Những nghịch lý nói lên tính bất toàn trong đời sống loài người

Ảnh bên: Tranh “Adam & Eve in the worthy paradise“, tranh của Peter Paul Rubens, 1615

Kể ra thì vô số nghịch lý trên đời … Cuối cùng con người tưởng mình có khoa học, hiểu biết và khôn ngoan sau khi ăn “trái cấm”[1], nhưng con người càng tự phụ giỏi giang lại càng thấy rắm rối và ngu dốt, càng hiểu biết thêm mới càng thấy con người khác nào “anh mù sờ voi”. Chỉ có Bà Mẹ Tự Nhiên mới tạo ra tất cả! Con người muốn làm chủ vũ trụ, chinh phục thiên nhiên lại bị thiên nhiên dậy cho những bài học đau đớn nhất. Con người không theo ý Bà Mẹ, bị Bà Mẹ trừng phạt. Chừng nào con người còn tự phụ cho mình là hiểu biết, tưởng rằng khoa học hiện đại có thể giúp con người tránh được mọi thảm hoạ thì chừng đó con người càng trở nên ngu dốt, u minh … (danjow, một độc giả).

Lời dẫn: Bài viết này là một comment của độc giả có nickname là danjow đối với loạt bài “Định Lý Bất Toàn” trên Vietsciences và PhamVietHung’s Home. Vì nội dung vượt quá khuôn khổ của một comment nên tôi xin công bố trên Trang Nhà của tôi như một bài viết hoàn chỉnh. Xin trân trọng cảm ơn bạn danjow

Thuở hồng hoang khi con người mới có trên mặt đất thì cây cối và muông thú nhiều vô kể, muốn ăn trái cây hay giống vật gì cũng có. Cánh rừng, đồng cỏ, sông suối là cái nôi nuôi sống loài người. Khi ấy đàn ông không phải vất vả nhiều để kiếm ăn, trong khi đàn bà có nhiệm vụ sinh con đẻ cái, rồi lại phải vất vả nuôi nấng, chăm sóc con cái lớn lên, vì thế đàn bà đóng vai trò chính trong cuộc sống của con người. Đó là thời kỳ Mẫu hệ, giai đoạn đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Sau này con người ngày càng sinh sôi này nở nhiều hơn, nhưng chưa biết trồng trọt chăn nuôi, sản vật trong rừng hiếm hoi dần. Đàn ông phải vào rừng săn bắn hái lượm để giúp vợ nuôi nấng gia đình. Thêm nữa, việc tranh giành lãnh thổ lại cần đến sức khoẻ đàn ông nhiều hơn. Khi ấy đàn ông trở thành lao động chính trong nhà và con người chuyển sang thời kỳ Phụ hệ. Dần dần con người phát triển lên. Trong mọi lĩnh vực đời sống đàn ông đều tỏ ra vượt trội so với đàn bà. Họ khôn ngoan, khoẻ mạnh, giỏi giang hơn đàn bà. Đó là lúc đàn ông bắt đầu thống trị thế giới, mặc dù cũng có người nói rằng thực ra đàn bà vẫn thống trị thế giới, bởi đàn ông chỉ mạnh mẽ bề ngoài thôi, bên trong yếu ớt lắm. Một bóng hồng nhan là đủ đánh gục họ rồi! Lịch sử đã chứng kiến bao nhiêu đấng mày râu oai hùng bị sụp đổ quyền lực và danh vọng chỉ vì đàn bà đấy thôi! Phải chăng đó chính là nghịch lý thứ nhất về tính bất toàn trong đời sống loài người?

Thời kỳ đầu tiên con người chỉ chạy và đi bộ, như thế thì mất sức khoẻ nhiều quá, còn người liền chế tạo ra xe ngựa, xe kéo, rồi xe đạp, xe máy, dần đến ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ và máy bay để có những phương tiện giao thông tiện lợi con người phải đầu tư bao nhiêu chất xám của những nhà khoa học hàng đầu trên thế giới…Nhưng cuối cùng thì con người nhận ra rằng đi xe máy nhiều như ở VN thì sẽ làm cho giao thông trở nên hỗn loạn, mỗi lần ách tắc giao thông con người dễ trở nên cáu bẳn và sinh ra đánh nhau có khi dẫn đến giết nhau chỉ vì phải chờ đợi tắc đường, va chạm vào nhau thấy khó chịu, hay là ngửi mùi khói bụi xăng xe ghê quá mà con người đâm ra lại giống như thú dữ lao vào nhau nhiều hơn, thế là tai nạn giao thông tràn lan khắp nơi, người chết vì giao thông mỗi ngày nhiều gấp mấy lần chết vì chiến tranh xưa kia! Đó chính là nghịch lý bất toàn trong giao thông. Vậy đi xe máy ko ổn thì mua xe ô tô, nhưng ô tô lại ko có chỗ đỗ xe, đường thì hẹp mà lắm ô tô quá, sinh ra tắc đường! Rồi lại có lắm kẻ lái xe coi thường tính mạng con người sinh ra nhiều vụ chạy xe ẩu làm cho tai nạn giao thông ngày càng nhiều…Vậy ta đi tầu hoả đc chăng, đi tàu hoả ở VN thì hơi bẩn, lại lo lắng nhiều kẻ dưới đất ném đá lên tầu nhỡ trúng mình thì sao, nguyên nhân là do ý thức người con dân VN kém quá! Lại thêm đường cắt ngang ở VN thường ko có thanh chắn nên thường xuyên tầu hoả đâm vào ô tô, thế thì đành đi máy bay vậy. Nhưng máy bay thì tốn tiền quá, mà dân ta lại nghèo thôi đi bộ vẫn là tốt nhất. Đi bộ hay đi xe đạp vừa khoẻ người lại vừa thể thao, làm cho tuổi thọ con người đc sống lâu hơn! Suy ra áp dụng khoa học kỹ thuật vào giao thông đâu phải chỉ mang cho con người sự tiện lợi mà mang theo nhiều vấn nạn kèm theo. Đó là nghịch thứ hai về tính bất toàn.

Ngày xưa con người ban đầu đều ở nông thôn cả. Ở quê “bánh đa bánh đúc” bình dị ngọt ngào biết bao! Sau này đời sống phát triển sinh ra các đô thị tràn ngập văn minh, người nhà quê đổ ra thành thị để làm ăn sinh sống. Người ta cho rằng: “Giầu nhà quê không bằng ngồi lê Hà Nội”, cứ nhất định phải ra sống ở thành phố, chui rúc vào những ngôi nhà xây kiểu hình ống cao vút mà diện tích nhỏ hẹp, mật độ dân số đông đúc quá, thiếu không khí để thở, để sống, làm mất đi vẻ êm đềm thơ mộng của thành phố, biến thành phố thành một “xứ nhà quê kiểu mới”. Nào ô nhiễm môi trường, nào không khí dày đặc khói bụi, cộng với mật độ dân cư đông đúc, sống chen chúc nhau, sinh ra bao nhiêu tệ nạn xã hội: trộm cắp, đĩ điếm, ma tuý, cờ bạc, đói rách, nhếch nhác bẩn thỉu… Con người không hiểu được rằng chính những cụ già ở thôn quê, nhất là các cụ sống ở miền núi hay vùng biển thanh vắng, khí hậu tinh khiết, trong lành mới có tuổi thọ cao nhất đất nước. Đó là nghịch lý thứ ba về tính bất toàn.

Con người phá rừng đi để làm những công trình thuỷ điện, nhưng nhiều khi nước ko có đủ mà sản xuất ra điện, con người chặt cây đi để lấy gỗ sản xuất chế biến thành bao nhiêu bàn ghế, giường tủ đẹp mắt, thậm chí họ làm những cột nhà vĩ đại…Ở Malaysia họ phá rừng để trồng cây cọ lấy dầu, trồng cây cao su lấy mủ, hay trồng cà phê lấy hạt vì họ nghiên cứu thấy rằng ăn dầu cọ dầu đậu nành hay dầu cải thì tốt hơn là ăn mỡ động vật. Các nhà khoa học cho rằng dầu ăn tốt cho bệnh tim mạch, áp huyết, giảm mỡ trong máu, từ mủ cây cao su thì chế biến ra săm lốp ô tô, máy bay, rồi nhiều thứ khác như đệm mút cao su, càfe để uống cho sảng khoái mang lại hiệu quả hơn trong công việc cuộc sống…Tuy nhiên ko biết rằng có bao nhiêu người đc giảm những thứ bệnh trên, có bao nhiêu con người đc hưởng lợi vì đi ô tô máy bay, vì sự sảng khoái của cafe… chỉ biết rừng bị chặt phá thì sinh ra lụt lội làm bao nhiêu người chết và mất nhà cửa, sinh ra những cơn bão mà ko có rừng chắn đầu nguồn thành ra bão lớn khủng khiếp giật đổ nhà đổ cửa, đó chính là thảm hoạ thiên tai do chính con người gây nên. Đó chính là nghịch lý thứ tư của nguyên lý bất toàn.

Con người tìm ra thuốc nổ, tưởng rằng đó chính là tìm ra sự văn minh nhân loại, nhưng than ôi! Ngày nay con người từ thứ thuốc nổ ấy chế ra bao nhiêu súng đạn để bắn giết lẫn nhau. Những nước giầu chế ra súng đạn để bán cho những nước nghèo, rồi có khi từ mấy nước giầu lại khích cho mấy nước nghèo gây chiến với nhau để bán đc nhiều vũ khí, cuối cùng khoa học để mang lại sự chết chóc của con người. Đó chính là nghịch lý thứ năm của nguyên lý bất toàn.

Cũng từ khoa học mà con người biết đến thứ hạt nhân nguyên tử, ban đầu chỉ áp dụng để chữa bệnh như bà Marie Curie, nhưng con người tham vọng lớn hơn, chế ra những quả bom nguyên tử. Và những quả bom đầu tiên đã dội xuống Nhật Bản làm chết biết bao nhiêu con người vô tội, và kéo theo sau là bao nhiêu di chứng của bệnh ung thư… Bây giờ con người tìm ra điện hạt nhân, có vẻ như vừa tốt, vừa sạch, nhưng Nhật Bản là nước giầu có, khoa học hiện đại bậc nhật thế giới, vậy mà chỉ sau trận động đất kèm theo sóng thần đã phải khốn đốn không khống chế nổi sự rò rỉ của phóng xạ, đành bỏ nhà máy điện hạt nhân đi cho rồi! Có lẽ con người nên quay lại dùng thứ nến hay đèn dầu như ngày xưa thì có lẽ tốt hơn, sống phụ thuộc vào điện quá nhiều mang lại hậu qủa thê thảm quá! Khoa học phát triển con người tìm ra thuốc kháng sinh để cứu chữa được bao nhiêu loại bệnh, nhưng uống thuốc kháng sinh lại có tác dụng phụ, hiện nay là nhờn thuốc. Vậy thôi con người nên quay về với cội nguồn uống thuốc Bắc, thuốc Nam như ông cha ta ngày xưa có lẽ sẽ tốt hơn cho môi trường và sức khoẻ. Đó chính là nghịch lý thứ sáu.

Kể ra thì vô số nghịch lý trên đời …

Cuối cùng con người tưởng mình có khoa học, hiểu biết và khôn ngoan sau khi ăn trái cấm nhưng con người càng tự phụ giỏi giang lại càng thấy rắm rối và ngu dốt, càng hiểu biết thêm mới càng thấy con người khác nào “anh mù sờ voi”. Chỉ có Bà Mẹ Tự Nhiên mới tạo ra tất cả! Con người muốn làm chủ vũ trụ, chinh phục thiên nhiên lại bị thiên nhiên dậy cho những bài học đau đớn nhất. Con người không theo ý Bà Mẹ, bị Bà Mẹ trừng phạt. Chừng nào con người còn tự phụ cho mình là hiểu biết, tưởng rằng khoa học hiện đại có thể giúp con người tránh được mọi thảm hoạ thì chừng đó con người càng trở nên ngu dốt, u minh …


[1] Theo Kinh Thánh, “trái cấm” mà Adam và Eva ăn vụng lại là “trái hiểu biết” – ăn vào bỗng nhiên “mở mắt ra”, “thông tỏ mọi sự”, phân biệt được Thiện/Ác, và biết xấu hổ vì thấy mình trần truồng, vội lấy lá nho che đậy.

7 thoughts on “Những nghịch lý nói lên tính bất toàn trong đời sống loài người

    • Vấn đề là ngồi ở nhà đọc Blog và viết comment để làm gì?
      Phải chăng đó chỉ là một trò chơi giống như một số người thích đánh bạc?
      Vì thế, đọc Blog hay viết comment không quan trọng.
      Vấn đề quan trọng là thử tìm hiểu xem ý nghĩa đích thực của cuộc sống là gì?
      Liệu cuộc sống có ý nghĩa gì không, hay nó chỉ là kết quả tình cờ ngẫu nhiên của sự kết hợp các nguyên tử vật chất?
      Nếu thế thì đẻ ra thơ ca để làm gì? Âm nhạc để làm gì? Hội hoạ để làm gì?
      Sáng tạo nghệ thuật cho thấy ắt hẳn cuộc sống phải có một ý nghĩa gì đó cao đẹp để con người vươn tới.
      Vậy nếu những nghịch lý dạy cho con người điều gì bổ ích để từ đó rút ra cái gì nên làm và cái không nên làm thì có lẽ nên tìm hiểu các nghịch lý một cách nghiêm túc để tìm cách làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, bớt đau khổ hơn!

      Thích

      • Chú suy nghĩ thật sâu sắc !
        Có lẽ, trong cuộc sống này, số người bận tâm tới cái ý nghĩa đích thực của cuộc sống là một đại lượng vô cùng bé !!!
        Hong biết có phải bản tính của con người là thích tạo ra những nghịch lý, đê tồn tại. Trên mỗi bao thuốc lá đều ghi “hút thuốc có hại cho sức khỏe”. Thế mà người ta vẫn hút đó thôi. Ai cũng biết uống rượu bia thì lái xe không an toàn, vậy mà người ta vẫn thích đi ăn nhậu bằng xe máy, xe ô tô đó thôi… còn ở Vn, người ta lên án tham nhũng, nhưng chính họ lại đi đút lót tiền cho kẻ tham nhủng…
        Cháu cũng hong tin cuộc sống chỉ là kết quả của sự kết hợp tình cờ ngẫu nhiên của các nguyên tử vật chất.
        Con người được cát bụi sinh ra, đất mẹ tự nhiên nuôi lớn.. rồi cuối cùng cũng về với cát bụi… nhưng cháu tin là sau khi về với cát bụi.. chúng ta vẫn còn để lại một vật chất ở dạng nào đó trên trần gian !

        Cách đây thời gian, cháu có đọc bài thực ra toán học là gì… Nó làm cho mình phải suy ngẫm lại nhiều thứ.
        Mấy ngày nay, cháu có đọc một quyển sách của thầy Phạm Văn Thiều dịch, trong đó có đoạn viết:
        “Toán học có tồn tại hoàn toàn độc lập với trí óc của con người hay không? Nói một cách khác, chúng ta đơn giản là khám phá ra các chân lý toán học, như các nhà thiên văn khám phá các thiên hà chưa biết hay toán học không gì khác, chỉ là phát minh của con người? Nếu toán học chỉ thực sự tồn tại trong một thế giới trừu tượng thần thoại, thì quan hệ giữa thế giới bí ẩn này với thực tại vật lý là như thế nào? Làm sao bộ não con người với những hạn chế đã biết của nó lại có thể thâm nhập vào cái thế giới bất biến, nằm ngoài không gian và thời gian đó? Mặt khác nếu toán học chỉ là do con người tạo ra và chỉ tồn tại trong trí não của chúng ta, thì làm sao ta có thể giải thích được thực tế là sự sáng tạo ra quá nhiều các chân lý toán học này lại có thể dự báo trước một cách thần kỳ các câu hỏi về vũ trụ và cuộc sống con người mà thậm chí hàng thế kỷ sau mới đặt ra? ….”

        Ôi.. trong toán học mà còn có nghịch lý…. thì huống gì trong cuộc sống này !!!

        Thích

  1. 18/04/2011
    Đúng, rất đúng, số người quan tâm tới ý nghĩa thực chất của cuộc sống là một đại lượng vô cùng bé. Theo đúng định nghĩa vô cùng bé thì đó là một đại lượng nhỏ tuỳ ý, dần tới 0. Thực tế cho thấy đúng như thế. Dân số thì tăng lên, nhưng số người quan tâm tới ý nghĩa thật của cuộc sống không tăng, thậm chí giảm đi, vì thế tỷ lệ số người quan tâm tới YNCS/tổng số nhân loại rõ ràng là ngày càng nhỏ, và có lẽ sẽ nhỏ tuỳ ý. Lúc nào đại lượng đó tiến tới 0 thì có lẽ đó là ngày “tận thế”?

    Tôi thành thực ngưỡng mộ bạn vì ý kiến “Con người được cát bụi sinh ra, đất mẹ tự nhiên nuôi lớn.. rồi cuối cùng cũng về với cát bụi… nhưng cháu tin là sau khi về với cát bụi.. chúng ta vẫn còn để lại một vật chất ở dạng nào đó trên trần gian !”. Vậy là bạn đã nêu lên một giả thuyết như một Tiên đề mới nằm ngoài Tập hợp Sự sống rồi đó. Như một hệ quả của Định lý Godel, có thể nói: Muốn hiểu Sự Sống, phải đi ra ngoài Tập hợp Sự sống. Nhưng loài người không đi ra ngoài Sự sống được, vì thế họ không bao giờ hiểu nổi ý nghĩa đích thực của Sự sống là gì. Suốt ngày họ chỉ loanh quanh như lũ kiến chạy chọt tha mồi. Kể cả các nhà khoa học cũng vậy. Cái kém nhất của giới khoa học là ở chỗ họ rất tự phụ cho rằng khoa học là nhất, là đỉnh cao của Trí Tuệ nhân loại, nhưng cái Trí Tuệ tự phụ ấy lại không biết tự nghi ngờ chính bản thân mình. Tôi cho rằng không biết nghi ngờ bản thân mình là chỗ kém nhất của con người.
    Các nhà khoa học còn thế huống chi những con kiến nuôi béo tham nhũng bằng việc đút lót cho tham nhũng. Chính vì Định lý Godel vạch trần chỗ yếu của Toán học nên giới toán học không mây ưa thích gì Định lý này. Mặc dù nó ra đời từ năm 1931 mà thế hệ tôi, những người chuyên ngành toán của Đại học tổng hợp Hànội từ những năm đầu của thập kỳ 1960 không hề được nghe giới thiệu về định lý này. Các giáo sư giỏi nhất cũng không hể mở miệng về định lý này. Đơn giản vì ngay trên thế giới lúc đó, định lý này cũng bị ngấm ngầm chống đối. Rất lạ một điều là tôi đã từng đọc những bài báo về Godel trong những năm 1980 nhưng trong khi ca ngợi tài năng của Godel, họ không đả động đến Định Lý bất toàn của ông. Đó là biểu lộ rõ rệt của ý thức chống đối ngầm đối với định lý này. Mãi cho đến cuối thế kỷ 20 sách báo thế giới mới bắt đầu rầm rộ nói tới định lý này như một sự tái khám phá. Vì thế nếu bạn Hiếu chưa từng được nghe nói tới định lý này thì bạn không có gì phải ngạc nhiên. Bản thân tôi từ khi sang Úc mới được biết định lý này. Vậy mà rất nhiều sinh viên VN du học Úc tốt nghiệp đại học Úc ngành công nghệ thông tin cũng không hề biết. Khi tôi giới thiệu với họ, họ ngạc nhiên lắm, và họ cũng thốt lên rằng đó là một định lý vĩ đại mà họ mới được biết. Tôi không xấu hổ để nói với bạn Hiếu rằng chính tôi cũng là người đầu tiên gieo thuật ngữ bằng tiếng Việt “Định lý bất toàn” trên báo chí VN để hiện nay rất nhiều người sử dụng. Nguyên văn từ này là “Theorem of Incompleteness”, Từ Điển Toán Học Anh-Việt của VN dịch là “Định lý về sự không đầy đủ”, nhưng trên báo chí không mấy ai dùng, có lẽ vì nó dài dòng quá, và không lột tả hết ý nghĩa bản chất của Định lý đó.
    Tôi chân thành chúc mừng bạn Hiếu vì cái trực giác (intuition) rất nhậy bén ở bạn đã giúp bạn nhanh chóng có một cái nhìn tổng quan (general view) rộng và sâu hơn rất nhiều người làm khoa học và giáo dục khác mà tôi từng tiếp xúc. Đa số họ chỉ chúi mũi vào những cái lặt vặt cụ thể rất tầm thường, thay vì có cái nhìn tổng quan để rút ra bản chất của vấn đề.
    Tôi thuộc loại yêu cái tổng quan, vì chỉ khi nhìn nhận dưới con mắt tổng quan thì người ta mới cảm nhận được Cái Đẹp của đối tượng. Và chỉ khi cảm nhận được Cái Đẹp thì cuộc sống mới có ý nghĩa.
    Once again, I would like to say Thank you very much! (PVHg).

    Thích

  2. “Con người được cát bụi sinh ra, đất mẹ tự nhiên nuôi lớn.. rồi cuối cùng cũng về với cát bụi… nhưng cháu tin là sau khi về với cát bụi.. chúng ta vẫn còn để lại một vật chất ở dạng nào đó trên trần gian”

    bạn hiều ơi dạng vật chất bạn nói đến có giống với

    Thuyết về kết cấu “phách”

    Lại có một số nhà vật lý và sinh học đưa ra cách giải thích vấn đề trên bằng “kết cấu phách”. “Phách” ở đây tất nhiên không phải là “phách” trong âm nhạc, mà là một khái niệm chỉ “phần bất biến” của con người, còn được hiểu là “phần năng lượng tách ra dưới dạng sóng”. Khi người chết, “phách” liền tan vào vũ trụ. Vì thế, “phách” có thể hiểu là một loại “trường sóng hạt cơ bản nhẹ”, hoặc là “tập hợp những năng lượng thông tin cá thể”.

    Thích

    • Xin quý vị thứ lỗi cho sự đường đột của tôi để lạm bàn về chữ ” Phách ” ở đây .
      Phải chăng chữ phách cùng gần nghĩa với chữ PHÁCH trong ” Hồn Phi , Phách Tán ” trong các truyện cổ Trung Hoa , hoặc đồng nghĩa với chữ VÍA trong ” hồn vía bay lên Trời ” ?
      Cấu tạo nên con người phải chăng là một tổng hợp gồm 2 tập hợp chính là ” vật thể ” và ” phi vật thể ” hay ” danh ” và sắc ” trong kinh Phật ? Hay rốt ráo chỉ là những hạt và sóng năng lượng , khi ” duyên ” đủ để làm chất xúc tác kết hợp ra 1 chúng sanh , Khi hết duyên nghiệp thì chúng sanh sẽ bị phân hủy và tõa rộng ra lại thành hạt và sóng năng lượng , đến 1 cơ duyên nào đó những sóng hạt năng lượng này lại được kết tụ lại thành 1 chúng sanh khác , cứ thế như 1 chu trình tái sanh , luân hồi trong Phật Giáo , Như sự trương nỡ và co rút của vũ trụ , hoặc sự luân chuyển liên hoàn của những hơi thở ? Khi ta luân hồi , cái gì là sẽ tái sinh lại ? Linh hồn thì không đúng vì ” linh hồn ” là 1 khái niệm thuộc cái gì riêng TA , là bất diệt , bất biến . Trong Phật giáo không có linh hồn , hay bản ngã , cho nên khi nói Đức Phật nhập niết bàn thì phải chăng tập hợp những hạt và sóng năng lượng đã một lần cấu tạo nên ngài Cồ Đàm đã bay thoát ra khỏi thế giới hữu hình của chúng ta ?

      Thích

Bình luận về bài viết này