính vẫn còn xa lắm.Cái cảnh giới của người tu đạo là khác xa so với người bình thường.
    Trên đây là vài dòng chia sẻ những gì mà cháu đã hiểu được về nền văn minh phương đông mình.

    Thích

  8. Pingback: Không-thời gian 4 chiều, một sáng tạo văn học kỳ diệu | PhamVietHung's Home

  9. Tôi tán thành 100% với bạn KTĐ. Tôi đã từng có ý nghĩ như bạn, nhưng những ý nghĩ như thế thường không dễ gì chia sẻ được với người khác, bởi nó chỉ có thể hình thành trong tâm trí thông qua trải nghiệm, thay vì chứng minh luận lý. Nhưng cái gì càng hiếm thì càng quý, phải không bạn? PVHg

    Thích

  10. Cháu đồng ý với ý kiến của giáo sư.Cái gì càng hiếm càng quý.Có như vậy mới biết trân trọng,quý tiếc.

    Thích

  11. Con người có lẽ không bao giờ nhận thức được “cái hiện thực khách quan” chỉ vì chúng ta nhận thức thế giới này thông qua 5 giác quan mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho ( chỉ có 5 mà thôi ! ). Thí dụ cái dụng cụ đo nhiệt độ bẳng dòng điện hay dùng trong kỹ thuật là một sinh vật thì nó nhận thức thế giới này thông qua độ lớn của dòng điện chảy qua bộ cảm biến . Đối với nó thì thế giới này được nhận biết bằng dòng điện và chỉ có dòng điện mà thôi. Nó nhận thức thế giới này rất khác với chúng ta. Nếu chúng ta được Đức Chúa Trời ban cho nhiều giác quan hơn hoặc ít giác quan hơn thì chúng ta sẽ nhận thức thế giới khác đi.

    Thích

    • Mọi vật đều có ý thức ngay cả với những cái mà chúng ta cho rằng là vô tri vô giác như cái bàn,bóng đèn hay hòn đá,..Sở dĩ chúng ta không thể nhận thức được là do cơ thể và nhận thức của chúng ta đang bị hạn chế trong không-thời gian 4 chiều này.Những người được khai mở con mắt thứ 3 mới thấy được không gian khác hay “cái hiện thực khách quan” khác với nhận thức thông thường.Nhưng cái đó vẫn chưa phải là thực tại.Chỉ những người tu luyện thực sự đắc đạo hay giác ngộ mới biết được sự thật là gì.

      Thích

  12. Hay quá, ý kiến của bạn heanok-nguyen và bạn Kẻ Tầm Đạo làm tôi nhớ tới ý kiến của Stephen Hawking: Con cá trong chậu cá vàng thuỷ tinh hình cầu nhận thức thế giới khác với chúng ta, nhưng chúng ta không có quyền tự phụ để nói rằng thế giới của chúng ta là “hiện thực khách quan”, còn thế giới của cá vàng là thế giới méo mó (xem “Lý thuyết về mọi thứ, một lý thuyết khó đạt được” của Stephen Hawking, bản dịch của Phạm Việt Hưng trên PhamVietHung’s Home). Nói cách khác, cái gọi là “hiện thực khách quan” thực ra chỉ là một sản phẩm của tâm lý, và do đó nó mang tính chủ quan, thậm chí chỉ là một ảo ảnh.
    Các bạn cũng làm tôi nhớ ngày xưa dạy học, tôi thường mô tả với học sinh rằng nếu để con kiến bò trên một sợi dây thép mãi mãi thì nó sẽ bảo với chúng ta rằng vũ trụ là không gian 1 chiều. Con người chê con kiến là dốt, nhưng không biết rằng chính bản thân mình cũng dốt, vì cứ khăng khăng khẳng định vũ trụ là 3 chiều, rồi 4 chiều, và nhất định không tin những gì ngoài những chiều mắt thấy tai nghe. PVHg

    Thích

  13. cám ơn chú Hưng về những bài báo của chú .Cháu đọc những bài báo của Chú lần đầu tiên trên vietsciences.free.fr. Những bài viết của chú rất tổng quan về nhiều vấn đề. Về vấn đề thời gian, cháu cũng nghe kể về các Thiền sư Trung Quốc và Tây Tạng. Khi họ ngồi thiền, thời gian mà họ cảm nhận khác với thời gian mà chúng ta cảm nhận. Ví dụ đối với họ là vài tiếng nhưng với ta là cả 6 tháng. Con người ngày nay đã đi quá xa về phương diện vật chất, không hề chú ý tới phương diện tâm linh.Sự thay đổi của sinh quyển và biến đổi khí hậu, chiến tranh, dịch bệnh sẽ làm con người phải trả giá.

    Thích

    • Bạn Tùng thân mến,

      Cám ơn bạn. Ý kiến của bạn tuy rất ngắn nhưng rất quý báu, vì bạn nói trúng điều tôi muốn nói: “Con người ngày nay đã đi quá xa về phương diện vật chất, không hề chú ý tới phương diện tâm linh. Sự thay đổi của sinh quyển và biến đổi khí hậu, chiến tranh, dịch bệnh sẽ làm con người phải trả giá”.
      Cám ơn bạn về cảm nhận đối với cuốn “Từ xác định tới bất định”. Đáng tiếc là phần lớn những người làm khoa học và giáo dục cho đến nay vẫn không hiểu gì về khái niệm bất định, vì thế vẫn tư duy cứng nhắc, bảo thủ.
      Về cuốn “The End of Science”, dường như không nhà xuất bản nào muốn xuất bản, vì nó hạ bệ khoa học đến mức có người chỉ mới nghe thoáng qua đã không chịu đựng được rồi. PVHg

      Thích

  14. Thưa Giáo sư, có thể cho em một vài ý kiến về câu hỏi này không ạ : ” Cái gì chứa đựng vũ trụ “. phía trên em có đọc vũ trụ được hình thành từ 14 tỉ năm trước, và tham khảo trên internet thì các nhà khoa học bảo vũ trụ đang dần giãn nở….? nếu đang giản nở thì bên ngoài bức tường giản nở đó là gì, là gì mà nó chứa được một thứ khổng lồ đang to ra.? xét về vụ nổ Bigbang thì sao ạ, trước khi có vụ nổ BigBang thì vũ trụ chưa có hay sao ạ?
    Quay lại vấn đề thời gian thì trước khi có vụ nổ, khi “chưa” có vũ trụ thì chưa có thời gian?, vậy khi đó vũ trụ không là vũ trụ thì là một cái gì? ( em thường nói vui với mấy ông anh là vũ trụ mình đang sống là phòng thí nghiệm của “loài người” nào đó)
    Còn nếu không gọi BigBang là khai sinh vụ trụ thì mình có thể gọi nó là một điểm nhấn của vũ trụ, lặp lại một chu kì chẳng hạn….
    Nếu vậy thì thời gian có tuần hoàn không ạ, ?

    ( em còn nhỏ nên diễn đạt ý không được hay cho lắm, giáo sư thông cảm )

    Thích

  15. Xin chào thầy! Tôi muốn hỏi thầy là quả đất chúng ta đang sống có trước khi có loài người sinh ra hay không? Nghĩa là khoảng hơn bốn tỷ năm. Nếu thừa nhận điều này thì con người tự sinh hay do một đấng thiêng liêng (hoặc tạo hóa) tạo tác ra hoàn chỉnh vào một thời điểm nào đó hoặc cùng lúc với sự hình thành của quả đất, hay có từ vô thủy vô chung? Cụ thể tôi muốn biết ý kiến của thầy về vấn đề này để xác định xem là nếu bác bỏ học thuyết Darwin thì thầy sẽ đưa ra quan điểm của mình như thế nào về chuyện này! Có lẽ không riêng gì tôi mà nhiều người cũng đang băn khoăn về nó. Xin cám ơn và chúc thầy sức khõe.

    Thích

    • Xin chào anh Đặng Ngọc Thủy,
      Theo khoa học thì như anh nói, trái đất có trước, rồi sau mới có loài người. Mặc dù tôi không phản đối kết luận đó, nhưng tôi cũng không hoàn toàn tin vào điều đó. Tại sao vậy? Vì xét cho cùng khoa học cũng dựa trên những niềm tin ban đầu mà ta gọi là các tiên đề. Không có gì để đảm bảo chắc chắn các tiên đề là tuyệt đối đúng. Định lý Bất toàn của Godel đã dạy tôi điều đó. Định lý này chỉ ra rằng nhận thức có giới hạn. Vì thế, tất cả những lý thuyết khoa học muốn “ôm lấy vũ trụ” nói chung đều thất bại. Siêu toán học đã thất bại. Lý thuyết về mọi thứ trong vật lý khó có thể đạt được. Học thuyết Darwin đang bị chống đối ngày càng mạnh. Nhiều học giả đã tiên đoán sự cáo chung của nó nay mai. Trực giác bảo tôi rằng nó sẽ chết trong nửa đầu thế kỷ 21.
      Anh hỏi: Nếu thuyết Darwin sụp đổ, nên lấy gì thay thế?
      Theo tôi, đó là Lý thuyết Thiết kế Thông minh. Tất nhiên lý thuyết này cũng đòi hỏi một niềm tin: bất kỳ một thiết kế thông minh nào cũng có một tác giả của nó. Đó là một TIÊN ĐỀ. Nếu anh không tin vào tiên đề đó thì câu chuyện giữa chúng ta sẽ vô bổ. Nếu anh tin thì sẽ rất vui, chúng ta sẽ có nhiều chuyện thú vị để nói. Tôi mong nhận được niềm vui chứ không thích chuyện vô bổ. PVHg

      Thích

  16. Vâng thưa thầy vì đã trã lời. Như thế có một trọng tâm là ‘Tiên đề’. Tiên đề thường được định nghĩa là cái đề mục đề ra nhưng không có hay không thể chứng minh. Nó là cơ sở của định luật theo khoa học, vật lý. Ở đây, thầy có lẽ gắn nó vào một giá trị siêu hình như tạo hóa hoặc một đấng tối cao như đấng thiên khải chẳng hạn. Không biết ý này có phù hợp không! Thượng đế vẫn luôn là một giá trị đi đôi với loài người. Theo như hiện nay thì triết học vẫn chưa có giải pháp rõ ràng cho loại ‘tiên đề’ này. Nó vẫn loay hoay: “thượng đế sinh ra loài người hay loài người sinh ra thượng đế?” Nghĩa là loài người là chủ nhân của ‘thiết kế thông minh’ (tư duy) hay thượng đế là chủ nhân…! Tôi thiển nghĩ nếu đặt vấn đề trên bình diện ‘trung đạo’ (trung quán tông) thì mổi bên là một đầu cân. Tuy nhiên, tôi không phải là một phật tử (gia đình có truyền thống nho giáo) mặc dù cũng có đọc một ít giáo lý nhà phật, triết học cổ, đạo học.

    Theo như ý vừa nêu, phải chăng nhận thức của nhân loại đang có hai ‘tiên đề’, tùy theo cách chọn! Như vậy ‘tiên đề’ là một cái vòng khép kín hay nói như thầy đã từng đề cập là nó thuộc về ‘chủ nghĩa logic hình thức’. Nếu tạo ra được một lát cắt có hiệu quả vào nó để mở…thì phải chăng nhận thức trở về khách quan? Tôi và thầy đều hướng đến niềm vui trong cuộc sống nhưng chân lý khoa học đích thực thì không vui mà cũng chẳng buồn và nó chỉ tin vào cái gì có thể chứng minh bằng nhìn thấy qua thực nghiệm, còn lý thuyết khoa học thì vẫn phải dựa vào tiên đề – cái cũng đến từ giác quan và suy lý. Nghĩa là có sự phân biệt lý thuyết khoa học cơ bản, cái đi tìm sự tương quan của hiện tượng bằng logic và thực chứng khoa học bằng thực nghiệm. Phải chăng người ta phải chọn một, hoặc vì thanh thản, niềm tin, hoặc phải nổ lực đi tìm cái tối hậu mà có lẽ cũng chẳng bao giờ, chẳng thể nào nắm bắt trực tiếp được! Trân trọng kính chào và mong nhận được ý kiến của thầy.

    Thích

  17. Pingback: Time Illusion / Ảo ảnh thời gian | nguyenthanhtung1010

  18. Pingback: Ảo ảnh thời gian và tâm lý bị trói buộc của loài người - Thế Giới Bí Ẩn

Bình luận về bài viết này